Thạc Sĩ Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    MỤC LỤC ii
    BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu. 1
    2. Mục đích nghiên cứu. 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 3
    4. Giả thuyết khoa học. 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3
    6. Phương pháp nghiên cứu. 3
    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 4
    8. Đóng góp mới của luận án. 5
    9. Các luận điểm cần bảo vệ. 5
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC 6
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề. 6
    1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước. 9
    1.2. Các khái niệm công cụ. 11
    1.2.1. Kỹ năng. 11
    1.2.2. Kỹ năng sống. 13
    1.2.3. Kỹ năng ra quyết định. 16
    1.2.4. Giáo dục kỹ năng ra quyết định. 24
    1.3. Quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 25
    1.3.1. Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 25
    1.3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 28
    1.3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 29
    1.3.4. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 32
    1.3.5. Phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 33
    1.3.6. Các con đường giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học. 37
    1.3.7. Quy trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 39
    1.3.8. Đánh giá trình độ kỹ năng ra quyết định của sinh viên. 39
    1.3.9. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 40
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 43
    1.4.1. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan. 44
    1.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan. 45
    Kết luận chương 1. 46
    Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 48
    2.1. Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp khảo sát. 48
    2.1.1. Mục tiêu khảo sát 48
    2.1.2. Nội dung khảo sát 48
    2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát 48
    2.1.4. Phương pháp khảo sát 48
    2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức kỹ năng ra quyết định và giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 50
    2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 50
    2.2.2. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa của kỹ năng ra quyết định đối với cuộc sống cá nhân. 54
    2.2.3. Quan niệm của CBQL, giảng viên và sinh viên về kỹ năng ra quyết định. 55
    2.3. Thực trạng kỹ năng ra quyết định của sinh viên. 56
    2.3.1. Thực trạng về những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định. 57
    2.3.2. Thái độ của sinh viên khi ra quyết định để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống 61
    2.3.3. Thực trạng về cách ra quyết định của sinh viên. 66
    2.3.4. Các bước ra quyết định của sinh viên. 71
    2.3.5. Nhu cầu được giáo dục kỹ năng ra quyết định của sinh viên. 77
    2.4. Thực trạng giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên ở trường đại học. 79
    2.4.1. Đánh giá của CBQL, giảng viên và sinh viên về mức độ giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 80
    2.4.2. Các hình thức giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 81
    2.4.3. Kết quả giáo dục kỹ năng ra quyết định cho SV 82
    2.4.4. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 83
    2.4.5. Đánh giá mức độ hài lòng đối với quá trình giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên 84
    2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng ra quyết định của sinh viên. 85
    2.5.1. Ảnh hưởng của yếu tố khách quan. 86
    2.5.2. Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan. 87
    2.6. Thực trạng những khó khăn khi giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 88
    2.6.1. Ý kiến của CBQL và giảng viên. 88
    2.6.2. Ý kiến của sinh viên. 89
    Kết luận chương 2. 90
    Chương 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CHO SINH VIÊN 91
    3.1. Các nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 91
    3.1.1. Đảm bảo tiếp cận đồng bộ các con đường giáo dục. 91
    3.1.2. Bảo đảm phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và đặc điểm của sinh viên. 91
    3.1.3. Đảm bảo nguyên tắc giáo dục qua trải nghiệm, vận dụng kỹ năng ra quyết định trong các tình huống của cuộc sống. 91
    3.1.4. Đảm bảo nguyên tắc hoạt động và cùng tham gia của sinh viên. 92
    3.2. Biện pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên. 92
    3.2.1. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua các hoạt động GDNGLL 92
    3.2.2. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua học học phần bắt buộc/ tự chọn, chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống hoặc kỹ năng mềm 103
    3.2.3. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học. 105
    3.2.4. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua tham vấn. 108
    3.3. Các điều kiện đảm bảo giáo dục kỹ năng ra quyết định đạt hiệu quả. 112
    3.3.1. Công tác chỉ đạo. 112
    3.3.2. Giảng viên. 112
    3.3.3. Sinh viên. 112
    3.3.4. Thời gian. 113
    3.3.5. Cơ sở vật chất, tài chính. 113
    3.4. Thực nghiệm sư phạm . 113
    3.4.1. Khái quát chung về quá trình thực nghiệm 113
    3.4.2. Tiêu chí và thang đánh giá. 116
    3.5. Kết quả thực nghiệm tác động. 117
    3.5.1. Kết quả thực nghiệm tác động lần 1. 117
    3.5.2. Kết quả thực nghiệm tác động lần thứ hai 131
    3.5.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm 142
    3.6. Nghiên cứu trường hợp điển hình. 143
    3.6.1. Trường hợp thứ nhất 143
    3.6.2. Trường hợp thứ hai 144
    3.6.3. Trường hợp thứ ba. 146
    Kết luận chương 3. 147
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 148
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 1PL


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
    1.1. Xã hội hiện đại đang diễn ra nhiều thay đổi nhanh chóng, trong đó chứa đựng cả những cơ hội và thách thức đối với cuộc sống con người. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa một mặt giúp không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, nhưng mặt khác cũng gây ra sự suy kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nguy cơ chiến tranh và khủng bố, thất nghiệp và các tệ nạn xã hội Do đó, sứ mạng của giáo dục hiện nay là không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những hiểu biết đúng đắn mà còn hình thành ở họ thái độ và kỹ năng hành động tích cực để giúp cho xã hội phát triển bền vững. “Giáo dục thế kỷ XXI là dạy con người chung sống với nhau và bảo vệ môi trường, tạo dựng một nền văn minh mới - văn minh hòa bình, văn hóa khoan dung” [36;18]. Cải cách giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam đều đang chuyển hướng từ trang bị tri thức sang trang bị năng lực cho người học.
    Trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ mới, giáo dục ở nước ta cũng đã có nhiều thay đổi để nhằm đào tạo ra các thế hệ thanh niên, SV vừa có đạo đức, sức khoẻ, vừa có tri thức, tư duy năng động và hành động sáng tạo. Triết lý của giáo dục thế kỷ XXI hướng con người vào “Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình, học để chung sống với mọi người” [21;3]. Thực chất đây chính là cách tiếp cận KNS trong giáo dục.
    Kỹ năng RQĐ được coi là một kỹ năng cốt lõi của KNS. Mỗi ngày con người phải đưa ra rất nhiều quyết định trong xử lý các tình huống có liên quan đến công việc, đến quan hệ liên nhân cách, hay để giải tỏa căng thẳng ., hoặc những quyết định quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai của cả cuộc đời. Kỹ năng RQĐ giúp mỗi người lựa chọn được phương án tối ưu nhất trong các tình huống cần giải quyết để luôn luôn tự tin, tự chủ và thành công trong cuộc sống. Nếu một người thiếu hoặc không có kỹ năng RQĐ sẽ dễ có những thái độ và hành động sai lầm, gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân, gia đình và xã hội.
    Có thể nói, kỹ năng RQĐ là kỹ năng “xương sống” trong hệ thống KNS. Giáo dục kỹ năng RQĐ cho con người nói chung, cho SV các trường ĐH nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục KNS, giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ.
    1.2. Thực tiễn cho thấy hiện nay có rất nhiều hiện tượng tiêu cực, đáng tiếc xảy ra do SV thiếu KNS, thiếu những quyết định đúng đắn khi đứng trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Là lứa tuổi đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần, luôn có khát vọng vươn lên, thích khám phá những điều mới lạ, muốn khẳng định mình, nhưng các em SV lại còn thiếu kinh nghiệm sống nên dễ gặp phải rủi ro, dễ bị cám dỗ bởi những lối sống thiếu lành mạnh . Có những SV gặp khó khăn về kinh tế, thiếu những giá trị sống đúng đắn làm nền tảng, thiếu KNS để ứng phó với những cạm bẫy đã sa vào các tệ nạn xã hội, làm ăn phi pháp, nghiện hút, trộm cắp, trở thành gái mại dâm ., bị buộc thôi học, không tốt nghiệp được. Đã có những SV tìm đến cái chết khi bế tắc, thất tình, thậm chí còn gây ra án mạng Qua điều tra thăm dò cho thấy SV có nhu cầu được trang bị KNS rất cao, trong đó một số kỹ năng mà SV đặc biệt quan tâm nhiều là: Kỹ năng RQĐ, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng đương đầu với Stress, kỹ năng tìm kiếm việc làm, kỹ năng phòng tránh các tệ nạn xã hội.
    Mặc dù trong thực tế đã xuất hiện các lớp đào tạo KNS, KNM cho SV, có thể được tổ chức trong chương trình tự chọn của trường ĐH, có thể dưới dạng dịch vụ của công ty đào tạo kỹ năng, nhưng còn thiếu những nghiên cứu hệ thống về giáo dục KNS, KNM nói chung và giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV nói riêng.
    Chính từ những lý do trên chúng tôi chọn vấn đề: “Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, giúp họ biết giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống một cách phù hợp, phòng tránh được những rủi ro trong xã hội hiện đại, góp phần thành công trong cuộc sống.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể
    Quá trình giáo dục KNS cho sinh viên.
    3.2. Đối tượng
    Mối quan hệ giữa phương thức giáo dục và kết quả rèn luyện kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
    4. Giả thuyết khoa học
    SV hiện nay khi RQĐ, giải quyết vấn đề còn theo cảm tính, nên có thể dễ gặp phải rủi ro, thất bại trong cuộc sống. Nếu giáo dục kỹ năng RQĐ một cách hệ thống, trong đó đảm bảo trang bị các bước cơ bản của kỹ năng RQĐ và tổ chức cho các em vận dụng kỹ năng này trong giải quyết các vấn đề cơ bản trong học tập và cuộc sống của SV bằng các biện pháp giáo dục đa dạng thì sẽ nâng cao năng lực RQĐ phù hợp, hiệu quả cho SV.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV.
    5.2. Điều tra, đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV ở một số trường ĐH.
    5.3. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Thiết kế nội dung và tổ chức thực nghiệm giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua hoạt động GDNGLL cho SV.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
    Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, mô hình hoá những quan niệm, những yếu tố tạo thành cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV.
    6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    6.2.1. Phương pháp điều tra (bằng ankét)
    Sử dụng các mẫu phiếu an két để thu thập thông tin về thực trạng kỹ năng RQĐ và giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV.
    6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
    Sử dụng phương pháp phỏng vấn một số SV, GV và CBQL để tìm hiểu thực trạng kỹ năng RQĐ của SV, thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV và nguyên nhân của thực trạng.
    6.2.3. Phương pháp quan sát
    Quan sát các hoạt động của SV để tìm hiểu sự thay đổi về thái độ, hành vi của họ trong quá trình hình thành kỹ năng RQĐ nhằm kiểm chứng và bổ sung các thông tin thu được từ quá trình điều tra, phỏng vấn và quá trình TN.
    6.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
    Nghiên cứu một số trường hợp điển hình để thấy rõ sự thay đổi tích cực trong việc lựa chọn, ra các quyết định phù hợp để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống sau khi tham gia TN
    6.2.5. Phương pháp thực nghiệm
    Sử dụng phương pháp này để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, góp phần kiểm định giả thuyết khoa học.
    6.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
    Xem xét quá trình RQĐ của các nhóm SV trong các tình huống TN để đánh giá kỹ năng RQĐ của SV và thông qua nhật ký ghi chép sự ứng dụng kỹ năng RQĐ trong các tình huống SV gặp trong cuộc sống (Hoạt động tiếp nối sau TN).
    6.3. Các phương pháp bổ trợ
    6.3.1. Phương pháp xử lí các số liệu thu được bằng toán thống kê và phần mềm SPSS
    Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được trong điều tra thực trạng và TN nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
    6.3.2. Phương pháp chuyên gia
    Dùng phương pháp này để tham khảo ý kiến của một số nhà khoa học trong xây dựng đề cương, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng bộ phiếu khảo sát và đánh giá kỹ năng RQĐ.
    7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    - Khảo sát thực trạng kỹ năng RQĐ của SV 6 trường: Trường ĐH Huế, trường ĐH Vinh, trường ĐH Hồng Đức, trường ĐH Xây dựng, trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Sư phạm Hà Nội và triển khai TN tại trường ĐH Hồng Đức.
    - Hình thức tổ chức TN giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV là sinh hoạt CLB.
    - Số lượng nghiên cứu: 679 sinh viên, 120 cán bộ GV.
    - Thời gian điều tra: Tháng 03 năm 2010.
    - Thời gian thực nghiệm: Tháng 08 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011.
    8. Đóng góp mới của luận án
    8.1. Về lý luận
    Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV trong bối cảnh đào tạo ĐH ở Việt Nam.
    8.2. Về thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu góp phần phản ánh thực trạng kỹ năng RQĐ và giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ gắn với việc giải quyết những vấn đề thường gặp trong cuộc sống của SV nhằm giúp họ có những quyết định phù hợp, tránh được những rủi ro và góp phần nâng cao năng lực thích ứng trong cuộc sống xã hội hiện đại.
    9. Các luận điểm cần bảo vệ
    - Kỹ năng RQĐ là một trong các kỹ năng cốt lõi của KNS và gắn liền với kỹ năng giải quyết vấn đề. Nếu cá nhân có kỹ năng RQĐ đúng đắn sẽ có thể giải quyết được các vấn đề hiệu quả.
    - Có thể hình thành, rèn luyện và phát triển kỹ năng RQĐ cho SV cần rèn luyện và củng cố trong cuộc sống hàng ngày, bằng cách trang bị các bước cơ bản của kỹ năng RQĐ, sau đó tổ chức cho SV vận dụng nó vào các tình huống xác định mục tiêu, quản lý thời gian, giải quyết mâu thuẫn, ứng phó với những tệ nạn xã hội .
    - Giáo dục, rèn luyện kỹ năng RQĐ vừa đòi hỏi, vừa thúc đẩy các KNS có liên quan như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, xác định giá trị, xác định mục tiêu . phát triển theo. Vì vậy, giáo dục kỹ năng RQĐ cần gắn liền với giáo dục những KNS khác như là một chỉnh thể.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt:
    1. Hoàng Anh (2007), Hoạt động giao tiếp nhân cách. Nxb ĐH Sư phạm Hà Nội
    2. F.F. AuNaPu (1983), Phương pháp khoa học để ra quyết định trong quản lý sản xuất, Nxb Lao động, Hà Nội.
    3. Phụng Ái (2007), Những điều cấm kỵ trong xử thế, Nxb Thanh niên, 2007.
    4. Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoà (2008), Giáo dục và đào tạo chìa khoá của sự phát triển, Nxb Tài chính, Hà Nội.
    5. Baron J.B. Sternberg R.J (2000), Dạy kỹ năng tư duy. Lý luận và thực tiễn, Dự án Việt - Bỉ.
    6. Nguyễn Thanh Bình (2006), Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, Hà Nội.
    7. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm.
    8. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, Nxb Đại học Sư phạm.
    9. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Nxb đại học sư phạm.
    10. Nguyễn Thanh Bình (2005), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Khoa học giáo dục, số 3, tháng 12.
    11. Nguyễn Thanh Bình (2008), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Khoa học giáo dục, số 32, tháng 5.
    12. Nguyễn Thanh Bình (2013). Cần phải giáo dục giá trị và KNS cho sinh viên sư phạm. Journal of Science of Hnue Interdisciplinary Science, Vol. 58, No. 1, pp. 1-8.
    13. Nguyễn Thanh Bình (2005), Báo cáo tổng kết đề tài: Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông, Mã số B 2005-75-126.
    14. Vũ Đình Bình (Biên tập) (2000), 100 truyện cực ngắn thế giới, Nxb Hội Nhà văn.
    15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học, tài liệu dành cho GV lớp 3, Nxb Giáo dục Việt Nam.
    16. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học, tài liệu dành cho GV lớp 4, Nxb Giáo dục Việt Nam.
    17. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục KNS trong các môn học ở Tiểu học, tài liệu dành cho GV lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam.
    18. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Giáo dục kỹ năng sống bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS trong trường học, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội.
    19. Bộ Giáo dục và Đào tạo hợp tác với UNICEF (2003), Chương trình thực nghiệm giáo dục sống khoẻ mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCS.
    20. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở, Nxb GD Việt Nam.
    21. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông, Nxb GD Việt Nam.
    22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lý, Nxb ĐH Sư phạm.
    23. Chu Shiu –Kee- Understanding Life skills (2003), Báo cáo tại hội thảo: Chất lượng giáo dục và giáo dục kỹ năng sống. Hà Nội 23-25/10.
    24. Nguyễn Thành Công (2009), Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân ở trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 220, kỳ 2, tháng 8.
    25. Côvaliôv A.G (1971), Tâm lý học cá nhân, Nxb Giáo dục.
    26. Lê Văn Cuộc (2007), Giáo dục lối sống cho học sinh một số biện pháp giáo dục phòng, chống ma tuý trong nhà trường, Khoa học giáo dục số 18, tháng 3.
    27. Nguyễn Huy Dung (2007), Lý tưởng và lẽ sống, Nxb Thanh niên
    28. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
    29. Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (2009), Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ, giáo viên, Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, PEDC- TDCSE.
     
Đang tải...