Luận Văn Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan . i
    Mục lục . ii
    Danh mục các chữ cái viết tắt x
    Danh mục các bảng . xi
    Danh mục các biểu đồ xiii
    Danh mục các sơ đồ . xiii


    MỞ ĐẦU. . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 3
    8. Các luận điểm bảo vệ . 4
    9. Cái mới của luận án . 4


    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 5
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5
    1.1.1. Trên thế giới . 5
    1.1.2. Ở Việt Nam 9
    1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài . 12
    1.2.1. Kỹ năng . 12
    1.2.2. Kỹ năng giao tiếp . 13
    1.2.3. Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học . 18
    1.3. Vai trò của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học 18
    1.3.1. Giáo dục KNGT với việc hình thành và phát triển nhân cách . 19
    1.3.2. Giáo dục KNGT tạo nên hệ giá trị sống tích cực của học sinh . 20
    1.3.3. Giáo dục KNGT cho học sinh, giúp học sinh tạo lập các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống 21
    1.4. Những vấn đề cơ bản về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi . 23
    1.4.1. Đặc điểm nông thôn miền núi . 23
    1.4.2. Mục đích, nội dung GD kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn 27
    1.4.3. Con đường giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi 33
    1.4.4. Phương pháp giáo dục KNGT cho HS tiểu học nông thôn miền núi . 39
    1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục KNGT cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi 43
    1.4.6. Đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp và các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học


    Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN MIỀN NÚI PHÍA BẮC 48
    2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng . 48
    2.1.1. Khái quát hoàn cảnh KT-XH của vùng nông thôn miền núi phía Bắc 48
    2.1.2. Khái quát học sinh tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc . 50
    2.2. Tổ chức điều tra khảo sát 52
    2.2.1. Mục tiêu khảo sát 52
    2.2.2. Nội dung điều tra khảo sát 52
    2.2.3. Địa bàn điều tra khảo sát . 52
    2.2.4. Phương pháp điều tra khảo sát và xử lý kết quả . 52
    2.3. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 52
    2.3.1. Thực trạng nhận thức của CB, GV về khái niệm giao tiếp và khái niệm kỹ năng giao tiếp 52
    2.3.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc . 56
    2.3.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 69
    2.3.4. Đánh giá chung về thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc hiện nay 77



    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN MIỀN NÚI PHÍA BẮC 80
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc 80
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 80
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn . 81
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 81
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 82
    3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 82
    3.2. Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học vùng nông thôn miền núi phía Bắc 83
    3.2.1. Thiết kế và tổ chức bài học có tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc thông qua dạy học các môn học có ưu thế 83
    3.2.2. Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc theo các chuẩn hành vi ứng xử của học sinh 88
    3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học . 90
    3.2.4. Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp 92
    3.2.5. Thường xuyên phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh . 95
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 99
    3.4. Thực nghiệm 101
    3.4.1. Mục đích thực nghiệm 101
    3.4.2. Nội dung thực nghiệm . 102
    3.4.3. Đối tượng thực nghiệm 102
    3.4.4. Cách thức thực nghiệm 102
    3.4.5. Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá . 103
    3.4.6. Xử lý kết quả thực nghiệm 105
    3.4.7. Phân tích kết quả thực nghiệm 107
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 136
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 139
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người. Vì vậy hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển con người, coi giáo dục - đào tạo là " quốc sách hàng đầu". Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục - đào tạo, coi “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” và “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân”. Đồng thời xác định rõ mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới của đất nước: "chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tin dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là thế hệ trẻ ." [28]. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, chính phủ đã xác định "đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành . đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, ." [96]. Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người đòi hỏi nhà trường nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng phải quan tâm trang bị tri thức, kỹ năng, thái độ cho người học, đảm bảo tính cân đối giữa dạy chữ và dạy người, đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh biến tri thức thành hành động, thái độ thành hành vi, kỹ năng để sống an toàn, khỏe mạnh, thành công và hiệu quả. Trong kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện .vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên.
    1.2. Giáo dục Tiểu học có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách gốc cho học sinh, đặt cơ sở nền tảng để học sinh phát triển bền vững. Mục tiêu giáo dục tiểu học hướng vào việc trang bị kiến thức kỹ năng cơ bản ban đầu làm cơ sở để học sinh tiếp tục học ở các lớp cao hơn. Nội dung giáo dục tiểu học tập trung vào các môn học văn hóa, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh vv , trong những nội dung đó thì giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí, vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. Bởi mọi hoạt động dạy học, giáo dục, sinh hoạt trong nhà trường đều phải được thực hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp ở trường tiểu học được tiến hành trong mối quan hệ thầy - trò, trò - trò và mối quan hệ thầy, trò với những người xung quanh. Để giao tiếp thành công, hiệu quả đòi hỏi thầy giáo và học sinh phải có kỹ năng giao tiếp. 1.3. Học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc do hạn chế về điều kiện địa lý, kinh tế vùng miền, môi trường giao tiếp hẹp; do đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc có nhiều nét khác biệt về: nhận thức, xúc cảm, tình cảm, tính chủ động trong quá trình giao tiếp chưa cao nên giao tiếp của HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc còn một số hạn chế như: còn nhút nhát, tự ti và lúng túng khi đứng trước đám đông, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức về cuộc sống của học sinh còn nghèo nàn. Trong khi đó, việc giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học còn gặp rất nhiều khó khăn, kết quả giáo dục còn hạn chế, những chính sách về đầu tư, phát triển, xây dựng môi trường giáo dục chưa thực sự tốt. Chính bởi vậy, các nhà trường, các gia đình và xã hội cần có cách nhìn nhận và thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng giao tiếp nói riêng cho HS. Bên cạnh đó, cần có những nghiên cứu cụ thể để đề xuất những biện pháp GD mang tính đặc thù cho GD nói chung, giáo dục kỹ năng sống và kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc nói riêng. Đây là yêu cầu cần thiết và khách quan trong sự phát triển. Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học, luận án đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho HS tiểu học hiện nay.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    - Khách thể nghiên cứu: Quá trình giáo dục KNGT cho HS Tiểu học.
    - Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...