Thạc Sĩ Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sư phạm trong nhà trường quân sự hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhà giáo là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo. Những năm qua, các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đều đề cao vai trò của nhà giáo, xem đây là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Bởi vậy, yêu cầu nhà giáo phải:
    Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học [61, tr.57].
    Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đội ngũ giáo viên: “Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo là rất nặng nề nhưng rất vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị”[70, tr.616].
    Đội ngũ giáo viên trong NTQS có vai trò hết sức quan trọng, họ không chỉ là những người truyền thụ kiến thức, phát triển năng lực cho người học mà còn trực tiếp giáo dục hình thành, phát triển phẩm chất nhân cách cho những sĩ quan tương lai. Nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương “Về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới” xác định: nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức, tác phong của nhà giáo là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong quân đội hiện nay. Vì vậy “Xây dựng đội ngũ nhà giáo quân đội có phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về chất lượng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, ngành trong quân đội”[15, tr.6]. Vấn đề này đã trở thành quan điểm chỉ đạo xuyên suốt để kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với quá trình đào tạo giáo viên trong NTQS hiện nay.
    Thực tế cho thấy, chất lượng giáo dục - đào tạo có liên quan mật thiết với xu hướng; trình độ kiến thức, tay nghề sư phạm và ĐĐNN của người giáo viên. Những năm qua, đại đa số “nhà giáo quân đội có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo”[32, tr.9]. Phần lớn HVSP được đào tạo ở NTQS sau khi trở thành giáo viên đã đảm đương được nhiệm vụ, phát huy được vai trò của mình trong giáo dục - đào tạo. Nhiều đồng chí có sự nỗ lực phấn đấu vươn lên trở thành những nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” trong quân đội, một số tiếp tục được tuyển chọn để đào tạo sau đại học, trở thành những tiến sĩ, thạc sĩ các chuyên ngành khoa học khác nhau.
    Từ xưa đến nay, giáo dục đạo đức luôn được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. “Tiên học lễ, hậu học văn”, đã trở thành khẩu hiệu chỉ đạo các hoạt động của nhà trường và trở thành tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, giờ đây cùng với đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận cán bộ, nhà giáo còn khó khăn; mặt khác, do sự tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, của các tệ nạn xã hội và sự xuống cấp về mặt đạo đức của một bộ phận nhà giáo “đã làm xói mòn phẩm chất của một số nhà giáo, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín người thầy trong xã hội”. Trong khi đó, “Việc giáo dục chính trị, đạo đức trong các trường học chưa được quan tâm đúng mức”[1, tr.21]. Vấn đề này đã và đang tác động tiêu cực đến quá trình giáo dục ĐĐNN cho HVSP trong NTQS hiện nay.
    Việc thực hiện tốt chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục - đào tạo”; cùng với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thu hút được sự hưởng ứng rộng khắp toàn ngành và của toàn xã hội. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy định về đạo đức nhà giáo”, đây là cơ sở để mọi nhà giáo nỗ lực học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu của nghề dạy học được xã hội tôn vinh; đồng thời là cơ sở để giáo dục ĐĐNN cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường sư phạm. Vấn đề đạo đức của nhà giáo được cả xã hội quan tâm và trở thành yêu cầu bức thiết đặt ra đối với quá trình đào tạo giáo viên, trong đó có đào tạo giáo viên ở NTQS hiện nay.
    Bên cạnh những ưu điểm và thành tích đã đạt được thì chất lượng đội ngũ nhà giáo quân đội còn có những bất cập, hạn chế; đó là: “ có khoảng cách nhất định so với chuẩn quốc gia, với sự phát triển của giáo dục - đào tạo và có sự chênh lệch giữa các trường cùng bậc đào tạo”[15, tr.3]. “Chế độ, chính sách có nội dung chưa phù hợp với lao động sư phạm quân sự, vì thế chưa thu hút được người giỏi vào các trường quân đội”[32, tr.7]. Vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự yên tâm với nghề nghiệp sư phạm của mình, nhất là những giáo viên trẻ tinh thần vươn lên trong hoạt động sư phạm và nghiên cứu khoa học chưa cao.
    Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo quân đội, những năm qua: “Chưa chú trọng lựa chọn, điều động những cán bộ có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực để bồi dưỡng thành nhà giáo và cán bộ quản lý. Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một số nhà giáo chưa theo kịp thực tiễn”[31, tr.9]. HVSP trong NTQS hiện nay là đối tượng chưa có nhiều kinh nghiệm hoạt động sư phạm; trong khi mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra rất cao; họ sẽ trở thành giáo viên, lực lượng nòng cốt góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quân đội có chất lượng cao. Tuy nhiên, một bộ phận HVSP sau khi đã được tuyển chọn vẫn chưa thật sự thiết tha với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, rèn luyện để trở thành giáo viên. Quá trình đào tạo, do đặt trọng tâm vào nâng cao trình độ kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng tay nghề sư phạm, cho nên một số phẩm chất ĐĐNN của nhà giáo quân đội chưa được chú trọng giáo dục để phát triển một cách vững chắc. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học với giáo dục, hình thành, phát triển ĐĐNN cho học viên, không ít những hạn chế, bất cập khác chưa được giải quyết. Học viên nặng về việc chạy theo kết quả học tập được đánh giá bằng điểm các môn học, trong


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt:
    1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (2002), Hỏi và đáp về các kết luận của Hội nghị lần thứ sáu, Nxb CTQG, Hà Nội.
    2. Ban Khoa giáo Trung ương (1999), Đề cương cải cách và phát triển giáo dục ở Trung Quốc, Thông tin phục vụ lãnh đạo.
    3. Ban Khoa giáo Trung ương (1999), Kinh nghiệm phát triển giáo dục của Nhật Bản, Thông tin phục vụ lãnh đạo.
    4. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Đổi mới giáo dục – kinh nghiệm của Liên bang Nga, Thông tin phục vụ lãnh đạo
    5. Đinh Quang Báo (2005), “Một số giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, số 121 (9/2005), tr. 13 - 14.
    6. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội.
    7. Lê Khánh Bằng (2006), “Một số hướng đổi mới việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các khoa học giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, số 129 (kỳ 1), tr. 26 - 28.
    8. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), (2006), Lý luận giáo dục học Việt Nam, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
    9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), Định hướng giáo dục giá trị đạo đức trong các trường đại học, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.
    10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ - BGDĐT (ngày 04 tháng 5 năm 2007) .
    11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về đạo đức nhà giáo. Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/ QĐ - BGDĐT (ngày 16 tháng 4 năm 2008).
    12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), “Nội dung chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”. (Tài liệu đã được chỉnh sửa sau thẩm định vòng 2), Báo Giáo dục và Thời đại (số 25, thứ năm ngày 26-2-2009), tr. 6 - 7.
    13. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2004), Một số nhiệm vụ cấp bách kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến 2010, Ban hành kèm theo Chỉ thị số 40/2003/CT - BQP (ngày 22/4/2003), Nxb QĐND, Hà Nội.
    14. Bộ Tổng Tham mưu (1993), Tìm hiểu hệ thống nhà trường trong quân đội nước ngoài, Đề tài cấp Nhà nước, KX 09.
    15. Bộ Tổng Tham mưu (2005), Đề án kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010, số 876/TM ngày 15 tháng 6 năm 2005.
    16. Nguyễn Văn Chính (2003), “Mấy vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị quân sự”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 1 (77), tr. 49 - 51.
    17. Nguyễn Văn Chung (2001), [I]Nâng cao hiệu quả dạy học ở đại học quân sự hiện nay theo tư tưởng “Huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, HVCTQS.
    18. Hoàng Chúng (1989), [I]Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    19. [I]Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề đạo đức cách mạng (1986), Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
    20. Đại học Sư phạm Hà Nội (2000), [I]Đổi mới dạy học, nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý học, Giáo dục học phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.
    21. [I]Đại từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Văn hoá Thông tin.
    22. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), [I]Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội.
    23. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), [I]Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội,[I] tr. 46
    24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001)[I], Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội.
    25. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), [I]Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...