Thạc Sĩ Giáo dục đại học và thu hút nhân tài ở Singapore

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Giáo dục đại học và thu hút nhân tài ở Singapore
    Định dạng file word


    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Lịch sử vấn đề 3
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 5
    7. Bố cục của Luận văn 5
    Chương I TỔNG QUAN VỀ CỘNG HÒA SINGAPORE 6
    I.Đất nước và con người 6
    1.Đất nước 6
    2.Con người 9
    II. Giáo dục ở Singapore 12
    1. Cấu trúc và sự phát triển của giáo dục đại học 12
    1.1 Cấp độ đầu tiên- các Trường đại học 14
    1.2 Cấp thứ hai –Các trường cao đẳng 19
    1.3 Cấp thứ ba- những trung tâm đào tạo nhà nước và tư nhân khác 21
    2. Sự mở rộng hệ thống và tuyển đầu vào 22
    3. Giáo dục cho sinh viên ở nước ngoài 24
    4. Việc dạy và học 26
    III. Giáo dục và bản sắc Singapore 30
    1. Nhu cầu về giáo dục đại học 30
    2. Tương lai của giáo dục đại học Singapore 31
    TIỂU KẾT 33
    Chương II ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT NHÂN TÀI 34
    I. Phát triển giáo dục đại học 34
    1.Vai trò của các trường đại hoïc 34
    2. Mối quan hệ Chính phủ- các trường đại học 36
    3. Các chính sách đối với giáo dục đại học 38
    3.1 Việc phân bố nguồn kinh phí 38
    3.2 Các khoản cho vay, học bổng cho sinh viên 39
    II. Chiến lược thu hút nhân tài 41
    1.Cơ sở và thực trạng nguồn nhân lực 41
    2. Nuôi dưỡng và thu hút nhân tài 44
    3. Sử dụng, đãi ngộ xứng đáng với trí thức 48
    III. Kết qủa thực hiện 50
    1.Giáo dục đại học 50
    2.Thu hút nhân tài 53
    IV. Nguyên nhân thành công 54
    1.Cải cách giáo dục đại học, đầu tư, trợ cấp- hoạt động không thể thiếu. 54
    2.Tạo được sự cạnh tranh giữa các trường đại học 57
    3. Chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, bài bản 58
    TIỂU KẾT 59
    Chương III BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO
    VIỆT NAM
    61
    I. Những bài học từ Giáo dục Đại học Singapore 61
    1.Đổi mới Giáo dục Đại học (GDĐH) 61
    2.Đào tạo nghề nghiệp 66
    3.Quan hệ Việt Nam –Singapore trong giáo dục đào tạo đại học 67
    II. Giáo dục đại học Việt Nam 70
    1.Thưcï trạng giáo dục đại học Việt Nam 70
    1.1 Nội dung chương trình 70
    1.2 Đội ngũ giảng viên 72
    1.3 Phương pháp dạy- học 74
    2. Mối liên hệ giữa đào tạo đại học và phát triển kinh tế đất nước 77
    3. Giáo dục đại học Việt Nam sau khi nước ta gia nhập WTO 81
    III. Những gợi ý cho Việt Nam 83
    1. Giáo dục đại học 83
    1.1 Giáo dục đại học phải là động lực phát triển kinh tế xã hội 83
    1.2 Giải pháp cho giáo dục đại học Việt Nam sau khi nước ta gia nhập WTO 85
    2. Phát triển nhân tài trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 88
    2.1 Tạo điều kiện để phát triển nhân tài 88
    2.2 Sử dụng và đãi ngộ nhân tài 89
    2.3 Chính sách thu hút nhân tài 90
    TIỂU KẾT 92
    KẾT LUẬN 94
    PHỤ LỤC 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 111


    MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Giáo dục, đào tạo và đầu tư phát triển năng lực của con người có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển của một quốc gia và khả năng cạnh tranh quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Giáo dục, đào tạo là cơ sở nền tảng sức mạnh của Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, là nguồn gốc thành công của Mỹ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và là gốc rễ của các ưu thế của Nhật Bản trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba Giờ đây, chất lượng con người đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của các quốc gia trên toàn thế giới. Thực tế đã chứng minh rằng, đầu tư vào nguồn nhân lực sẽ mang lại hiệu qủa rất cao. Đó cũng chính là lý do vì sao chính phủ các nước Mỹ, Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
    Đặc biệt, khi nền kinh tế dựa trên tri thức ra đời thì yếu tố con người càng trở nên quyết định hơn bao giờ hết. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải đào tạo ra những con người có tri thức, ham hiểu biết, có năng lực thích nghi, sáng tạo, linh hoạt, có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng xã hội
    Singapore là một quốc gia đảo, diện tích nhoû, dân số ít, là nước láng giềng của Việt Nam trong vùng Đông Nam Á. Trong một thời gian không lâu kể từ khi giành độc lập, từ một đất nước nghèo nàn, Singapore đã nhanh chóng vươn lên trở thành một Con Rồng Châu Á. Thành công của Singapore được xem như là một kỳ tích trong lịch sử phát triển của thế giới hiện đại. Với ý thức xem con người là “Nguồn quý giá nhất” của đất nước, Chính phủ Singapore đã tạo mọi điều kiện và mở rộng cửa thu hút chất xám. Để tồn tại và phát triển, người Singapore hiểu rằng họ phải duy trì và phát triển ưu thế hiện nay, cả nước phải thành một “Đội giỏi nhất”. Chiến lược đào tạo, đầu tư vào con người đã và đang tiếp tục được chú trọng nhằm biến Singapore thành một xã hội có học vấn cao với phương châm “giáo dục là chìa khóa cho đời sống cao hơn”.
    Một đảo quốc xinh đẹp cùng với những chiến luợc phát triển đất nước độc đáo, các chính sách ưu đãi về giáo dục đào tạo và thu hút nhân tài đã thật sự thu hút nhiều người quan tâm, là vấn đề cần nghiên cứu. Trên tinh thần đó tác giả đã chọn đề tài này cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn được tìm hiểu về con người và đất nước Singapore nói chung và vấn đề đào tạo và thu hút nhân tài của Singapore nói riêng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài “Giáo dục đại học và thu hút nhân tài ở Singapore sẽ mang lại cái nhìn cụ thể hơn về hệ thống giáo dục đại học của Singapore, đặc biệt là tầm nhìn đúng đắn của Chính phủ Singapore trong việc đào tạo và thu hút con người.
    Từ những thành công của Singapore trong việc đào tạo và thu hút nhân tài, chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá và so sánh với giáo dục đại học Việt Nam, qua đó có thể học tập những kinh nghiệm, giải pháp phù hợp với điều kiện của nước nhà.
    3. Lịch sử vấn đề
    Thành công kỳ diệu của quốc đảo nhỏ bé cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á với chúng ta này đã lôi cuốn sự chú ý và nghiên cứu của nhiều học giả trong và ngoài nươùc như : Trần Khánh, Lý Quang Diệu, Andrew William Lind, Lord Dainton, Viswanathan Selvaratnam nhất là từ góc độ kinh tế, chính trị Rất nhiều báo, tạp chí như : Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, Báo Sài gòn giải phóng và mạng Internet cũng đã có rất nhiều bài viết đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ là những bài viết nhỏ nhằm giới thiệu, quảng bá về nền giáo dục Singapore. Cho đến thời điểm này, tác giả luận văn nhận thấy hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vấn đề này. Vì thế, tác giả hy vọng rằng qúa trình thực hiện đề tài sẽ phác thảo được lịch sử phát triển giáo dục đại học Singapore, những chính sách của Chính phủ đối với giáo dục đại học, các chiến lược thu hút nhân tài của nước này trong những năm qua.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    -Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề liên quan đến hệ thống giáo dục đại học của Singapore: cơ cấu tổ chức, nguồn lực, nguồn tài chính, các chính sách của Chính phủ, chương trình và quy trình đào tạo, những thành tựu và tồn tại, đóng góp của giáo dục đại học đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của Singapore, thực trạng và những thách thức của giáo dục đại học Singapore trong những năm đầu thế kỷ XXI Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm tham chiếu cho Việt Nam.
    -Thời điểm nghiên cứu: từ 1965-đến nay
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Luận văn trình bày một cách hệ thống vấn đề nêu ra. Nếu được chấp nhận, sau khi hoàn thành đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và những ai cần quan tâm.
    Về ý nghĩa thực tiễn, qua việc nghiên cứu có thể cung cấp tổng quan về chiến lược phát triển giáo dục đại học của Singapore, đánh giá được tầm quan trọng của việc đào tạo và thu hút nhân tài. Làm nổi bật vai trò của Chính phủ Singapore trong việc hoạch định các chính sách giáo dục và đào tạo, những bài học mà các nước phát triển khác có thể học từ câu chuyện thành công của Singapore. Qua đó có thể có được cái nhìn đúng đắn về thực trạng và giải pháp cho đào taïo đại học và thu hút nhân tài ở Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
    -Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp chủ yếu là phương pháp so sánh, phân tích liên ngành nhằm tổng hợp những tư liệu, taøi liệu có liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo của Singapore.
    -Luận văn được thực hiện chủ yếu dựa vào các tài liệu sau:
    +Các tác phẩm của Lý Quang Diệu và các nhà lãnh đạo Singapore, các công trình nghiên cứu về Singapore nói chung.
    + Các loại sách báo viết về nền giáo dục tiên tiến của Singapore.
    + Các văn bản từ Lãnh sự quán Singapore ở Thành phố Hồ Chí Minh về các chính sách đào tạo và thu hút nhân tài trong các năm gần đây
    Ngoài ra tác giả luận văn cũng đã nghiên cứu và kế thừa các tác phẩm, luận văn trong và ngoài nước, các số liệu trên mạng Internet Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng, các số liệu vẫn chưa được cập nhật đầy đủ trong một số năm, đây cũng là mặt hạn chế của đề tài.
    7. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn gồm 3 chương
    -Chương 1: Tổng quan về Cộng Hòa Singapore
    -Chương 2: Đào tạo và thu hút nhân tài
    -Chương 3: Kinh nghiệm Singapore và những gợi ý cho Việt Nam
    CHƯƠNG I
    TỔNG QUAN VỀ CỘNG HÒA SINGAPORE
    I.Đất nước và con người
    1.Đất nước


    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    *Sách
    1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Đề án đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, NXB Hà Nội.
    2.Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), NXB Giáo Dục, Hà Nội.
    3. Chỉ thị 40–CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng, nâng cao chất lươïng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
    4. Nghị quyết 14/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
    5. Đỗ Huy Thịnh (2003), Văn hóa Giáo dục các nước Đông Nam Á.- NXB VHTT, 96tr.
    6.Văn minh tinh thần Xingapo(1997), Lê Quảng Ba, Hoàng Văn Tuấn, Nguyễn Vĩnh Quang, Lê Thu Hà, Bùi Quang Tạo(biên dịch)- NXB Chính trị quốc gia, 328 tr.
    7. Lê Thị Thanh Hà (1994), Lựa chọn và sử dụng nhân tài trong lịch sử.- NXB KHXH , 135tr.
    8. Lý Quang Diệu (người dịch: Lê Tư Vinh) 1994, Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu.- NXB CTQG, 296tr.
    9. Lý Quang Diệu (Sài gòn Book dịch) 2001, Bí quyết hóa Rồng-lịch sử Singapore 1965-2000.- NXB Trẻ TPHCM, 688tr.
    10. Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài.-NXB CTQG, 323tr.
    11. Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia. -NXB Chính trị quốc gia, 223tr.
    12. Nguyễn Quốc Lộc- Nguyễn Công Khanh-Đoàn Thanh Hương (2004), Tổng quan về Asean và tiềm năng Thành phố HCM trong tiến trình hội nhập.-NXB Tổng Hợp TP.HCM, 530tr.
    13. Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên): Phạm Đức Thành, Hoa Hữu Lân, Trần Khánh (2002), Chiến Luợc phát triển của các nước Đông Nam AÙ. –Khoa ĐNÁ học Trường ĐH Mở BC TP.HCM, 421tr.
    14. Nguyễn Xuân Tế (2001), Thể chế chính trị các nước Asean.- NXB TP.HCM, 374 tr.
    15. Kinh nghiệm phát triển của Singapore (1996), Nguyễn Xuân Thành & nnk (dịch) NXB TPHCM, Viện Kinh tế, 408 tr.
    16. Phạm Duy Đức (2006), Những thách thức của văn hóa Việt Nam trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc teá, NXB VHTT, 255tr.
    17. Một vòng quanh nước Singapore (2005), Trần Vĩnh Bảo (biên dịch), NXB VHTT, 215tr.
    18. Trần Khánh (1995), Cộng Hoà Singapore 30 năm xây dựng và Phát triển.- NXB KHXH, 133tr.
    19. Trọng Kiên (2007), Những biện pháp lưu giữ nhân tài T2.- NXB LĐXH,162tr.
    20. Singapore (2003),Trịnh Huy Hóa (dịch), NXB Trẻ TPHCM, 177tr.
    21.Trần Thị Phương Thảo (2006), Luận văn “Tuyên truyền về GDĐH trên báo chí TP.HCM”, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, 120tr.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...