Tiểu Luận Giáo dục bậc cao ở Việt Nam : Khủng hoảng và phản ứng.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Giới thiệu

    Đối với những vấn đề quốc tế quan trọng, quan điểm của người Mỹ thường bị chia rẽ một cách sâu sắc. Vào những năm sáu mươi, hàng triệu người Mỹ đã nhiệt tình ủng hộ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Trong số đó không chỉ là bao gồm những người không có học thức mà đáng tiếc là còn có cả một số giáo sư của Harvard và các trường đại học khác, họ đã đến Washington để nắm giữ các chức vụ quan trọng trong nội các của Kennedy và Johnson. Cũng trong thời kỳ này, nhiều người Mỹ khác đã phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đã tổ chức các cuộc biểu tình rộng lớn. Người Mỹ không nói chung một giọng.

    Mục đích của báo cáo này là để trao đổi về một tài liệu với tiêu đề “Giáo dục bậc cao ở Việt Nam : Khủng hoảng và phản ứng.” Bài viết này có tiêu đề của Viện Ash thuộc Trường Harvard Kennedy, và tên của Thomas Vallely và cộng sự của ông ta là Ben Wilkinson. Tôi sẽ trích dẫn tài liệu này một cách ngắn gọn là “báo cáo Vallely”.

    Báo cáo Vallely được viết với quan điểm tương tự như một báo cáo trước đây về Giáo dục bậc cao ở Việt Nam dưới sự bảo trợ của Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ. Vào năm 2008 tôi đã có một bài bình luận về tài liệu đó. Trong bài viết này, tôi sẽ không nhắc lại những điểm mà tôi đã nêu ra trong đó.

    Những khó khăn của Việt Nam trong giáo dục bậc cao là rất phức tạp và cũng khá giống với những vấn đề thường thấy ở các nước khác, đặc biệt là ở Thế Giới Thứ Ba. Bài viết này không nhằm phân tích toàn diện vấn đề đó. Mục đích của tôi là xem xét câu hỏi này trong bối cảnh lịch sử, và cảnh báo các nhà toán học, các nhà khoa học và các quan chức của Việt Nam cần phải hết sức thận trọng trước những phân tích và kiến nghị của các đại diện của những tổ chức Hoa Kỳ kiểu như là Viện Ash.


    2. Lịch sử

    2.1. Thời kỳ đầu


    Sau chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của tôi vào năm 1978, tôi đã viết một bản báo cáo trong đó tôi có bình luận về sự kính trọng đối với tri thức như là một phần trong văn hoá Việt Nam từ thời xa xưa.

    Có thể giải thích phần nào cho địa vị cao quí của những học giả trong truyền thống của người Việt. Trường Đại học Quốc tử giám cổ kính, được thành lập vào năm 1076, luôn là một địa điểm hấp dẫn khách du lịch tới Hà Nội . Tấm bia đá dựng năm 1463 có khắc tên của Lương Thế Vinh, người mà bên cạnh sự nghiệp văn chương của mình còn được coi là một trong những nhà hình học đầu tiên của Việt Nam.

    Những truyền thống đó cũng có thể giải thích được phần nào vì sao trong số các sinh viên từ các nước đang phát triển theo học tại Mátxcơva thì sinh viên Việt Nam có lẽ là những người làm việc chăm chỉ nhất và thành công nhất. Có thể là các nhà toán học trẻ của Việt Nam từ Mátxcơva, khi quay trở về quê hương sau khi hoàn thành khoá học sau đại học cũng trải qua những cảm xúc hân hoan, vui sướng giống như cha ông mình sau khi thi đỗ trong các kỳ thi của hoàng gia.

    Tuy nhiên trong thời kỳ thực dân, người Pháp đã thất bại trong việc phát triển giáo dục bậc cao. Báo cáo Vallely đã có một phân tích chính xác về vấn đề này :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...