Tiểu Luận giáo án công nghệ 11 Bài 23 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỤC TIÊU
    Qua bài học giúp học sinh nắm được:
    1. Kiến thức
    - Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
    - Đọc được sơ đồ, cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
    2. Kỹ năng
    - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát.
    - Đọc được sơ đồ, cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
    3. Thái độ
    - Nhận biết được các chi tiết trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền thông qua mô hình và tranh vẽ.
    II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
    1. Chuẩn bị nội dung
    - GV: + Nghiên cứu nội dung bài 23 SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án.
    + Tham khảo thêm các thông tin liên quan tới cơ cấu trục khuỷu thanh truyền của động cơ.
    - HS: SGK,
    2. Phương pháp dạy học
    - Diễn giảng, trực quan, đàm thoại.
    3. Đồ dùng học tập
    - Tranh vẽ phóng to các hình 22.1, 23.1, 23.2, 23.3 và 23.4 SGK.
    - Mô hình động cơ đốt trong (nếu có).
    III. TRỌNG TÂM BÀI DẠY
    - Cấu tạo của pit-tông, trục khuỷu và thanh truyền.
    IV. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
    1. Phân bố bài giảng
    Bài giảng được thưc hiện trong 1 tiết, gồm các hoạt động sau:
    - Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
    - Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ và cấu tạo của pit-tông.
    - Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền.
    - Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu.
    - Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá.

    2. Các hoạt động dạy học
    a. Ổn định lớp: 1’
    b. Kiểm tra bài cũ: 5’
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi:
    1. Em hãy trình bày nhiệm vụ chung của thân máy và nắp máy?

    2. Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo thân xi lanh của động cơ làm mát bằng nước và bằng không khí ?

    [/TD]
    [TD]Trả lời:
    Nhiệm vụ chung của thân máy và nắp máy là dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
    Thân xilanh động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo áo nước còn thân xilanh động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    c. Nội dung bài mới:
    Đặt vấn đề: Trong động cơ đốt trong mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò quang trọng để động cơ hoạt động được. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền cũng có nhiệm vụ quan trọng như vậy. Để hiểu rõ nhiệm vụ cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chúng ta sẽ học bài 23 “ Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền”.

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Thời gian
    [/TD]
    [TD]Hoạt động của giáo viên
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Hoạt động của học sinh
    [/TD]
    [TD]Nội dung
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="colspan: 5"]Hoạt động 1: Giới thiệu chung về cơ cấu trục khuỷu thanh truyền
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7’
    [/TD]
    [TD]Cho HS xem mô hình và giới thiệu các nhóm chi tiết chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
    - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền được chia ra thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào? Các nhóm đó có những chuyển động nào khi động cơ làm việc?
    - Bộ phận nào làm nhiệm vụ truyền lực chính?
    - Nhận xét câu trả lời và kết luận. (dùng PP nêu vấn đề, diễn giải).
    [/TD]
    [TD]
    Suy nghĩ và trả lời









    Lắng nghe và ghi chép
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]I. Giới thiệu chung
    - Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia làm 3 nhóm chi tiết chính.
    Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu.
    Trong đó:
    - Pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh.
    - Trục khuỷu quay tròn.
    - Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...