Luận Văn Giảng dạy triết học với việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư phạm ở

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề t_i
    Năng lực tư duy biện chứng (NLTDBC) biểu hiện sức mạnh trí tuệ
    của con người, là công cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo hiện thực. Trong
    thời đại ngày nay, dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa
    học - công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri thức, vai trò của NLTDBC
    lại càng tăng lên.
    Để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện, sinh viên sư phạm
    (SVSP) cần được trang bị về mọi mặt, đặc biệt là NLTDBC - điều kiện thiết
    yếu đảm bảo cho sinh viên chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện chuyên
    môn nghiệp vụ sư phạm để rồi sau này truyền thụ kiến thức cho học sinh,
    giáo dục họ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong nhà
    trường phổ thông, đội ngũ giáo viên giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng. Họ
    không chỉ là người truyền thụ tri thức khoa học, giáo dục tư tưởng, đạo đức,
    lối sống mà còn là người giáo dục phương pháp suy nghĩ, phương pháp
    suy luận, rèn luyện trí thông minh cho học sinh. Tuy nhiên, chất lượng của
    đội ngũ này chưa cao, còn yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cũng
    như NLTDBC. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo con người có phẩm chất
    chính trị, đạo đức, tâm huyết với nghề, có kiến thức và nghiệp vụ sư phạm,
    các cơ sở đào tạo cần chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên
    NLTDBC.
    Sự hình thành và phát triển NLTDBC của sinh viên phụ thuộc vào
    nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố di truyền, yếu tố truyền thống, quá
    trình học tập và rèn luyện, môi trường xã hội ., trong đó, giảng dạy triết
    học có vị trí, vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, giảng dạy học triết học
    trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm hiện nay còn có những hạn
    chế nhất định, chưa phát huy được vai trò của mình vào việc bồi dưỡng,
    rèn luyện NLTDBC cho sinh viên.
    Vì vậy, cần nghiên cứu một cách sâu sắc vai trò của giảng dạy triết
    học trong việc bồi dưỡng, rèn luyện NLTDBC cho SVSP, làm rõ những
    vấn đề đặt ra và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giảng
    dạy triết học trong việc bồi dưỡng, rèn luyện NLTDBC cho những sinh
    viên này. Đây là vấn đề quan trọng, hết sức cần thiết đang đặt ra trong quá
    2
    trình đổi mới giáo dục và đào tạo nói chung, đổi mới giảng dạy triết học
    nói riêng ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Để góp phần nhận thức
    và giải quyết vấn đề này, tác giả chọn vấn đề: “Giảng dạy triết học với
    việc bồi dưỡng, rèn luyện năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên sư
    phạm ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...