Luận Văn Giáo dục hành vi giao tiếp cho trẻ mẫu giáo trường mầm non tân lập - lạc sơn - hoà bình

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    I. Lý do chọn đề tài

    II. Mục đích nghiên cứu

    III. Nhiệm vụ nghiên cứu

    1. Nghiên cứu cơ sở lý luận

    2. Thực hiện sư phạm, tác động sư phạm để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá

    3. Đề xuất và những kiến nghị sư phạm.

    IV. Phương pháp nghiên cứu.

    1. Đọc tài liệu

    2. Thực hiện sư phạm

    3. Xử lý kết quả.

    PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

    Chương I: Cơ sở lý luận

    1. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo.

    Chương II. Mô tả quá trình nghiên cứu

    I. Khảo sát nhận thức hành vi giao tiếp của trẻ

    II. Biện pháp tác động để giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo.

    PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

    PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO








    PHẦN I : MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

    Đất nước ta đang trên bước đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá; nền kinh tế phát triển mạnh. Tất cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc, của cộng đồng. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Vậy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của tòan xã hội và của mỗi gia đình.

    Thế giới trẻ thơ- một thế giới đã từng là đề tài cuả biết bao cuốn sách, nguồn cảm xúc bao nhiêu tác gỉa. Tuổi mẫu giáo là thời kỳ vàng ngọc để phát triển những năng khiếu về văn hoá nghệ thuật của mỗi con người. Từ thực tế cũng như nhiều công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học, giáo dục học đã cho chúng ta thấy rằng trong những năm đầu của cuộc đời đứa trẻ, hệ thần kinh mềm mại hơn, non yếu hơn. Trong quãng thời gian đó rất dễ hình thành những nét cơ bản của cá tính và những thói quen nhất định. Sau đó những phẩm chất tâm lý, nhân cách của con người dần dần được định hình.

    Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo thì việc tiếp nhận vốn tri thức, những phẩm chất nhân cách con người cũng như văn hoá, nghệ thuật thẩm mỹ thông qua sự vật, hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ. Cũng vì thế, khi chúng ta lo lắng nhiều tới việc nâng cao trình độ văn hoá nghệ thuật của người lớn (người mẹ, người cô đó chính là nhằm tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của thế hệ trẻ thông qua những người gần gũi nhất đối với trẻ thơ) và việc giáo dục trẻ đòi hỏi chúng ta phải uốn nắn từ đầu như nhân dân ta đã đúc kết thành những kinh nghiệm sâu sắc lưu truyền cho đời sau:

    Uốn cây từ thưở còn non

    Dạy con từ thưở hãy còn thơ ngây.


    Bé không vin, cả gãy cành.

    Qua thời gian học tập tôi đã được các thầy cô giáo giảng dạy, hướng dẫn, bản thân tôi thấy rõ việc giáo dục thế hệ trẻ cụ thể là lứa tuổi mầm non cần được chăm sóc giáo dục để tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa có phẩm chất đạo đức, có tài năng và có thể lực cường tráng để phù hợp với thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

    Vì vậy, tôi đã chọn việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo làm đề tài cho bài tập tốt nghiệp khoá học. Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo là dạy trẻ những hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội : Biết quý trọng ông bà cha mẹ; biết quan tâm đến người già cả, cô đơn; biết nhường nhịn em bé Nghĩa là phải tiến hành daỵ trẻ toàn diện 4 mặt : Đức, trí, thể, mỹ đúng với ý nguyện của người lớn chúng ta là :

    Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.

    Thế giới của công nghệ thông tin, thế giới của trí tuệ, tài năng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...