Tiểu Luận Giảng dạy ca dao- dân ca trong chương trình ngữ văn lớp 7

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

    Có thể nói vấn đề dạy học tác phẩm văn học thể đặc trưng thể loại cho đến nay vẫn chưa hề cũ vì dạy tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại là một trong những yêu cầu cần thiết và quan trọng. Nó khẳng định được cách đi đúng hướng trong việc cải tiến, đổi mới phương pháp nội dung dạy- học Ngữ văn ở THCS theo chương trình SGK mới hiện nay.
    Như chúng ta đã biết SGK Ngữ văn mới hiện nay được biên soạn theo chương trình tích hợp, lấy các kiểu văn bản làm nơi gắn bó ba phân môn (Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn), vì thế các văn bản được lựa chọn phải vừa tiêu biểu cho các thể loại ở các thời kì lịch sử văn học, vừa phải đáp ứng tốt cho việc dạy các kiểu văn bản trong Tiếng Việt và Tập làm văn. Vì vậy SGK Ngữ văn 7 hiện nay có cấu trúc theo kiểu văn bản, lấy các kiểu văn bản làm trục đồng quy. ở chương trình Ngữ văn THCS các em được học 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và điều hành. Sáu kiểu văn bản trên được phân học thành hai vòng ( vòng 1: lớp 6-7; vòng 2: lớp 8-9) theo nguyên tắc đồng tâm có nâng cao. ở lớp 7 các em học ba kiểu văn bản: biểu cảm, lập luận và điều hành. Trong đó học kì I chỉ tập trung một kiểu văn bản là biểu cảm. Chính vì vậy mà SGK Ngữ văn 7 đã đưa những tác phẩm trữ tình dân gian ( cụ thể là ca dao- dân ca) nhằm minh hoạ cụ thể, sinh động cho kiểu văn bản biểu cảm giúp các em dễ dàng tiếp nhận ( đọc, hiểu, cảm thụ, bình giá về ca dao-dân ca một thể loại trữ tình dân gian).
    .
    2 .CƠ SỞ THỰC TIỄN

    a,Về phía học sinh

    - Chưa thực thực sự yêu thích ca dao- dân ca.
    - Còn nhầm, chưa phân biệt được ca dao- dân ca.
    - Cứ thấy thể thơ 6/8 là xếp vào ca dao ( cả tục ngữ).
    - Chưa có kĩ năng phân tích ca dao, một loại thơ dân gian với những đặc trưng riêng về thi pháp.

    b, Về phía giáo viên

    Chưa nghiên cứu kĩ đặc trưng thể loại của ca dao- dân ca. Phương pháp dạy ca dao -dân ca còn chung chung cũng giống như phương pháp giảng dạy thơ trữ tình.

    II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

    Trong việc giảng dạy phân môn văn hiện nay không ít giáo viên loay hoay lúng túng trước tác phẩm nghệ thuật và tài liệu hướng dẫn ( hình như hướng dẫn một đường mà tác phẩm lại gợi cho giáo viên một ấn tượng khác). Không ít những giờ dạy học tác phẩm văn chương đã diễn ra khá bài bản, giáo viên đã đi hết một quy trình (theo trình tự các đề mục) mà ta chưa yên tâm chút nào, hình như có một cái gì đó sâu thẳm lớn lao ở tác phẩm do mở nhầm cửa người dạy, người học đã chưa đi đến được cái đích cuối cùng. Nguyên nhân chính là chưa xác định, chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại của tác phẩm với tính chất nội dung của nó là không "chính danh" và đã không "chính danh" thì việc phân tích có sắc sảo đến đâu cũng chỉ là võ đoán. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài này với mục đích là cùng tìm hiểu về đặc trưng của ca dao- dân ca để từ đó định hướng phương pháp giảng dạy ca dao- dân ca nhằm cá thể hoá việc học, đưa học sinh trở thành nhân tố cá nhân tích cực, chủ động, tự giác tham gia vào việc tìm hiểu những văn bản ca dao- dân ca, khám phá chân lí và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

    III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

    Tôi đã vận dụng chuyên đề "Đổi mới phương pháp dạy học văn" và áp dụng vào phương pháp giảng dạy ca dao- dân ca trong chương trình Ngữ văn lớp 7.

    IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    (1)- Tìm hiểu bằng cách đọc, nghiên cứu tài liệu về phương pháp giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Các bài viết có tính chất khoa học và đã thành giáo trình giảng dạy.

    (2)- Tham khảo ý kiến cũng như phương pháp giảng dạy các tác phẩm thuộc thể loại trữ tình của đồng nghiệp thông qua các buổi họp chuyên đề, dự giờ thăm lớp.

    (3)- Lấy thực nghiệm việc giảng dạy văn học ở trên lớp những bài ca dao- dân ca đặc biệt là những bài giàu giá trị nghệ thuật và đánh giá kết quả nhận thức của học sinh, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân rút ra hướng rèn luyện học sinh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...