Tài liệu giáo án vật lý lớp 11 nâng cao

Thảo luận trong 'Lớp 11' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I : ĐIỆN HỌC - ĐIỆN TỪ HỌC
    CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG
    BÀI 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
    I. Mục tiêu:
    1.Kiến thức:
    - Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật.
    - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.
    2.K ỹ năng:
    - Viết được công thức định luật cu-lông.
    - Vận dụng được định luật Cu-lông để xác định được lực điện tác dụng giữa hai điện tích điểm.
    - Biểu diễn được lực tương tác giữa các điện tích bằng các vectơ.
    - Biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích bằng phép cộng các vectơ lực.
    II. Chuẩn bị:
    1.Giáo viên:
    - Dụng cụ thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xác, do tiếp xúc và do hưởng ứng.
    - SGK, SBT và các tài liệu tham khảo.
    2.Học sinh:
    - Ôn lại kiến thức về điện tích.
    - SGK, SBT.
    III. Tiến trình dạy học:
    1.Ổn định lớp:
    2.Giảng bài mới:
    Hoạt động 1: Tìm hiểu sự nhiễm điện của vật.
    [TABLE="width: 672, align: center"]
    [TR]
    [TD]Hoạt động của HS
    [/TD]
    [TD]Hoạt động của GV
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hs trả lời câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ của Gv:
    - Có mấy loại điện tích?
    - Tương tác giữa các điện tích diễn ra như thế nào?


    Hs quan sát Gv làm thí nghiệm và rút ra nhận xét:
    - Sau khi cọ xát thanh thuỷ tinh có thể hút các mẫu giấy vụn.
    - Thanh thuỷ tinh nhiễm điện.

    Hs nghe giảng và dự đoán kết quả của các hiện tượng trên
    [/TD]
    [TD]Gv đặt câu hỏi cho Hs.
    Nhận xét câu trả lời.
    · Có hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm.
    · Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
    Gv làm thí nghiệm hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

    Gv nêu hiện tượng:
    - Cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện.
    - Đưa thanh kim loại không nhiễm điện lại gần quả cầu đã nhiễm điện nhưng không chạm vào.
    Hiện tượng gì sẽ xảy ra?
    [/TD]
    [TD]1.Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật.
    a. Hai loại điện tích: + Điện tích dương.
    + Điện tích âm.
    - Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.
    - Đơn vị điện tích là Cu lông (C)
    - Electron là hạt mang điện tích âm có độ lớn [​IMG] gọi là điện tích nguyên tố. Một vạt mang điện thì điện tích của nó luôn là n.e (n là số nguyên)
    b.Sự nhiễm điện của các vật.
    - Nhiễm điện do cọ xát.
    - Nhiễm điện do tiếp xúc.
    - Nhiễm điện do hưởng ứng.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...