Tiểu Luận Giáo dục đạo đức cho học sinh vùng khó

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài. Đạo đức là những chuẩn mực xã hội về thái độ, hành vi, ý thức của một cá nhân. Bác Hồ đã từng dạy chúng ta: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Ta hiểu con người xã hội chủ nghĩa phải là con người có đạo đức cách mạng. Trong tình hình kinh tế xã hội đất nước ta hiện nay có nhiều biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì vậy vấn đề giáo dục đạo đức trong nhà trường phải được đặt ở vị trí đầu tiên, hết sức quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ vấn đề trên mà tôi cho rằng vấn đề giáo dục đạo đức học sinh là vấn đề cần thiết trong trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng là trách nhiệm và là bổn phận của đội ngũ giáo viên, đối với một giáo viên dạy môn Ngữ văn càng cần thiết hơn nữa, để giáo dục toàn diện cho các em đặc biệt là vấn đề đạo đức cho học sinh ngay từ khối lớp 6. Bởi học sinh lớp 6 là những em học sinh vừa được chuyển cấp từ Trường tiểu học lên cấp THCS, bản thân có nhiều bỡ ngỡ mới lạ về chương trình học, về phương pháp học. Đặc biệt đây là lứa tuổi đang ở những bước bắt đầu phát triển hoàn thiện về mặt tư duy, có sự thâm nhập tìm hiểu sâu rộng về mọi lĩnh vực kiến thức và đời sống. Vì vậy việc giáo dục đạo đức ở lứa tuổi này là hết sức cần thiết để hoàn thiện nhân cách một đội viên thiếu niên chuẩn bị bước vào tuổi đoàn viên thanh niên một cách đầy đủ và lành mạnh nhất. Môn Ngữ văn vốn là kho tàng kiến thức nhân văn của nhân loại. Qua đó hàng trăm nghìn con người, biết bao nhiêu thế hệ đã đúc rút những kinh nghiệm, những bài học luân lý sâu sắc nhằm khuyên răn, nhắc nhở đạo lý làm người. Từ đó biết phân biệt phải, trái, đúng, sai mà hành động. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn lớp 6 là nội dung những câu chuyện dân gian, câu truyện trung đại, thơ văn hiện đại, . đều thấm đẫm những ý vị sâu xa, những bài học triết lý về đối nhân xử thế. Vì vậy qua những tác phẩm văn thơ học sinh có thể hình thành cho mình những nhân cách tốt đẹp, những hành vi đúng đắn trong mọi mối quan hệ xã hội. Trong thực tế, trường THCS Chiềng Xôm đã có sự quan tâm tới nâng cao chất lượng dạy học nói chung, có sự chú trọng tới việc giáo dục đạo đức học sinh qua các môn học như: Giáo dục công dân, Lịch sử, Ngữ văn, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, . Đặc biệt chú trọng tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh đầu cấp. Giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay đã được thực hiện trên nhiều phương diện song vẫn còn nhiều bất cập và hiệu quả đạt được chưa cao. Là một giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn THCS tôi thấy việc giáo dục đạo đức cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn là hết sức thiết thực và cần thiết. Vì thế, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện tiểu luận nghiên cứu khoa học giáo dục của mình. 2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức cho học sinh và đánh giá thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường nói chung, qua đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 6 thông qua môn Ngữ văn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức. - Tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 6 thông qua môn Ngữ văn. - Đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 6 thông qua môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối lớp 6 qua việc dạy học môn Ngữ Văn ở Trường THCS Chiềng Xôm - thành phố Sơn La 5. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp giáo dục đạo đức học sinh lớp 6 thông qua môn Ngữ văn ở trường THCS Chiềng Xôm, Thành phố Sơn La. 6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu những vấn đề về giáo dục đạo đức. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp quan sát. - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phân tích đánh giá. - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm. 7. Đóng góp của tiểu luận: Tiểu luận này nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở cấp THCS nói chung, học sinh lớp 6 nói riêng nhằm trang bị cho học sinh những tri thức cần thiết về tư tưởng, chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức phpá luật và văn hoá xã hội. Hình thành thái độ tình cảm đúng đắn, niềm tin đạo đức trong sáng. Rèn luyện cho học sinh những chuẩn mực đạo đức xã hội cơ bản, có thói quen chấp hành qui định của pháp luật; nỗ lực học tập, rèn luyện .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...