Tiến Sĩ Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông khu vực Hà Nội qua tham vấn nghề

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU . 3
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
    3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU . 3
    3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 4
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    7.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN . 4
    7.1.1. Tiếp cận theo Lý thuyết hoạt động . 4
    7.1.2. Tiếp cận theo Quan điểm hệ thống - cấu trúc 5
    7.1.3. Tiếp cận theo năng lực . 5
    7.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5
    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận . 5
    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn . 6
    8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN BẢO VỆ . 8
    9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . 9
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN . 9
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP QUA
    THAM VẤN NGHỀ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ . 10
    1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới . 10
    1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam . 14
    1.2. GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG . 21
    1.2.1. Quan niệm về giáo dục hướng nghiệp 21
    1.2.2. Giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 23 iv

    1.2.3. Đặc điểm tâm –sinh lý của HS THPT ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề . 23
    1.2.4. Quá trình GDHN ở THPT 25
    1.3. GDHN QUA THAM VẤN NGHỀ Ở THPT 28
    1.3.1. Quan niệm về tham vấn nghề . 28
    1.3.2. GDHN qua tham vấn nghề ở THPT . 33
    1.3.3. Ưu thế và hạn chế của GDHN qua tham vấn nghề ở THPT . 41
    1.3.4. Mối quan hệ giữa con đường tham vấn nghề với các con đường GDHN
    khác . 43
    1.4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH GDHN QUA THAM
    VẤN NGHỀ . 45
    1.4.1. Yếu tố thuộc về nhà tham vấn (GV) 45
    1.4.2. Yếu tố thuộc về HS 46
    1.4.3. Yếu tố thuộc về nhà trường 47
    1.4.4. Các yếu tố khác 47
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
    SINH QUA THAM VẤN NGHỀ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 50
    2.1.1. Mục đích khảo sát . 50
    2.1.2. Đối tượng khảo sát . 50
    2.1.3. Nội dung khảo sát . 50
    2.1.4. Phương pháp khảo sát 50
    2.1.5. Thời gian khảo sát 51
    2.1.6. Xử lí kết quả khảo sát . 51
    2.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GDHN QUA THAM VẤN NGHỀ
    Ở CÁC TRƯỜNG THPT KV HÀ NỘI . 52
    2.2.1. Thực trạng GDHN ở các trường THPT KV Hà Nội 52
    2.2.2. Thực trạng tham vấn nghề ở trường THPT KV Hà Nội 57
    2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP
    KHẮC PHỤC 77
    2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề ở THPT KV Hà Nội 77
    2.3.2. Những khó khăn khi tổ chức tham vấn nghề ở các trường THPT KV Hà
    Nội 80 v

    2.3.3. Biện pháp khắc phục khó khăn 81
    CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NGHỀ TRONG GIÁO
    DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 85
    3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH HOẠT
    ĐỘNG THAM VẤN NGHỀ TRONG GHDN 85
    3.1.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình hoạt động tham vấn nghề . 85
    3.1.2. Nguyên tắc thực hiện quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN 86
    3.2. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NGHỀ VÀ HƯỚNG DẪN
    THỰC HIỆN QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NGHỀ . 87
    3.2.1. Quy trình hoạt động tham vấn nghề . 87
    3.2.2. Hướng dẫn thực hiện quy trình hoạt động tham vấn nghề . 89
    3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG THAM VẤN
    NGHỀ CÓ HIỆU QUẢ . 109
    3.3.1. Về phía nhà trường: 109
    3.3.2. Về phía giáo viên: . 110
    3.3.3. Về phía HS . 111
    3.4. THỰC HIỆN MẪU QUY TRÌNH THAM VẤN NGHỀ . 111
    3.4.1. Mô tả quy trình tham vấn cho nhóm HS 112
    3.4.2. Mô tả quy trình tham vấn cho cá nhân HS . 118
    CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 124
    4.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM . 124
    4.1.1. Mục đích thực nghiệm 124
    4.1.2. Đối tượng thực nghiệm và thời gian tiến hành thực nghiệm 124
    4.1.3. Nội dung thực nghiệm 125
    4.1.4. Phương pháp thực nghiệm 125
    4.1.5. Quy trình thực nghiệm . 126
    4.1.6. Tiêu chí và thang đánh giá . 130
    4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM . 135
    4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 135
    4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 148
    4.2.3. Nhận định chung 158 vi

    4.3. MÔ TẢ MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP THỰC NGHIỆM . 160
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 165
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN 169
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 170
    PHỤ LỤC . 179

    vii

    MỤC LỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
    Bảng 2.1. Đánh giá của GV và HS về mức độ thực hiện các con đường GDHN . 52
    Bảng 2.2. Sự lựa chọn ngành, nghề của HS 56
    Bảng 2.3. Lí do chọn nghề của HS 56
    Bảng 2.4. Nhận thức của GV về tham vấn nghề trong GDHN . 57
    Bảng 2.5. Mức độ đạt mục tiêu tham vấn nghề trong GDHN 59
    Bảng 2.6. Mức độ thực hiện nội dung tham vấn nghề trong GDHN 60
    Bảng 2.7. Các hình thức tham vấn nghề trong GDHN . 63
    Bảng 2.8. Đánh giá của GV và HS về những khó khăn của HS trong quá trình chọn
    nghề . 64
    Bảng 2.9. Bối cảnh tham vấn nghề . 70
    Bảng 2.10. Kết quả chọn nghề của HS được tham vấn . 72
    Bảng 2.11. Khả năng nhận thức và đánh giá bản thân của HS . 74
    Bảng 2.12. Hiểu biết về nghề mà HS đã lựa chọn 75
    Bảng 2.13. Hiểu biết về trường đào tạo mà HS đã lựa chọn . 76
    Bảng 2.14. Các yếu tố ảnh hưởng đến tham vấn nghề 78
    Bảng 2.15. Những khó khăn khi tổ chức tham vấn nghề ở các trường THPT Hà Nội 80
    Bảng 4.1. Đối tượng TN đợt 1 124
    Bảng 4.2. Đối tượng TN đợt 2 125
    Bảng 4.3. Nhận thức của HS trong quá trình chọn ngành, nghề trước TN . 135
    Bảng 4.4. Kết quả chọn ngành, nghề của HS trước TN 137
    Bảng 4.5. Sự phù hợp với các chỉ số tâm lí 138
    Bảng 4.6. Bảng phân phối tần xuất kết quả đánh giá của các lớp TN1 và ĐC1 trước
    TNSP . 139
    Bảng 4.7. Xếp loại kết quả lựa chọn ngành, nghề của HS các lớp TN1 và ĐC1
    trước TNSP 139
    Bảng 4.8. Mức độ nhận thức của HS trong quá trình chọn ngành, nghề sau TN . 143
    Bảng 4.9. Kết quả chọn ngành, nghề sau TN của lớp TN1 và lớp ĐC1 . 145
    Bảng 4.10. Bảng phân phối tần xuất mức độ chọn ngành, nghề sau TNSP của lớp
    TN1 và ĐC1 145
    Bảng 4.11. Xếp loại kết quả mức độ chọn ngành, nghề lớp TN1 và ĐC1 sau TNSP
    . 146
    Bảng 4.12. Nhận thức của học sinh trong quá trình chọn ngành, nghề trước TN 149
    Bảng 4.13. Kết quả chọn ngành, nghề của HS trước TN 150
    Bảng 4.14. Sự phù hợp với các chỉ số tâm lí 150
    Bảng 4.15. Bảng phân phối tần xuất kết quả đánh giá của các lớp TN 2 và ĐC 2 trước
    TNSP 151 viii

    Bảng 4.16. Xếp loại kết quả chọn ngành, nghề của các lớp TN2 và ĐC2 trước
    TNSP . 152
    Bảng 4.17. Mức độ nhận thức sau TN . 154
    Bảng 4.18. Kết quả chọn ngành, nghề sau TN của lớp TN2 và lớp ĐC2 . 155
    Bảng 4.19. Bảng phân phối tần xuất mức độ chọn ngành, nghề sau TNSP của lớp TN2
    và ĐC2 . 156
    Bảng 4.20. Xếp loại kết quả mức độ chọn ngành, nghề lớp TN2 và ĐC2 sau TNSP
    . 157
    Sơ đồ 3.1 Quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN cho HS 88
    Biểu đồ 4.1: Xếp loại kết quả mức độ chọn ngành, nghề phù hợp của HS hai lớp
    TN1 và ĐC1 trước TNSP 140
    Biểu đồ 4.2: Xếp loại kết quả mức độ chọn ngành, nghề phù hợp của HS lớp TN1
    và ĐC1 sau TNSP . 147
    Biểu đồ 4.3: Xếp loại kết quả mức độ chọn ngành, nghề phù hợp của HS hai lớp
    TN2 và ĐC2 trước TNSP 153
    Biểu đồ 4.4: Xếp loại kết quả mức độ chọn ngành, nghề phù hợp của HS lớp TN2
    và ĐC2 sau TNSP . 158
    ix

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    CĐ: Cao đẳng
    ĐC: Đối chứng
    ĐH: Đại học
    ĐTB/ X : Điểm trung bình
    GDH: Giáo dục học
    GDHN: Giáo dục hướng nghiệp
    GV: Giáo viên
    HS: Học sinh
    KTTH-HN: Kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
    KV: KV
    TB: Thứ bậc
    THPT: Trung học phổ thông
    TLH: Tâm lí học
    TN: Thực nghiệm


    1

    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
    Có nghề nghiệp con người mới có cuộc sống ổn định, mới làm cho cuộc sống trở
    nên có ý nghĩa. Câu hỏi chọn nghề gì luôn là vấn đề trăn trở đối với các em khi
    bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, đặc biệt là đối với HS THPT. Vì vậy, GDHN
    hiện nay có vai trò rất lớn giúp cho HS nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, chọn
    được nghề phù hợp với bản thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp
    phần vào việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao động thúc đẩy phát triển kinh
    tế, xã hội bền vững. GDHN cho HS là một trong những vấn đề quan trọng được
    Đảng ta và Nhà nước ta quan tâm. Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng Chính phủ
    đã ban hành quyết định 126/CP về công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông
    và việc sử dụng HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra
    trường. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ:
    “Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh
    niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế trong cả nước và từng địa phương” [59].
    Thực tế những năm gần đây, nhiều sinh viên khi ra trường không có việc làm
    hoặc phải đào tạo lại, tình trạng ngồi nhầm ĐH xảy ra nhiều năm với nhiều sinh
    viên. Những cử nhân, kĩ sư thất nghiệp quay lại học trung cấp với quyết tâm làm lại
    cuộc đời ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối. Theo điều tra của Bộ
    GD&ĐT năm 2006 cho thấy, cả nước có tới 63% số sinh viên ra trường không có
    việc làm, 37% số còn lại có việc làm thì hầu hết phải đào tạo lại và nhiều người
    không làm đúng nghề mình đã học [41]. Theo công bố của Bộ Lao động - Thương
    binh và Xã hội, quý IV/2013, cả nước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ
    thất nghiệp.
    Nguyên nhân của thực trạng trên là do sự chọn nghề của HS chưa phù hợp.
    Công tác GDHN thời gian qua trong nhà trường THPT chưa tốt. Việc GDHN cho
    HS chưa đồng bộ và hệ thống. Đội ngũ GV đảm nhiệm công việc này không được
    đào tạo bài bản, chính quy mà là GV môn khác chuyển sang hoặc kiêm nhiệm. Phân
    bố thời gian, số tiết học cho môn Hoạt động GDHN còn ít. Nội dung GDHN trong
    nhà trường hiện nay còn hạn chế: phiến diện, chưa nói rõ được bản chất của các 2

    nghề, chưa xác lập được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cá nhân phù
    hợp với nghề đó. Về hình thức, còn nghèo nàn mang tính chất xơ cứng, đại trà, hình
    thức mà chưa phân hóa theo các đối tượng HS. Trong quá trình hướng nghiệp chỉ
    hướng tới cung cấp thông tin, đưa ra những lời khuyên mang tính chủ quan đôi khi
    áp đặt của nhà giáo dục, của GV. HS không có cơ hội đi tham quan các cơ sở sản
    xuất, kinh doanh, dịch vụ. Như vậy chưa đủ cơ sở để giúp HS có những quyết định
    đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp
    cũng như những yêu cầu của nghề nghiệp mà các em lựa chọn và sự đáp ứng những
    yêu cầu của bản thân đối với nghề nghiệp còn hạn chế. Điều này dẫn đến các em có
    những sai lệch về sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Đa số HS không thể
    hình dung ra nghề nghiệp sau này của mình như thế nào, vì thế, việc lựa chọn
    trường và nghề nghiệp của các em theo cảm tính, HS chạy theo ngành “hot”, ngành
    dễ học chứ không chọn theo năng lực và nhu cầu của xã hội. Tình trạng này một
    mặt sẽ gây khó khăn cho các trường ĐH có nhiều HS lựa chọn không có đủ điều
    kiện cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu của người học;
    Mặt khác những nghề xã hội đang cần lại thiếu sinh viên theo học. Số liệu trên cho
    thấy tình trạng mất cân đối trong việc HS lựa chọn các ngành nghề, gây ra sự lãng
    phí, cả về tiền của, công sức và thời gian của bản thân cũng như cho quá trình đào
    tạo, lãng phí nguồn nhân lực và phân bố nguồn nhân lực không hợp lí, làm ảnh
    hưởng lớn đến năng suất lao động, cản trở sự phát triển về kinh tế xã hội, ảnh hưởng
    đến tiềm lực quốc gia, sức mạnh dân tộc.
    Trong quá trình chọn nghề, HS gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhận thức và
    đánh giá được bản thân, trong việc tìm thông tin về ngành nghề, trường thi, mâu
    thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong sự lựa chọn nghề. Những khó khăn này không
    được giải quyết kịp thời sẽ gây nên sự lo lắng cho các em và dẫn đến việc các em đưa
    ra những quyết định không đúng đắn trong chọn nghề. Ở nhà trường THPT có nhiều
    con đường GDHN cho HS như: Thông qua hoạt động dạy các môn khoa học cơ bản,
    môn công nghệ; thông qua hoạt động ngoại khóa; thông qua Hoạt động GDHN chính
    khóa; thông qua sinh hoạt hướng nghiệp. Các con đường trên, đều có những ưu thế
    riêng tuy nhiên đều hướng tới việc cung cấp kiến thức cho HS mà chưa chú trọng đến
    việc giải quyết những khó khăn, giải tỏa những vướng mắc của HS trong quá trình
    chọn nghề. Hiện nay, tham vấn nghề là con đường GDHN hiện đại và thể hiện được 3

    ưu thế trong việc giải tỏa những khó khăn, vướng mắc của HS trong quá trình chọn
    nghề, khắc phục được những hạn chế của các con đường GDHN nêu trên, đồng thời
    trong quá trình trợ giúp HS giải quyết những khó khăn tham vấn nghề thực hiện được
    mục tiêu của GDHN đã đề ra là giúp cho HS chọn được nghề phù hợp với khả năng,
    sở thích, tính cách của bản thân và nhu cầu của xã hội.
    Trên thế giới, tham vấn nghề đã xuất hiện từ thế kỉ thứ 19 nhưng ở Việt Nam
    tham vấn nói chung và tham vấn nghề còn rất mới mẻ. Ở các trường THPT tham
    vấn nghề dường như chưa được tiến hành, nếu có chỉ là sự thực hiện mang tính cá
    lẻ, chưa đồng bộ, thiếu hệ thống. Đặc biệt hiện nay chưa có những cơ sở lí luận cụ
    thể để chỉ dẫn hoạt động này. Bản chất của tham vấn nghề là trợ giúp HS giải tỏa
    được khó khăn gặp phải trong quá trình chọn nghề đồng thời phát huy tiềm năng
    của bản thân HS, nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề của bản thân để chọn được
    nghề phù hợp nhất. Tham vấn nghề không chú ý đến việc đưa ra lời khuyên trong
    việc lựa chọn trường thi, nghề nghiệp sau này mà chủ yếu hướng đến việc giúp HS
    phát triển được năng lực trong quá trình chọn nghề đó là năng lực nhận thức và
    đánh giá bản thân, năng lực ra quyết định chọn nghề, chọn trường đào tạo phù hợp
    với năng lực, sở thích và nhu cầu phát triển nghề nghiệp của bản thân cũng như phù
    hợp với nhu cầu xã hội và hoàn cảnh của gia đình.
    Như vậy, xuất hiện mâu thuẫn: giữa một bên là vai trò quan trọng của công tác
    GDHN trong nhà trường để giúp HS lựa chọn được nghề phù hợp và một bên là sự
    yếu kém, hạn chế của công tác GDHN, trong đó việc vận dụng nghèo nàn, kém hiệu
    quả của các hình thức GDHN, đặc biệt là việc sử dụng những hình thức hiện đại phù
    hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT còn hạn chế và vì lí do đó đề tài này
    nghiên cứu để giải quyết mâu thuẫn trên. Do vậy chúng tôi đã lựa chọn: “Giáo dục
    hướng nghiệp cho HS THPT KV Hà Nội qua tham vấn nghề” để nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Xây dựng được quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN nhằm trợ
    giúp HS giải quyết những khó khăn trong quá trình chọn nghề góp phần nâng cao
    hiệu quả GDHN trong nhà trường THPT hiện nay.
    3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    3.1. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    Hoạt động GDHN cho HS ở THPT 4

    3.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    Quy trình tham vấn nghề trong GDHN
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Trong quá trình chọn nghề HS đã gặp rất nhiều khó khăn: Khó khăn trong việc
    nhận thức và đánh giá bản thân, thiếu hiểu biết về ngành, nghề, về trường thi và khó
    khăn trong việc ra quyết định chọn ngành, nghề, trường thi, vì vậy có thể xây dựng
    quy trình hoạt động tham vấn nghề cho HS THPT phù hợp với mục tiêu, nội dung
    và phương pháp GDHN thông qua đó trợ giúp HS giải quyết được những khó khăn
    trong quá trình chọn nghề góp phần nâng cao hiệu quả GDHN ở THPT
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của GDHN qua tham vấn nghề ở THPT;
    - Phân tích thực trạng của GDHN qua tham vấn nghề ở THPT;
    - Xây dựng quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN ở THPT;
    - Tổ chức thực nghiệm nhằm khẳng định hiệu quả và tính khả thi của quy trình
    hoạt động tham vấn nghề cho HS THPT.
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài tập trung nghiên cứu tham GDHN qua vấn nghề ở THPT với đối tượng
    tham vấn là HS lớp 10, 11, 12, và GV chủ nhiệm, GV kiêm nhiệm giảng dạy môn
    Hoạt động GDHN ở 4 trường nội thành và 4 trường ngoại thành KV Hà Nội: THPT
    Trần Nhân Tông - Quận Hai Bà Trưng, THPT Phan Đình Phùng - Quận Ba Đình,
    THPT Trần Phú, Quận Hoàn Kiếm , THPT Nguyễn Gia Thiều - Quận Long Biên;
    THPT Cao Bá Quát - Huyện Gia Lâm; THPT Ngọc Tảo - Huyện Phúc Thọ; THPT
    Vân Nội - Huyện Đông Anh, trường THPT Phú Xuyên A – Huyện Phú Xuyên.
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
    7.1.1. Tiếp cận theo Lý thuyết hoạt động
    Việc nghiên cứu tham vấn nghề trong GDHN được thực hiện theo nguyên tắc
    thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta phải
    nghiên cứu các hoạt động GDHN của GV ở THPT, hoạt động tự nhận thức và đánh
    giá bản thân của HS, quá trình lựa chọn nghề của HS, các hoạt động khác của GV và
    HS có liên quan đến GDHN và tham vấn nghề ở THPT. 5

    7.1.2. Tiếp cận theo Quan điểm hệ thống - cấu trúc
    Bản thân hoạt động GDHN là một hệ thống cấu trúc trọn vẹn được thực hiện
    thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó tham vấn nghề là một con đường
    vừa có tính độc lập vừa có mối liên hệ với các con đường khác do vậy khi nghiên
    cứu hoạt động tham vấn nghề cần phải nghiên cứu trong mối quan hệ với GDHN
    nói chung và với các con đường khác.
    7.1.3. Tiếp cận theo năng lực
    Xu hướng hiện đại trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng
    là tiếp cận theo hướng hình thành các năng lực hoạt động thực tiễn, hoạt động trí tuệ
    cho HS vì vậy khi nghiên cứu hoạt động tham vấn nghề cũng như khi xây dựng quy
    trình tham vấn nghề không chỉ dừng lại ở mức giải quyết những khó khăn, nâng cao
    hiểu biết mà mục tiêu cuối cùng hướng đến góp phần hình thành năng lực chọn
    nghề cho HS thông qua hoạt động tham vấn nghề.
    7.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
    Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về GDHN và tham vấn
    nghề trong và ngoài nước trên cơ sở phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái
    quát hoá, từ đó rút ra những kết luận khái quát, làm cơ sở lí luận cho đề tài nghiên
    cứu. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu bao gồm:
    - Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước Việt Nam về GDHN;
    - Các công trình khoa học liên quan đến GDHN và GDHN cho HS THPT;
    - Các tài liệu về tham vấn tâm lý và tham vấn nghề cho HS THPT;
    - Các chương trình GDHN và tham vấn nghề của các trường THPT trong nước;
    - Các bài báo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài.
    Quá trình nghiên cứu tài liệu được tiến hành như sau:
    - Thu thập, lựa chọn và sàng lọc các tư liệu có liên quan đến GDHN và tham
    vấn nghề, đặc biệt là GDHN và tham vấn nghề cho HS ở THPT;
    - Đọc và ghi chép các thông tin, số liệu có liên quan;
    - Phân tích, đánh giá các thông tin, số liệu thu thập được;
    - Khái quát hóa, hệ thống hóa những thông tin thu thập được;
    - Xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu. 6

    7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    7.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
    Quan sát hoạt động GDHN và tham vấn nghề của GV ở các trường THPT,
    quan sát những biểu hiện của GV và HS trong quá trình tham vấn và lựa chọn nghề
    nhằm thu thập những thông tin thực tiễn bổ sung cho các tư liệu thu được từ các
    phương pháp nghiên cứu khác.
    Quan sát thông qua dự giờ môn GDHN, các hoạt động ngoại khóa khác và các
    buổi tham vấn nghề cho HS ở một số lớp của các trường THPT. Trong quá trình
    quan sát có ghi chép, nhận xét, đánh giá những kết quả thu được, so sánh với những
    phương pháp nghiên cứu khác.
    7.2.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục
    Sử dụng phương pháp điều tra giáo dục nhằm thu thập thông tin về thực trạng
    vấn đề nghiên cứu như: Thực trạng GDHN trong nhà trường THPT KV Hà Nội;
    Thực trạng tham vấn nghề trong nhà trường THPT KV Hà Nội; Sự lựa chọn nghề
    của HS các trường THPT KV Hà Nội; Những nguyên nhân ảnh hưởng đến GDHN và
    quá trình tham vấn nghề ở các trường THPT KV Hà Nội
    Xây dựng hệ thống câu hỏi đóng và mở về GDHN và tham vấn nghề ở THPT
    với 3 mẫu phiếu dành cho các thầy cô trong Ban Giám hiệu, các GV tham gia thực
    hiện công tác GDHN và HS lớp 10, 11, 12 ở 8 trường THPT KV Hà Nội.
    Chúng tôi tiến hành điều tra bằng cách phát cho GV, HS mỗi người một phiếu
    và hướng dẫn cách trả lời đồng thời đề nghị họ trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi,
    sau khi trả lời xong thì thu lại phiếu điều tra.
    7.2.2.3. Phương pháp đàm thoại
    Tiến hành trò chuyện, phỏng vấn sâu với các GV và với HS nhằm làm rõ hơn
    những thông tin thu được về hoạt động GDHN và tham vấn nghề cho HS ở THPT
    và các vấn đề khác từ khảo sát thực tiễn được minh họa bằng lời phát biểu, lời nói
    của GV và HS THPT.
    Thông qua việc trao đổi trực tiếp bằng những câu hỏi mở để GV và HS có
    thể trả lời một cách tự nhiên nhất. Nội dung đàm thoại được chuẩn bị một cách chi
    tiết, rõ ràng theo từng mảng vấn đề nghiên cứu. Trình tự nội dung phỏng vấn không bị
    cố định theo trình tự đã chuẩn bị, mà có thể linh động, mềm dẻo tùy theo từng 7

    khách thể. Tuỳ theo đối tượng và khách thể của cuộc phỏng vấn sâu mà nội dung
    của mỗi cuộc đàm thoại có thể thay đổi.
    7.2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm
    Dùng các trắc nghiệm đã được Việt hóa nhằm thu được những kết quả về tính
    cách, năng lực, sở thích, xu hướng nghề nghiệp của HS. Chúng tôi sử dụng 5 trắc
    nghiệm do các nhà nghiên cứu tâm lí, giáo dục nước ngoài xây dựng và đã được
    Việt hóa. Cụ thể: 1. Trắc nghiệm “Khả năng nghề nghiệp” của John Holland; 2.
    Trắc nghiệm IQ của Alfred.W.MunZent; 3. Trắc nghiệm Khí chất của H.J.
    Eysenck; 4. Trắc nghiệm Tính cách của MBTI; 5. Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp
    của A.E.Gôlômstốc
    Cách thức tiến hành: chúng tôi phát cho mỗi em một bản Phiếu trả lời trắc
    nghiệm, trong đó yêu cầu ghi đầy đủ những thông tin cần thiết. Ở mỗi nội dung trắc
    nghiệm khác nhau, chúng tôi phát những bản trắc nghiệm tới từng HS và hướng dẫn
    HS làm lần lượt với những thời gian cụ thể, rõ ràng.
    7.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
    Phân tích một số trường hợp điển hình về sự lựa chọn nghề của HS lớp 12 để
    thấy rõ sự thay đổi trước và sau khi được tham vấn nghề.
    Trong phương pháp này, chúng tôi lựa chọn những em có những khó khăn
    điển hình trong quá trình lựa chọn ngành, nghề. Mô tả một cách cụ thể về những
    khó khăn mà các em gặp phải đồng thời chỉ rõ những thay đổi của các em sau khi
    được GV tham vấn nghề.
    7.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động giáo dục
    Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động được sử dụng trong việc nghiên
    cứu, đánh giá thực trạng và phân tích kết quả thực nghiệm.
    Sản phẩm hoạt động của HS được thể hiện qua kết quả của các bài thảo luận
    nhóm, kết quả tự đánh giá về bản thân HS thông qua bảng tự đánh giá, thông qua
    kết quả học tập của HS và kết quả trắc nghiệm và nghiên cứu việc lựa chọn nghề
    của HS trước và sau tham vấn nghề.
    7.2.2.7. Phương pháp chuyên gia
    Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm tranh thủ ý kiến đóng góp của
    các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực Giáo dục học và Tâm lý học về
    các vấn đề có liên quan đến GDHN và tham vấn nghề, để xây dựng khung cơ sở lí 8

    luận, xử lí và giải thích các số liệu đặc biệt là quy trình hoạt động tham vấn nghề
    cho HS ở THPT.
    Phương pháp này được tiến hành bằng hình thức tổ chức seminar, thảo luận
    khoa học, trao đổi trực tiếp và thông qua các phiếu đánh giá với chuyên gia trong
    lĩnh vực Giáo dục học và Tâm lý học
    7.2.2.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    Tiến hành tham vấn nghề cho HS theo quy trình hoạt động tham vấn nghề
    đã xây dựng cho HS lớp 12 khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của quy
    trình đó.
    Chúng tôi lựa chọn những lớp HS có hiểu biết về bản thân, về ngành nghề,
    về trường thi tương đương nhau để tiến hành với hai hình thức tham vấn nhóm và
    tham vấn cá nhân.
    7.2.2.9. Phương pháp thống kê toán học
    Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để xử lí các thông tin thu được về định lượng
    và định tính từ đó rút ra những kết luận khái quát và cần thiết cho đề tài nghiên cứu
    8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN CẦN BẢO VỆ
    8.1. Tham vấn nghề là một con đường GDHN có mục tiêu, nội dung, hình
    thức, quy trình nhất định nhằm trợ giúp HS giải quyết khó khăn trong quá trình
    chọn nghề và đạt được mục tiêu GDHN, góp phần nâng cao hiệu quả GDHN trong
    giai đoạn hiện nay.
    8.2. Quy trình hoạt động tham vấn nghề xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội
    dung, cách thức và hình thức thực hiện; Nếu tổ chức tham vấn nghề cho HS theo
    quy trình đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDHN trong nhà trường THPT
    8.3. Để thực hiện quy trình hoạt động tham vấn nghề có hiệu quả cần có
    những điều kiện nhất định: Nhà trường cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết, có tài
    liệu tham khảo: các thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội, các bản mô tả nghề,
    các trắc nghiệm liên quan đến việc định hướng nghề cho HS; nhà tham vấn cần phải
    có kiến thức và kĩ năng tham vấn, có hiểu biết sâu rộng về ngành nghề, hệ thống các
    trường đào tạo; HS chủ động tích cực trong việc tự nhận thức và đánh giá bản thân,
    chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến sự lựa chọn nghề của
    bản thân. 9

    9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    9.1. VỀ LÍ LUẬN
    - Trên cơ sở phân tích, hệ thống hoá và kế thừa các lí thuyết về tham vấn,
    tham vấn nghề, luận án đã bổ sung và làm sáng tỏ thêm khái niệm; mục tiêu, nội
    dung, hình thức và quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN, góp phần bổ
    sung cho lí thuyết về GDHN ở THPT của Việt Nam hiện nay.
    - Xây dựng được quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN với 3 giai
    đoạn và 11 bước cụ thể, rõ ràng về mục tiêu, nội dung, cách thức và hình thức tiến
    hành phù hợp với mục tiêu GDHN trong nhà trường THPT.
    9.2. VỀ THỰC TIỄN
    - Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng GDHN và tham vấn nghề trong nhà
    trường THPT. Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDHN nói chung
    và tham vấn nghề nói riêng. Thực trạng cho thấy các trường THPT KV Hà Nội đã
    tiến hành hoạt động GDHN và tham vấn nghề nhưng kết quả là: nhiều HS chưa
    chọn được nghề cho bản thân; nhận thức và đánh giá về bản thân, hiểu biết về
    ngành, nghề và về trường đào tạo còn hạn chế; số lượng HS chọn được nghề theo
    cảm tính là chủ yếu. Kết quả này làm cơ sở quan trọng cho việc đổi mới và nâng
    cao hiệu quả GDHN cho HS THPT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    - Mẫu thực hiện quy trình hoạt động tham vấn nghề chỉ rõ cách thức tiến hành
    có thể làm tài liệu tham khảo cho các GV ở THPT khi họ muốn tiến hành tham vấn
    nghề cho HS theo quy trình đó đạt hiệu quả.
    10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, luận án được cấu trúc thành 4
    chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận của GDHN qua tham vấn nghề ở THPT
    Chương 2: Thực trạng GDHN cho HS qua tham vấn nghề ở THPT
    Chương 3: Quy trình hoạt động tham vấn nghề trong GDHN ở THPT
    Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...