Tiến Sĩ Giáo dục giá trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU
    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
    ĐỀ TÀI 6
    1.1. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị văn hóa tinh thần truyền
    thống dân tộc và giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống
    dân tộc 6
    1.2. Những nghiên cứu liên quan đến nhân cách sinh viên và sự hình
    thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam 14
    Chương 2: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN TRUYỀN
    THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
    TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAYMẤY
    VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 25
    2.1. Giá trị và giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc 25
    2.2. Tầm quan trọng của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền
    thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên
    Việt Nam hiện nay 35
    2.3. Nội dung giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc
    với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
    hiện nay 53
    Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH
    THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC HÌNH
    THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN VIỆT
    NAM HIỆN NAY 67
    3.1. Những nhân tố tác động đến giáo dục giá trị văn hóa tinh thần
    truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách
    sinh viên Việt Nam hiện nay 67
    3.2. Thực trạng giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân
    tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
    hiện nay 78
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
    PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC GIÁ TRỊ VĂN HÓA
    TINH THẦN TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VỚI VIỆC
    HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH SINH VIÊN
    VIỆT NAM HIỆN NAY108
    4.1. Một số quan điểm nhằm phát huy vai trò của giáo dục giá trị văn
    hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát
    triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 108
    4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục giá trị
    văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát
    triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay 112
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN1. Giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, nhân cách của sinh viên. Nội dung của nó bao gồm: Một là, giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tự hào dân tộc và yêu hòa bình; Hai là, giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng;Ba là, giáo dục lòng nhân ái, bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý; Bốn là, giáo dục đức tính cần cù sáng tạo, khiêm tốn, giản dị và trung thực; Năm là, giáo dục truyền thống hiếu học; Sáu là, giáo dục tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cái đẹp. 2. Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên hiện nay: (1) Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên với những hạn chế, bất cập từ phía gia đình, nhà trường, xã hội. (2) Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên với những hạn chế về mặt nhận thức và thái độ của một bộ phận sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. (3) Những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, của quá trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa tới việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên. 3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên: (1) Đa dạng hóa phương thức giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc cho sinh viên. (2) Phát huy vai trò chủ thể giáo dục của nhà trường trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên. (3) Phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của sinh viên trong giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. (4) Xây dựng môi trường văn hóa học đường lành mạnh, chủ động phòng, chống, bài trừ tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu trong một bộ phận sinh viên. (5) Phát huy vai trò của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc góp phần hình thành, phát triển nhân cách sinh viên.

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, là nguồn nhân lực quan trọng để
    bổ sung cho đội ngũ trí thức trong tương lai của mỗi đất nước. Trong thư “Gửi
    Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa”, Ăng ghen có viết: Các bạn
    hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí
    óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên.
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Một năm khởi đầu từ mùa
    xuân. Một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội và
    trong Thư gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt
    Nam độc lập - 1946, Hồ Chủ tịch có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi
    đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với
    các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công
    học tập của các cháu”. Dòng thư ấy không chỉ là lời cổ vũ, động viên, mà còn
    là cả một tấm lòng, một niềm tin yêu của Hồ Chủ tịch cũng như của toàn thể
    dân tộc đối với thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng.
    Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
    thanh niên và công tác thanh niên nói chung, về sinh viên và công tác sinh
    viên nói riêng, trong Nghị quyết “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
    công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” được
    Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X thông qua (ngày 257-2008)


    đã khẳng định: Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
    tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ
    quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công
    nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa
    xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm chiến lược bồi dưỡng, phát
    huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là
    mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền
    của đất nước.



    Gần đây, trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ IX Hội Sinh viên Việt
    Nam (nhiệm kỳ 2013-2018), thay mặt Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội
    Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: Đảng, Nhà nước ta luôn xác định thanh niên
    là rường cột quốc gia, một trong những nhân tố quyết định tương lại, vận
    mệnh dân tộc. Học sinh, sinh viên những thanh niên ưu tú có tri thức sẽ là lực
    lượng kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc,
    tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam.
    Đại đa số sinh viên Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, sống có hoài
    bão, ước mơ, hiểu biết về giá trị đạo đức, văn hóa, xã hội, có năng lực sáng
    tạo, tiếp thu tri thức mới, hăng hái đi đầu trong các phong trào hành động cách
    mạng của tuổi trẻ, không ngừng học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập
    nghiệp, vì tiền đồ của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sinh viên thờ
    ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc,
    xa rời các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống dân tộc. Nhất là khi “Môi
    trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ
    tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ
    độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”
    [20, tr.35] thì nguy cơ xa rời cội nguồn dân tộc và các giá trị truyền thống
    trong một bộ phận sinh viên lại càng lớn hơn.
    Vậy làm thế nào để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần
    truyền thống của dân tộc; ngăn chặn tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái
    với thuần phong mỹ tục; làm thế nào để đẩy lùi cái ác, cái xấu, cái thấp hèn,
    lạc hậu làm tha hóa con người, ảnh hưởng xấu đến việc xây dựng giá trị nhân
    cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng
    tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong
    thế hệ trẻ cũng như xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
    dân tộc. Làm thế nào để có được những nhân cách sinh viên phát triển một
    cách toàn diện, vừa có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân
    dân vừa có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu vàphát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, thích nghi với môi trường làm việc
    đày biến động như hiện nay. Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Giáo dục giá
    trị văn hoá tinh thần truyền thống dân tộc với việc hình thành và phát triển
    nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Triết học,
    hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giải quyết vấn đề lớn từ đề tài đặt ra.
     
Đang tải...