Luận Văn Giáo dục - đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Giáo dục - đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    BDTX : BTVH : CB : CĐSP : CSVC : CP : ĐBSCL : ĐTM : GV :
    HS : MN : MG : NQ :
    NQTW :

    KTTH – HN – DN : PCGDTH :
    PTTH : TPHCM : TH : TXTA : THCS :
    THKT – KT : THYT :
    THSP : SV : XHCN : XMC :

    Bồi dưỡng thường xuyên

    Bổ túc văn hóa

    Cán bộ

    Cao đẳng sư phạm Cơ sở vật chất Chính phủ
    Đồng bằng sông Cữu Long

    Đồng Tháp Mười

    Giáo viên Học sinh Mầm non Mẫu giáo Nghị quyết
    Nghị quyết Trung ương

    Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề

    Phổ cập giáo dục tiểu học Phổ thông trung học Thành phố Hồ Chí Minh Tiểu học
    Thị xã Tân An

    Trung học cơ sở

    Trung học kinh tế - Kỹ thuật

    Trung học Y tế Trung học sư phạm Sinh viên
    Xã hội chủ nghĩa

    Xóa mù chữ



    MỞ ĐẦU






    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Giáo dục và đào tạo (GD – ĐT) đã được Đảng và Nhà Nước ta xem và đặt vào

    vị trí hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển ngay khi mới giành được chính quyền. Như Bác Hồ đã từng nhắn nhũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các em”, rõ ràng giáo dục – đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
    Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cữu Long (ĐBSCL), giữ một vị trí chiến lược, là cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ miền Tây Nam Bộ. Có thể nói sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, mặc dù còn vấp nhiều khó khăn trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhưng Long An vẫn từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế đó dần đưa tỉnh nhà tiến lên góp phần cùng các tỉnh bạn đưa đất nước phát triển.
    Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận thì các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục, giải quyết. Đặc biệt là khi Long An nói riêng và cả nước nói chung bước vào công cuộc đổi mới và hiện đại hóa.
    Do đó, nghiên cứu về Giáo dục - đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006) là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết vì không chỉ tái hiện lại lịch sử của lĩnh vực giáo dục – đào tạo mà còn giúp rút ra một số bài học cần thiết, góp phần định hướng cho công tác giáo dục – đào tạo Long An trong những năm tới, khắc phục những thiếu sót và hạn chế của giáo dục – đào tạo trong thời gian vừa qua, nhằm đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển, kề vai sát cánh cùng các tỉnh bạn đưa giáo dục Việt Nam hòa nhập vào nền giáo dục Quốc tế, đồng thời đưa Việt Nam từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển mạnh về mọi mặt.


    2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được thống nhất, công cuộc khôi phục và phát triển đất nước được tiến hành thì giáo dục – đào tạo cũng được quan tâm nghiên cứu trong cả nước. Tiêu biểu như các công trình, các sách:
    - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Các chủ trương đổi mới giáo dục – đào tạo trong mười năm (1986 – 1996).
    - Bộ giáo dục và đào tạo (1996), Tổng kết đánh giá mười năm đổi mới giáo dục – đào tạo (1986 – 1996).


    - Bộ giáo dục và đào tạo (1995), Các định hướng chiến lược phát triển giáo

    dục – đào tạo từ nay đến năm 2020.

    - Bộ giáo dục và đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Phạm văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt

    Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

    - Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2003), Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động.

    - Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    Những tài liệu trên, tuy không viết riêng về Long An nhưng qua đó đã cung cấp cho người đọc những nhận định chung về tình hình giáo dục – đào tạo của Việt Nam, trong đó có giáo dục – đào tạo Long An.
    Các tác phẩm có liên quan đến tình hình giáo dục – đào tạo Long An như:

    - Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và tư vấn phát triển

    (2005), Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, T2 , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

    - Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên) (1989), Địa chí Long An, Nxb

    Long An và Khoa học xã hội.

    - Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An (2004), Niên Giám Long An, Nxb Thông Tấn, Hà Nội.
    Tác phẩm Giáo dục Việt Nam 1945 – 2005, tập 2 đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục – đào tạo Long An, nêu ra những thành tựu đã đạt được trong những năm gần đây, đồng thời đưa ra những chiến lược phát triển đến năm 2010 và các giải pháp phát triển giáo dục – đào tạo Long An trong thời gian tới.
    Với tác phẩm Địa chí Long An các tác giả đã nêu lên khái quát tình hình giáo dục – đào tạo Long An từ thế kỷ XVII – 1985. Qua các giai đoạn: từ thế kỷ XVII –
    1862; 1862 – 1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975 và 1975 – 1985.

    Ở mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng riêng, nhưng bắt đầu từ khi có Đảng lãnh đạo, tuy Long An nằm trong phần kiểm soát của địch, bị chi phối bỡi nền giáo dục của địch nhưng cũng phát triển khá mạnh. Đã đào tạo ra một đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có lý tưởng và giàu nhiệt tình yêu nước. Họ không những bám
    trường lớp trong mọi hoàn cảnh mà còn sẳn sàng đáp ứng những yêu cầu khác mà


    cách mạng đòi hỏi. Đặc biệt khi đất nước được giải phóng, phải đối đầu với nhiều

    khó khăn nhưng chính quyền cách mạng đã bắt tay ngay vào việc xây dựng sự nghiệp giáo dục mới xã hội chủ nghĩa. Và mười năm sau giải phóng, giáo dục – đào tạo đã góp phần quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho nhân dân, đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất đạo đức, có văn hóa, có trình độ chuyên môn từng bước làm đổi mới bộ mặt của tỉnh nhà.
    Tác phẩm Niên Giám Long An 2002 – 2003 đã khái quát một cách sơ lược tình hình giáo dục – đào tạo Long An sau khi giải phóng, đặc biệt đã nêu ra các mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010.
    Ngoài ra, còn có một số công trình khác lưu hành nội bộ của Sở giáo dục – đào tạo Long An như: Chương trình hành động thực hiện NQTW 02 và NQTU về giáo dục và đào tạo (1997 – 2000), năm 1997; Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Long An đến 2010, năm 2002
    Các tài liệu vừa nêu trên tuy có góp phần tái hiện lại một phần giáo dục – đào tạo Long An, song chưa có tác phẩm nào, công trình nào đi sâu và trình bày đầy đủ về giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006). Trên cơ sở tiếp thu những thành quả đó, tác giả muốn góp phần vào việc thu thập, phân tích và khái quát những thành tựu cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo Long An trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.


    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Đề tài “Giáo dục – đào tạo Long An, hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006)” nhằm khôi phục lại sự nghiệp giáo dục – đào tạo Long An trong những năm đổi mới về các lĩnh vực, những đóng góp cũng như những hạn chế của giáo dục – đào tạo Long An trong hai mươi năm qua, đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhỏ nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém mà ngành giáo dục – đào tạo Long An nói riêng và của đất nước nói chung còn đang mắc phải. Đồng thời thông qua việc tìm hiểu về lịch sử giáo dục – đào tạo để góp phần làm sáng tỏ hơn lịch sử phát triển của Long An trong thời gian từ 1986 – 2006.


    4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là giáo dục – đào tạo Long An hai mươi năm đổi mới và phát triển (1986 – 2006), thể hiện trên các mặt thành quả và hạn chế của sự nghiệp giáo dục – đào tạo của tỉnh về các ngành, các bậc học, đồng


    thời vạch ra một số biện pháp để khắc phục những mặt còn yếu kém, nhằm góp phần

    đưa giáo dục – đào tạo Long An phát triển mạnh mẽ hơn.

    Bên cạnh đó đề tài cũng dành một phần nhỏ để trình bày khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời gian trước đổi mới nhằm làm sáng tỏ hơn những đóng góp của nền giáo dục tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới vào sự nghiệp đổi mới chung của đất nước


    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Phạm vi không gian nghiên cứu là tỉnh Long An với địa giới hành chính ở thời

    điểm hiện nay (2006).

    Phạm vi thời gian nghiên cứu là từ 1986 – 2006. Là mốc từ lúc bắt đầu đổi mới

    đến hai mươi năm sau.

    6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Đề tài tập hợp, hệ thống những tài liệu cơ bản, đáng tin cậy để dựng lại bức tranh toàn cảnh của GD - ĐT Long An hai mươi năm đổi mới (1986 – 2006).
    - Đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế của GD - ĐT Long An trong thời gian từ 1986 – 2006.
    - Tổng kết hoạt động thực tiễn của GD - ĐT Long An, qua đó nêu lên một số

    giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn mục tiêu phát triển GD - ĐT của tỉnh nhà.



    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Với đề tài này trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phương pháp luận sử học Mác – Lênin, phương pháp lịch sử và phương pháp logic, đồng thời tác giả cũng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành như phương pháp nghiên cứu giáo dục, phương pháp phân tích, hệ thống hóa các tư liệu để trình bày và giải quyết các vấn đề khoa học mà đề tài đặc ra.
    Bên cạnh đó, đây là một đề tài cụ thể của một địa phương nên tác giả còn sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tiễn, phỏng vấn các cá nhân, cơ quan ban ngành có liên quan để việc sưu tập tài liệu được đầy đủ và chuẩn xác hơn, từ đó giải quyết vấn đề một cách khoa học và có độ tin cậy cao.


    8. DỰ KIẾN CẤU TRÚC LUẬN VĂN

    Luận văn gồm có phần dẫn luận, ba chương và kết luận.

    Chương 1. Khái quát giáo dục – đào tạo Long An thời kỳ trước đổi mới (1975

    – 1985).


    Chương 2. Giáo dục – đào tạo Long An mười năm đầu đổi mới (1986 – 1996)

    Chương 3. Giáo dục – đào tạo Long An trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện

    đại hóa (1996 – 2006)
     
Đang tải...