Luận Văn Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo trường cao xá - lâm thao - phú thọ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài :

    Từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức rằng trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là tương lai của nhân loại. Khẩu hiệu “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đã cho chúng ta thấy được sự cần thiết của việc chăm sóc giáo dục trẻ. Việc chăm sóc giáo dục trẻ càng chu đáo và đầy đủ bao nhiêu thì càng có ý nghĩa chuẩn bị cho thế giới ngày mai bấy nhiêu. Chính vì lẽ đó, việc chăm sóc giáo dục trẻ nói chung cũng như việc phát triển ngôn ngữ nói riêng là trách nhiệm mỗi con người trong xã hội.

    Bác Hồ đã dạy : “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gữi gìn nó, quý trọng nó”

    Trong tất cả các hoạt động của trẻ mẫu giáo từ vui chơi, học tập đến trò chuyện với nhau, với cô giáo, cha mẹ trẻ đều sử dụng từ ngữ. Vì thế ngôn ngữ giúp cho hoạt động của trẻ thêm sinh động và hấp dẫn. Trong mọi hoạt động nếu không có lời giải thích của cô giáo hay người lớn thì trẻ không hiểu được nhiệm vụ cần thiết. Sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức về sự vật. Song sự lĩnh hội những tri thức đó lại không thể thực hiện nếu thiếu ngôn ngữ . Muốn phát triển một cách chính xác rõ ràng những ý nghĩ phức tạp thì trẻ cần nắm chắc một số vốn từ, biết sử dụng đúng ngữ pháp và diễn đạt bằng những câu nói rõ ràng mạch lạc. Công tác giáo dục và hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ không những có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển trí tuệ mà còn có tác dụng quan trọng trong phát triển tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Không những thế trong hoạt động nhận thức của con người, ngôn ngữ là phương tiện truyền đạt những tri thức, những kinh nghiệm mà loài người thu nhận được. Nên rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn cho trẻ nói đúng ngữ pháp là vô cùng cần thiết để trẻ dễ dàng tiếp thu kinh nghiệm của cha ông.

    Lứa tuổi 5 - 6 tuổi là lứa tuổi học ăn, học nói hay bắt chước những lời nói, hành động của người lớn và cô giáo. Cho nên việc trau dồi kiến thức và phát triển ngôn ngữ, ngữ pháp cho trẻ ở giai đoạn này là rất quan trọng. Song muốn trẻ nói đúng ngữ pháp, nói được các kiểu câu tốt thì cô giáo mầm non phải thường xuyên rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Không chỉ giáo dục ở mức độ đơn giản và bó hẹp mà phải tiến hành theo nguyên tắc mở rộng từ đơn giản đến phức tạp; từ dễ đến khó; từ cụ thể đến khái quát, biết làm giàu vốn từ cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.

    Việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp có một tầm quan trọng lớn trong sự phát triển của trẻ. lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ trẻ em bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn ngữ, khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tới tốc độ khá cao và đều về mọi mặt (vốn từ, ngữ âm và ngữ pháp). Đến cuối tuổi mẫu giáo nếu được dạy dỗ thì hầu hết các trẻ đều biết sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu chúng ta không lưu ý dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tức là đã bỏ lỡ một cơ hội không nhỏ trong sự phát triển của trẻ.

    Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp góp phần giáo dục văn hoá nói cho trẻ, dạy trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh được tốt hơn. Trẻ phát âm biết sử dụng đúng ngữ pháp, đúng ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp hay chuyện kể làm cho lời nói của trẻ có sức thuyết phục, tăng hiệu quả của việc giao tiếp và gây được thiện cảm với người khác. Nhưng tác dụng quan trọng hơn của khả năng này là tạo ra ở trẻ những tiền đề cần thiết đi vào lĩnh vực văn học, cảm thụ được vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ, vẻ đẹp của văn hoá giao tiếp. Như vậy, dạy trẻ sử dụng thành thạo câu đúng ngữ pháp sẽ góp phần giáo dục văn hoá nói, văn hoá giao tiếp cho trẻ.

    Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tức là chúng ta dạy cho trẻ biết diễn đạt chính xác, biểu cảm mạch lạc những suy nghĩ bằng lời nói của trẻ. Nói năng mạch lạc thể hiện một trình độ phát triển cao không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư duy nữa. Kiểu nói năng mạch lạc đòi hỏi đứa trẻ khi trình bày ý kiến của mình cần phải theo một trình tự nhất định, phải nêu được những điểm chủ yếu và những mối quan hệ liên kết giữa sự vật, hiện tượng một cách hợp lý để người nghe dễ hiểu và đồng tình. Đây là một yêu cầu cao đối với trẻ nhưng không phải là không thực hiện được, nhất là đối với trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi. Như vậy, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp tức là chúng ta dạy trẻ nói năng mạch lạc. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Lời nói mạch lạc thể hiện hoàn thiện việc sử dụng tiếng mẹ đẻ, đó là việc cần có của một con người.

    Là một giáo viên mầm non trực tiếp đứng lớp tôi thấy trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi của Trường mầm non Hoa Hồng- Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc còn nhiều cháu nói sai ngữ pháp. Trẻ chưa biết sắp xếp trật tự câu, trẻ còn nói sai các từ trong câu, nói “câu què câu cụt”, thiếu thành phần câu Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên khi dạy trẻ nói chỉ chú trọng đến phát triển vốn từ cho trẻ, chưa chú ý rèn cho trẻ nói câu đúng ngữ pháp và sử dụng câu đúng. Với tâm huyết yêu nghề mến trẻ, sự ham muốn tìm tòi điểm mạnh yếu trong việc sử dụng một số loại câu của trẻ 5- 6 tuổi tại trường mình công tác nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu : “Điều tra thực trạng sử dụng một số kiểu câu theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi”. Từ đó đề xuất một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, daỵ trẻ nói đúng câu, nói đúng ngữ pháp.

    II. Mục đích nghiên cứu

    Đánh giá thực trạng sử dụng một số kiểu câu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp của trẻ 5 - 6 tuổi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...