Tài liệu giáo án lịch sử 6- cả năm

Thảo luận trong 'Lớp 6' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I – Mục tiêu cần đạt
    Giúp HS:
    1. Hiểu được Lịch sử là một khoa học; mục đích của việc học Lịch sử. Nắm được những căn cứ để biết và khôi phục lại quá khứ lịch sử.
    2. Bồi dương lòng quý trọng những gia trị lịch sử; sự cần thiết phảI học Lich sử; có tinh thần trách nhiệm đối với viêch học tập bộ môn Lịch sử.
    3. Bước đầu hình thành các kĩ năng nhận biết, đối chiếu, so sánh; kĩ năng quan sát và sử dụng tranh ảnh lịch sử; thực hiện các dạng bài tập liên quan đến bài học.


    II – Phương tiện dạy học
    - Tranh, ảnh lịch sử;
    - Sơ đồ minh họa.
    III – Hoạt động dạy học
    1. ổn định tổ chức
    2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
    3. Giới thiệu bài
    Học tập lịch sử là để tìm hiểu sự hình thành, phát triển của con người và xã hội loài người. Vì vậy, cần cần hiểu Lịch sử là gì; học Lịch sử để làm gì; căn cứ vào đâu để biết lịch sử?
    4. Tổ chức các hoạt động
    Hoạt động của GV & HS Nội dung cần đạt


    HĐ 1: Cá nhân, nhóm
    - Nêu vấn đề: Con người, cây cỏ, mọi vật, có phải từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay không?
    - GV trình bày. HS tự lấy ví dụ.


    - Vậy, lịch sử là gì? Có gì khác nhau giữa lịch sử của một con người và lịch sử xã hội loài người?



    - Như vậy, môn học Lịch sử nghiên cứu những gì? Tại sao nói đó là một bộ môn khoa học?




    HĐ 2: Cá nhân, nhóm
    - HD quan sát H.1
    - Nhìn lớp học, em thấy có gì khác với lớp học ở trường em? Theo em, tại sao lại có sự khác nhau đó?
    - Chúng ta có cần biết nguyên nhân của sự thay đổi đó không? Qua đó, em thấy được mục đích của việc học lịch sử là gì?


    HĐ 3: Cá nhân
    - Gợi nhắc về cuộc sống của ông bà, cha mẹ
    - Tại sao em biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào?
    - HD quan sát H.1; H.2.
    - Theo em, đó là những chứng tích hay tư liệu gì của người xưa để lại, giúp ta biết được lịch sử?
    - Tại sao nhìn vào những bia đá, người ta biết được đó là những bia tiến sĩ?
    1. Lịch sử là gì?
    (Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước, mà chúng ta thấy hiện nay, đều đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; nghĩa là đều có một quá khứ, quá khứ đó chính là lịch sử).
    - Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
    - Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
    - Lịch sử là một khoa học. (Khoa học nghiên cứu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ).
    2. Học lịch sử để làm gì?

    (Xưa và nay khác nhau rất nhiều: lớp học, bàn ghế, thầy trò, Không phải ngẫu nhiên mà có những thay đổi đó).
    - Hiểu được cội nguồn , biết và quý trọng quá khứ.
    - Mở rộng nhu cầu hiểu biết; xây dựng xã hội văn minh.
    3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?



    - Tư liệu truyền miệng (chuyện kể, lời nói, ).

    - Tư liệu hiện vật (di tích, đồ vật, tranh ảnh, ).


    - Tư liệu chữ viết (bản ghi, sách vở chép tay hay in khắc bằng chữ viết).


    5. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà
    * Tổng kết:
    - Lịch sử là một khoa học dựng lại toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ.
    - Mỗi người đều phải học và biết lịch sử.
    - Để xây dựng lịch sử, có ba nguồn tư liệu chính: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết.
    * Câu hỏi, bài tập
    - Câu hỏi ôn bài (SGK).
    - Bằng dẫn chứng cụ thể hãy giải thích: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”.
    - Sưu tầm, tìm hiểu những tư liệu lịch sử ở địa phương.
    * Chuẩn bị bài sau
    - Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi trong bài.
    - Tham khảo các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.
    - Chuẩn bị các mẫu lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...