Tài liệu Giáo án nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mac lênin

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương mở đầu
    NHậP MÔN NHữNG NGUYÊN Lý CƠ BảN CủA
    CHủ NGHĩA MáC- LÊNIN

    I. KHáI LƯợc về chủ nghĩa mác- lênin
    1. Chủ nghĩa Mác- Lênin và ba bộ phận cấu thành
    a, Chủ nghĩa Mác-lênin
    Chủ nghĩa Mác- Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị tư tưởng nhân loại và tổng kết thực tiễn thời đại; là thế giới quan, phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
    b, Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin
    Chủ nghĩa Mác- Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực, trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
    - Triết học Mác- Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
    - Kinh tế chính trị Mác- Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới- phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
    - Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác- Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa- bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản, từ vương quốc của tính tất yếu mù quáng sang vương quốc tự do của con người.
    Như vậy, mặc dù ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất- đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức bóc lột và tiến tới giải phóng con người.
    2. Khái lược quá trình hình thành phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin
    Quá trình ra đời và phát triển cuả chủ nghĩa Mác- Lênin bao gồm hai giai đoạn lớn là giai đoạn hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác (do C.Mác, Ph.Ăngghen thực hiện) và giai đoạn bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác- Lênin (do V.I.Lênin thực hiện).
    a, Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác
    · Điều kiện kinh tế xã hội:
    Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp
    Giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội. Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan cần có lý luận khoa học dẫn đường.
    · Tiền đề lý luận
    Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại. Trong đó trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức; kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
    - Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của G.W.Ph.Hêghen và L.phoiơbắc với tính cách là nguồn gốc trực tiếp của lý luận triết học Mác.
    - Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với với những đại biểu lớn là A.Xmít và Đ.Ricácđô đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành, phát triển quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác.
    - CNXH không tưởng Pháp với các nhà tư tưởng tiêu biểu là H.Xanh Ximông, S.Phuriê và R.Ôoen là một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa Mác.
    · Những tiền đề khoa học tự nhiên
    Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên thời đó vừa là tiền đề, vừa là luận cứ và là những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác.
    - Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
    - Học thuyết tế bào do Savannơ và Vônphơ nghiên
    - Thuyết tiến hoá của Đác Uyn
    => Những phát minh trên và sự phát triển trong KHTN đã trở thành những bằng chứng thực tế để bác bỏ những quan niệm siêu hình về giới tự nhiên và khẳng định thế giới khách quan có sự liên hệ, chuyển hoá lẫn nhau và vận động không ngừng. Đây thực chất là quan điểm DVBC mà M-A xác lập.
    b, C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác
    - Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác
    Sự chuyển biến từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủ nghĩa của C.Mác và Ph.Ăngghen.
    - Giai đoạn phát triển chủ nghĩa Mác
    Bổ sung và phát triển toàn diện những vấn đề triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen, tạo nên chủ nghĩa Mác hoàn chỉnh.
    c, V.I.Lênin với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
    - V.I.Lênin ( Vladimir Ilich Lenin, 1870- 1924); người Nga.
    · Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác
    - Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
    - Khoa học tự nhiên phát triển mạnh với những thành tựu mới
    - Nhiều khuynh hướng triết học tấn công nhằm phủ định chủ nghĩa Mác để quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.
    - Chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở nước Nga.
    Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu phải khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên để rút ra những kết luận về thế giới quan và phương pháp luận; phải thực hiện cuộc đấu tranh lý luận để chống sự xuyên tạc và phát triển chủ nghĩa Mác đã được thực tiễn nước Nga đặt ra.
    · Vai trò của V.I.Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới
    Có thể chia thành ba giai đoạn:
    - Giai đoạn từ 1893 đến 1907, là giai đoạn V.I.Lênin tập trung chống phái dân tuý.
    - Giai đoạn từ 1907 đến Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, V.I.Lênin tiếp tục đấu tranh chống các tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát triển triết học Mác; xác lập thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật cho giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản.
    - Giai đoạn sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga từ 1917 đến 1924, V.I.Lênin tiếp tục phát triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thông qua các tác phẩm cơ bản như Sáng kiến vĩ đại; Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản (1920); Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơrốtxki và Bukharin (1921); Về chính sách kinh tế mới (1921); Bàn về thuế lương thực (1921) .
    d, Chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới
    - Chủ nghĩa Mác- Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917)
    - Chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.



    II. đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa mác- lênin
    1. Đối tượng và phạm vi học tập, nghiên cứu
    - Đối tượng học tập, nghiên cứu “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin” là: “những quan điểm và học thuyết” của C.Mác, Ph.ăngghen và V.I.Lênin trong phạm vi những quan điểm, học thuyết cơ bản nhất thuộc ba bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
    2. Mục đích và yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
    a, Mục đích của việc học tập, nghiên cứu
    - Học tập, nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin là để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin để giúp sinh viên hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng.
    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin là để xây dựng niềm tin, lý tưởng cho sinh viên.
    b, Một số yêu cầu cơ bản về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu
    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn đất nước và thời đại.
    - Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tâp, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn.
    - Học tập, nghiên cứu mỗi nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin trong mối quan hệ với các nguyên lý khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời cũng cần nhận thức các nguyên lý đó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...