Tiến Sĩ Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông khu vực T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng . viii
    Danh mục các biểu đồ x
    Danh mục các sơ đồ . x

    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
    3.1. Khách thể nghiên cứu 3
    3.2. Đối tượng nghiên cứu 3
    4. Giả thuyết khoa học 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    6. Giới hạn nghiên cứu . 4
    6.1. Về phạm vi 4
    6.2. Về địa bàn . 4
    6.3. Về thời gian . 5
    7. Các luận điểm bảo vệ . 5
    8. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5
    8.1. Quan điểm tiếp cận 5
    8.2. Phương pháp nghiên cứu . 6
    9. Những đóng góp của luận án 7
    9.1. Về lý luận 7
    9.2. Về thực tiễn . 7
    10. Kết cấu luận án . 8

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 9
    1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 9
    1.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển các tư tưởng hướng nghiệp . 9
    1.1.2. GDHN của một số nước trên thế giới 11
    1.1.3. GDHN trong các trường phổ thông Việt Nam . 13
    1.1.4. Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam về GDGN trong
    dạy học các môn học ở trường phổ thông . 15
    1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 16
    1.2.1. Về khái niệm hướng nghiệp 16
    1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp . 18
    1.2.3. GDHN qua môn học . 19
    1.2.4. Quy trình GDHN trong dạy học các môn học . 19
    1.2.5. Phân luồng HS sau trung học 20
    1.2.6. Các khái niệm liên quan với GDHN . 20
    1.3. GDHN trong trường THPT 22
    1.3.1. Mục đích, yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ GDHN 22
    1.3.2. Nội dung GDHN ở trường THPT 27
    1.3.3. Con đường, nguyên tắc và biện pháp GDHN ở trường THPT 31
    1.4. GDHN trong dạy học các môn học ở trường THPT 33
    1.4.1. Sự cần thiết phải GDHN trong dạy học các môn học ở
    trường THPT .33
    1.4.2. Khả năng GDHN trong dạy học các môn học ở trường THPT 34
    1.4.3. Cách thức lồng ghép, tích hợp GDHN trong dạy học các
    môn học ở trường THPT 35
    1.4.4. GDHN cho HS trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT . 36
    Tiểu kết chương 1 . 41

    Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC TRUNG NAM BỘ 43
    2.1. Tổ chức nghiên cứu thực tiễn 43
    2.1.1. Mục đích và nội dung nghiên cứu . 43
    2.1.2. Địa bàn nghiên cứu . 44
    2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 47
    2.2. Thực trạng nhận thức về GDHN cho HS THPT khu vực
    Trung Nam Bộ 49
    2.2.1. Nhận thức của GV và CB quản lý giáo dục về GDHN 49
    2.2.2. Nhận thức của HS và phụ huynh . 52
    2.3. Thực trạng GDHN trong dạy học các môn khoa học ở trường
    THPT khu vực Trung Nam Bộ . 54
    2.3.1. Thực trạng GDHN qua các môn khoa học trong trường THPT . 54
    2.3.2. Thực trạng GDHN trong dạy học các môn KHTN 54
    2.3.3. Thực trạng về sử dụng các hình thức, phương pháp GDHN
    trong dạy học các môn KHTN 56
    2.3.4. Thực trạng về kết quả GDHN trong dạy học các môn khoa học 58
    2.3.5. Thực trạng về kết quả phân luồng HS sau THPT 64
    2.4. Thực trạng về sử dụng các biện pháp GDHN trong dạy học các
    môn khoa học ở trường THPT khu vực Trung Nam Bộ 67
    2.4.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp GDHN 67
    2.4.2. Những khó khăn và nguyên nhân của thực trạng . 69
    Tiểu kết chương 2 . 71

    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC TRUNG NAM BỘ . 72
    3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp GDHN . 72
    3.1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp . 72
    3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp . 73
    3.2. Các biện pháp GDHN trong dạy học các môn KHTN ở trường
    THPT khu vực Trung Nam Bộ . 74
    3.3. Giai đoạn 1: biên soạn tài liệu và xây dựng quy trình GDHN
    trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT . 77
    3.3.1. Mục đích yêu cầu biên soạn tài liệu và xây dựng Quy trình 77
    3.3.2. Nguyên tắc, tiêu chuẩn, cấu trúc nội dung GDHN trong
    Quy trình 78
    3.3.3. Các bước thực hiện Quy trình . 81
    3.3.4. Xây dựng chuẩn đánh giá, thang đánh giá Quy trình . 85
    3.4. Giai đoạn 2: Thực nghiệm sư phạm . 90
    3.4.1. Mục đích thực nghiệm 90
    3.4.2. Cách thức tiến hành thực nghiệm sư phạm 90
    3.4.3. Cách thức đánh giá tính khả thi của Quy trình 90
    3.4.4. Thực nghiệm vòng 1 . 91
    3.4.5. Thực nghiệm vòng 2 . 97
    3.4.6. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm và tính khả thi của

    Quy trình 102
    Tiểu kết chương 3 . 105

    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 106
    1. Kết luận 106
    2. Khuyến nghị . 109

    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

    MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    1.1. GDHN là một trong những thành phần tạo nên giáo dục toàn diện nhằm hình thành và phát triển nhân cách HS. GDHN giúp HS lựa chọn nghề đúng đắn, phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu của xã hội. GDHN góp phần cho việc phân luồng HS sau trung học được hợp lý.
    Trong trường THPT, GDHN có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho HS tri thức về thế giới nghề nghiệp, những hiểu biết về về hệ thống giáo dục nghề nghiệp, các trường đào tạo và nhu cầu lao động của xã hội bên cạnh hệ thống tri thức nền tảng của học vấn phổ thông. Tổng thể những tri thức và kỹ năng đó bước đầu giúp cho HS lựa chọn con đường và hướng đi phù hợp sau trung học.

    1.2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1980) đều nhấn mạnh nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội” [37], [38]. Vận dụng quan điểm nói trên của Đảng, ngày 19/3/1981 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 126/CP chính thức đưa công tác GDHN vào trường phổ thông.
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng nêu rõ: “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương” [41]. Hiện nay, đứng trước yêu cầu về thực hiện 3 đột phá chiến lược và nhiệm vụ “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [42] theo tinh thần Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung và chất lượng, hiệu quả GDHN nói riêng càng trở nên cấp thiết. Đặc biệt đối với khu vực Trung Nam bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long nơi
    đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nhu cầu đào tạo nhân lực tăng cao nhưng công tác GDHN còn yếu kém.

    1.3. Hoạt động GDHN cho HS hiện nay được thực hiện ở các trường phổ thông, các trung tâm KTTH-HN, các trường đào tạo, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp.
    Nhưng trong trường phổ thông, hoạt động GDHN đa dạng hơn, toàn diện và sâu sắc hơn như: giảng dạy kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp; tổ chức dạy nghề phổ thông; hoạt động hướng nghiệp; tư vấn hướng nghiệp và GDHN trong dạy học các môn khoa học Tất cả điều đó cho thấy vai trò và vị trí quan trọng của nhà trường phổ thông trong GDHN, đặc biệt là trường THPT, nơi mà HS sắp sửa ra trường, phải lựa chọn cho mình một trường đào tạo, một nghề nghiệp trong tương lai.

    1.4. Trong hơn 30 năm qua, công tác GDHN ở trường phổ thông đã có nhiều đổi mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng qua thực hiện đổi mới chương trình, giảm tải nội dung, giảm lý thuyết tăng thực hành và GDHN cho HS theo hướng: “Học để biết, học để làm, học để sống chung và học để tự khẳng định mình” [58]. Tuy nhiên chất lượng của công tác này chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, công tác hướng nghiệp và phân luồng HS sau trung học đang đứng trước những yếu kém kéo dài. Một trong những lý do quan trọng của thực trạng này là do công tác tổ chức GDHN ở trường THPT chưa phù hợp, kém hiệu quả. Đặc biệt, trường THPT chưa khai thác được tiềm năng, ưu thế GDHN qua môn học nhất là lồng ghép, tích hợp các nội dung GDHN vào công tác soạn, giảng của GV. Công tác quản lý GDHN cũng còn nhiều vấn đề cần tháo gỡ.
    Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều và chưa có những nghiên cứu sâu về GDHN qua môn học ở trường THPT. Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về GDHN như: Năm 2009 ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có công trình “Biện pháp tổ chức hoạt động GDHN cho HS THPT miền núi Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Thị Nhung; công trình “Xây dựng mô hình tư vấn nghề trong nhà trường THPT khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền ở Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; công trình “Quản lý GDHN THPT tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” của tác giả Hồ Văn Thống ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các công trình nói trên đồng thời cũng là luận án Tiến sĩ nhưng không có công trình nào nghiên cứu về GDHN trong dạy học các môn khoa học ở trường THPT.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài luận án với nội dung vận dụng những nguyên tắc, lý luận cơ bản của GDHN trong dạy học các môn khoa học ở trường THPT. Đề tài được diễn đạt với tên gọi: “Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường Trung học phổ thông khu vực Trung Nam bộ”.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Trên cơ sở các lý luận và thực tiễn GDHN trong trường phổ thông, Luận án đề xuất một hệ thống các biện pháp bồi dưỡng, chuyển giao quy trình GDHN cho GV nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDHN cho HS trong dạy học các môn KHTN ở trường THPT khu vực Trung Nam bộ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...