Tiến Sĩ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
    NĂM - 2013


    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời cam đoan I
    Lời cảm ơn ii
    Danh mục các chữ cái viết tắt iii
    Mục lục iv
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các sơ đồ, biểu đồ vi

    MỞ ĐẦU .1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu .3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .3
    4. Giả thuyết khoa học .3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu .4
    7. Phương pháp nghiên cứu .4
    8. Những luận điểm bảo vệ 5
    9. Những điểm mới của đề tài 5
    10. Cấu trúc của luận án .6


    Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC 7
    1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
    1.1.1. Nghiên cứu về kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống 7
    1.1.2. Nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống qua dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội,
    Khoa học ở tiểu học . 12
    1.2. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống .16
    1.2.1. Kĩ năng sống 16
    1.2.2. Giáo dục kĩ năng sống . 22
    1.3. Dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học với việc giáo dục kĩ năng sống
    cho học sinh dân tộc thiểu số 31
    1.3.1. Khái quát mục tiêu, nội dung các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học 31
    1.3.2. Khái quát phương pháp dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học . 33
    1.3.3. Khả năng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số qua dạy học các
    môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học . 37
    1.4. Đặc điểm về môi trường sống, tâm lí và học tập của học sinh tiểu học người dân
    tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc .39
    1.4.1. Đặc điểm tự nhiên 39
    1.4.2. Đặc điểm văn hoá - xã hội . 39
    1.4.3. Đặc điểm giao tiếp và tâm lí 40
    1.4.4. Điều kiện và chất lượng học tập . 42
    1.5. Thực trạng kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người
    dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc 45
    1.5.1. Tổ chức điều tra thực trạng 45
    1.5.2. Kết quả khảo sát thực trạng 51
    1.6. Kết luận chương 1 .60


    Chương 2. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC QUA DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC . 62
    2.1. Khai thác nội dung và lựa chọn các bài học phù hợp để giáo dục kĩ năng sống
    cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số .63
    2.1.1. Khai thác nội dung giáo dục kĩ năng sống . 63
    2.1.2. Lựa chọn các bài học phù hợp trong môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học để giáo
    dục kĩ năng sống 68
    2.2. Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực để giáo dục kĩ
    năng sống .84
    2.2.1. Nghiên cứu tình huống (thông qua múa rối) . 86
    2.2.2. Quan sát kết hợp thảo luận nhóm ở trên lớp . 96
    2.2.3. Đóng vai trong tiến trình bài học 103
    2.2.4. Tổ chức trò chơi học tập (thi nói theo chủ đề bài học) . 108
    2.2.5. Rèn luyện sau giờ học 112
    2.3. Kết luận chương 2 . 116

    Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 118
    3.1. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp GDKNS bằng phương pháp
    chuyên gia . 118
    3.1.1. Mục đích khảo nghiệm 118
    3.1.2. Thành phần chuyên gia 118
    3.1.3. Các phương pháp và kĩ thuật tiến hành . 118
    3.1.4. Kết quả khảo nghiệm . 121
    3.2. Thực nghiệm sư phạm 123
    3.2.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm . 123
    3.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm . 134
    3.3. Kết luận chương 3 .157


    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .159
    1. Kết luận .159
    2. Khuyến nghị 160
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
    ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .163
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 164
    PHỤ LỤC 170
    PHỤ LỤC 1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 171
    PHỤ LỤC 2 CÁC MẪU BIÊN BẢN QUAN SÁT VÀ PHỎNG VẤN HỌC SINH .176
    PHỤ LỤC 3 MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN VÀ CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC
    ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ KHẢO NGHIỆM 180
    PHỤ LỤC 4 PHIẾU ĐO ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA SAU THỰC NGHIỆM .197
    PHỤ LỤC 5 CÁC KẾ HOẠCH BÀI HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ THỰC NGHIỆM216
    PHỤ LỤC 6 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC NGHIỆM 265


    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài

    1.1. Thế kỉ XXI là thế kỉ của sự phát triển kinh tế xã hội, của khoa học kĩ thuật ở trình độ cao. Con người trong xã hội hiện đại không chỉ cần có tri thức, sức khoẻ, kĩ năng nghề nghiệp, mà cần phải có những giá trị đạo đức, thẩm mĩ, nhân văn đúng đắn và những KNS nhất định. Do đó, giáo dục trở thành nhân tố được quan tâm hàng đầu. Nó có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội đương đại và được xem là yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
    Bên cạnh đó, xã hội đương đại cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động trực tiếp tới đạo đức, phẩm chất, nhân cách, lối sống của con người, trong đó có giới trẻ. Bạo lực gia tăng, tình trạng mang thai, phạm pháp, nghiện hút, tự tử, nhiễm HIV, ngày càng có xu hướng lan rộng ở thanh thiếu niên. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng này là do lớp trẻ thiếu các KNS. Do đó, GDKNS trong
    xã hội hiện đại có vai trò quan trọng, GDKNS sẽ tác động tới hành vi của con người và góp phần tạo ra lối sống lành mạnh. Chính vì vậy, giáo dục trong xã hội đương đại vừa phải hướng vào việc trang bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, vừa phải GDKNS cho các thành viên trong xã hội để họ có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội và có được cuộc sống lành mạnh.
    1.2. Lứa tuổi HSTH là lứa tuổi tạo nền tảng cho cuộc đời con người, cho sự hình thành và phát triển về trí tuệ, nhân cách, hành vi của mỗi con người. Do đó, việc GDKNS cho các em có vai trò rất quan trọng. GDKNS sẽ giúp các em có được kiến thức và kĩ năng cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng; có khả năng ứng phó tích cực trước sức ép cuộc sống và sự lôi kéo của bạn bè cùng trang lứa; biết ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống. Nó giúp tăng cường khả năng xã hội của các em, giúp các em sống an toàn, khoẻ mạnh. GDKNS sẽ góp phần tạo ra sự phát triển hài hoà và cân bằng ở trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân cách của các em trong tương lai.

    1.3. Các DTTS ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam chủ yếu sinh sống ở những vùng núi cao, nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí còn rất thấp. HSTH ở vùng núi, ngoài việc đến trường thì các em còn phải phụ giúp gia đình để kiếm sống. Chính những yếu tố như: môi trường sinh sống, điều kiện kinh tế, phong tục tập quán đã và đang tạo ra những nguy cơ, thách thức đối với sự phát triển của các em. Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những nhóm KNS đặc thù, phù hợp để sống khoẻ mạnh có ý nghĩa to lớn. Bên cạnh đó, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, việc mở rộng, tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc, các khu vực cũng tác động không nhỏ đến học sinh DTTS miền núi. Do có những hạn chế về môi trường giao tiếp, nên khi học sinh tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài thường thiếu tự tin, dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực. Chính vì vậy, việc giáo dục KNS cho HSTH người DTTS là việc rất quan trọng và cần thiết.

    1.4. GDKNS trong nhà trường tiểu học không được tiến hành như một môn học hay một hoạt động giáo dục cụ thể mà được triển khai bằng phương thức tích hợp vào một số môn học có tiềm năng. Tuy nhiên, việc triển khai GDKNS trong các nhà trường tiểu học ở nước ta hiện đang mới ở giai đoạn bắt đầu. Các tài liệu hướng dẫn GDKNS cho HSTH hiện mới đưa ra những chỉ dẫn chung cho mọi đối tượng HSTH. Đến nay, chưa có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào chỉ ra những đặc điểm riêng, đặc thù trong việc GDKNS cho các đối tượng ở các vùng miền, khu vực khác nhau, trong đó có HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc.

    1.5. Kết quả khảo sát thực tiễn quá trình dạy học trong các trường tiểu học có học sinh DTTS tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc GDKNS cho học sinh, quá trình thực hiện GDKNS ở nhà trường tiểu học còn mang tính chất đối phó, chưa thường xuyên, liên tục. Đặc biệt quá trình này còn gặp rất nhiều khó khăn do những đặc điểm đặc thù về văn hóa, lối sống, nhất là các vấn đề về rào cản ngôn ngữ, hứng thú, động cơ học tập. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải tìm những biện pháp đặc thù để có thể GDKNS hiệu quả cho đối tượng này.

    1.6. Hiện nay, việc GDKNS trong nhà trường tiểu học được thực hiện qua hai con đường cơ bản: (1) tích hợp thông qua dạy học các môn học trong chương trình giáo dục cấp học; (2) thực hiện GDKNS qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kết quả điều tra thực tiễn bước đầu cho thấy, có rất nhiều GV lựa chọn GDKNS qua dạy học các môn học phù hợp, trong đó có các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học. Tuy nhiên, việc thực hiện GDKNS cho HSTH thông qua dạy học các môn học này ở các trường tiểu học miền núi phía Bắc vẫn chưa thực sự được quan tâm và tiến hành chưa hiệu quả.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam (qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học)”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất các biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực miền núi phía Bắc qua dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học nhằm tạo cơ hội và kích thích học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, nâng cao KNS, đồng thời cải thiện chất lượng giáo dục KNS trong dạy học các môn học này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...