Tài liệu Giáo án kỹ thuật đo lường ( Lê Quốc Huy - DHBK Đà Nẵng )

Thảo luận trong 'Điện - Điện Tử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TG : LÊ QUỐC HUY - BỘ MÔN TD-DL - KHOA ĐIỆN


    MÔ TẢ MÔN HỌC:



    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC



    Môn học kỹ thuật đo lường trình bày các kiến thức về kỹ thuật đo dùng trong ngành

    điện hiện nay. Giới thiệu những phép đo cơ bản để ứng dụng cho các ngành sản xuất

    công nghiệp.


    MỤC TIÊU MÔN HỌC:

    Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật đo lường

    trong ngành điện. Trình bày các dụng cụ đo, nguyên lý đo và phương pháp đo các thông

    số. Trên cơ sở đó, người học biết cách sử dụng dụng cụ đo và xử lý kết quả đo trong

    công việc sau này.


    ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT:



    PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG (8LT)

    CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ ĐỊNH NGHĨA (2 LT)

    1.1. Quá trình đo lường, định nghĩa phép đo.

    1.2. Các đặc trưng của kỹ thuật đo.

    1.3. Phân loại phương pháp đo.

    1.4. Phân loại thiết bị đo.

    CHƯƠNG 2. SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO (2 LT)

    2.1. Sai số tuyệt đối, sai số tương đối, sai số hệ thống.

    2.2. Cấp chính xác.

    2.3. Phương pháp loại trừ sai số hệ thống.

    2.4. Xử lý kết quả đo.

    CHƯƠNG 3. MẪU VÀ CHUẨN (2 LT)

    3.1. Đơn vị đo.

    3.2. Thiết bị chuẩn.

    3.3. Thiết bị mẫu.

    3.4. Cách truyền chuẩn.

    CHƯƠNG 4. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA THIẾT BỊ ĐO (2 LT)

    4.1. Các sơ đồ chung.

    4.2. Các khâu chức năng của thiết bị đo.

    PHẦN 2. CÁC PHẦN TỬ CHỨC NĂNG CỦA THIẾT BỊ ĐO (14LT)

    CHƯƠNG 5. CÁC CƠ CẤU CHỈ THỊ (6 LT)

    5.1. Cơ cấu chỉ thị của dụng cụ đo tương tự.

    5.1.1. Những bộ phận chung.

    5.1.2. Nguyên lý làm việc của các chỉ thị cơ điện.

    5.1.3. Các cơ cấu chỉ thị cơ điện.

    5.1.4. Cơ cấu chỉ thị từ điện, lôgômét từ điện.

    5.1.5. Cơ cấu chỉ thị điện từ, lôgômét điện từ.

    5.1.6. Cơ cấu chỉ thị điện động, lôgômét điện động.

    5.1.7. Cơ cấu chỉ thị tĩnh điện.

    5.1.8. Cơ cấu chỉ thị cảm ứng.

    5.2. Cơ cấu chỉ thị tự ghi.

    5.3. Cơ cấu chỉ thị số:

    - Nguyên lý chung.

    - Cơ cấu chỉ thị 7 thanh.

    CHƯƠNG 6. MẠCH ĐO VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO (3 LT)

    6.1. Khái niệm chung.

    6.2. Các đặc tính cơ bản của mạch đo.

    6.3. Mạch tỷ lệ.

    6.4. Mạch khuếch đại.

    6.5. Mạch xử lý và tính toán.

    6.6. Mạch so sánh.

    6.7. Mạch tạo hàm.

    6.8. Mạch đo sử dụng vi xử lý.

    CHƯƠNG 7. CÁC CHUYỂN ĐỔI ĐO LƯỜNG (5 LT)

    7.1. Khái niệm chung.

    7.2. Các chuyển đổi điện trở.

    7.3. Các chuyển đổi điện từ.

    7.3.1. Chuyển đổi điện cảm và hỗ cảm.

    7.3.2. Chuyển đổi áp từ.

    7.3.3. Chuyển đổi cảm ứng.

    7.4. Chuyển đổi tĩnh điện.

    7.4.1. Chuyển đổi áp điện.

    7.4.2. Chuyển đổi điện dung.

    7.5. Chuyển đổi nhiệt điện.

    7.5.1. Chuyển đổi cặp nhiệt điện.

    7.5.2. Nhiệt điện trở.

    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

    7.5.3. Cảm biến nhiệt độ dựa trên tính chất của điốt và tranzito bán dẫn.

    7.6. Chuyển đổi hoá điện.

    7.7. Chuyển đổi điện tử và ion.

    7.8. Chuyển đổi lượng tử.

    7.9. Chuyển đổi đo độ ẩm.

    7.10. Khái niệm về chuyển đổi thông minh có sử dụng P.

    PHẦN 3. ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐIỆN VÀ KHÔNG ĐIỆN (31LT)

    CHƯƠNG 8. ĐO DÒNG ĐIỆN (2 LT)

    8.1. Cơ sở chung.

    8.2. Các dụng cụ đo dòng điện.

    8.3. Đo dòng điện nhỏ.

    8.4. Đo dòng điện lớn.

    CHƯƠNG 9. ĐO ĐIỆN ÁP (2 LT)

    9.1. Cơ sở chung.

    9.2. Dụng cụ đo điện áp chỉ thị kim.

    9.3. Dụng cụ đo điện áp bằng phương pháp so sánh (điện thế kế).

    9.4. Dụng cụ đo chỉ thị số.

    9.5. Dụng cụ đo sử dụng P.

    9.6. Đo điện áp cao.

    CHƯƠNG 10. ĐO CÔNG SUẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (3 LT)

    10.1. Đo công suất.

    10.2. Đo năng lượng.

    10.5. Đo công suất, năng lượng trong mạch cao áp.

    10.6. Đo công suất phản kháng.

    CHƯƠNG 11. ĐO GÓC PHA (2 LT)

    11.1. Cơ sở chung.

    11.2. Đo góc pha bằng phương pháp biến đổi trực tiếp.

    11.3. Đo góc pha bằng phương pháp biến đổi bù.

    11.4. Đo góc pha bằng phương pháp dịch tần số.

    CHƯƠNG 12. ĐO TẤN SỐ (2 LT)

    12.1. Khái niệm chung.

    12.2. Đo tần số bằng phương pháp cộng hưởng.

    12.3. Tần số kế điện từ.

    12.4. Cầu đo tần số

    12.5. Tần số kế chỉ thị số.

    CHƯƠNG 13. ĐO CÁC THÔNG SỐ MẠCH ĐIỆN (4 LT)

    13.1. Các phương pháp đo điện trở trung bình.

    13.2. Đo điện trở có giá trị lớn.

    13.3. Đo điện trở có giá trị nhỏ.

    13.4. Ohm kế.

    13.5. Cầu điện trở (cầu đơn, kép).

    13.6. Đo điện dung và góc tổn hao của tụ điện.

    13.7. Cầu ghi tự động.

    CHƯƠNG 14. ĐO VÀ GHI CÁC ĐẠI LƯỢNG BIẾN THIÊN (4 LT)

    14.1. Cơ sở chung, ý nghĩa và phân loại.

    14.2. Dụng cụ tự ghi trực tiếp.

    14.3. Dao động ký ánh sáng.

    14.4. Dao động ký điện tử.

    14.5. Điện thế kế tự ghi.

    14.6. Cầu tự động ghi.

    CHƯƠNG 15. ĐO VÀ THỬ NGHIỆM CÁC ĐẠI LƯỢNG TỪ (2 LT)

    15.1. Các cơ sở chung.

    15.2. Phương pháp lượng tử để đo từ trường.

    15.3. Phương pháp cảm ứng từ.

    15.4. Phương pháp bù.

    15.5. Đo các thông số vật liệu từ.

    CHƯƠNG 16. ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ HỌC (3 LT)

    16.1. Cơ sở chung và phân loại các phương pháp.

    16.2. Phương pháp cơ điện.

    16.3. Đo vận tốc, gia tốc.

    16.4. Đo góc quay, khoảng cách.

    16.5. Phương pháp đo biến dạng và ứng suất cơ.

    16.6. Phương pháp đo lực và mômen xoắn.

    16.7. Các phương pháp đo áp suất.

    CHƯƠNG 17. ĐO LƯU LƯỢNG CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ (2 LT)

    17.1. Cơ sở chung và phân loại.

    17.2. Đo lưu lượng chất lỏng.

    17.3. Đo lưu lượng chất khí.

    CHƯƠNG 18. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO NHIỆT ĐỘ (3 LT)

    18.1. Các cơ sở chung và phân loại.

    18.2. Các phương pháp đo tiếp xúc.

    18.3. Đo nhiệt độ bằng phương pháp không tiếp xúc.

    - Phương pháp từ nhiệt.

    - Phương pháp ion nhiệt.

    - Phương pháp hoả quang kế.

    - Phương pháp phổ.

    CHƯƠNG 19. ĐO THÀNH PHẦN VẬT CHẤT (2 LT)

    19.1. Khái niệm chung và phân loại.

    19.2. Phương pháp điện hoá.

    19.3. Phương pháp điện vật lý.

    19.4. Phương pháp ion.

    19.5. Phương pháp phổ.

    19.6. Phương pháp sắc ký.

    19.7. Phương pháp tổng hợp.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    [1] Phạm Thượng Hàn (chủ biên) - Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật lý T1,2 - NXB

    Giáo dục 1997.

    [2] Lê Văn Doanh (chủ biên) - Các bộ cảm biến trong kỹ thuật đo lường và điều khiển -

    NXB KH&KT 2001.

    [3] Nguyễn Ngọc Tân (chủ biên) - Kỹ thuật đo - NXB KH&KT 2000.

    [4] Phan Quốc Phô (chủ biên) - Giáo trình cảm biến - NXB KH&KT 2005.

    [5] Ernest O. Doebelin - Measurement Systems-Application and Design - 5st edition -

    McGraw-Hill

    [6] Các trang web của các hãng sản xuất thiết bị đo lường và cảm biến: OMRON, ABB,

    FLUKE, SIEMENS, HP, HONEYWELL, OMEGA

    [7] Tạp chí “Tự động hóa ngày nay” + Trang web của tạp chí Tự động hóa ngày nay:

    www.automation.org.vn - chuyên mục “Thế giới cảm biến”.

    [8] Trang web www.hiendaihoa.com



     

    Các file đính kèm:

Đang tải...