Thạc Sĩ Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 3
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUÂN THỦ THUẾ VÀ GIÁM SÁT 6
    TUÂN THỦ THUẾ
    6
    1.1. Cơ sở lý luận về tuân thủ thuế
    6
    1.1.1. Quan niệm về tuân thủ thuế
    1.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế
    1.1.3. Tiêu chí đo lường mức độ tuân thủ thuế
    1.1.4. Phương pháp đánh giá, đo lường mức độ tuân thủ thuế
    1.2. Giám sát tính tuân thủ thuế
    1.2.1. Nội dung giám sát tính tuân thủ thuế
    1.2.2. Các chủ thể tham gia giám sát tính tuân thủ thuế
    1.2.3. Vai trò của giám sát tính tuân thủ thuế
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ VÀ GIÁM SÁT TÍNH
    TUÂN THỦ THUẾ Ở VIỆT NAM
    2.1. Thực trạng tuân thủ thuế ở Việt Nam
    2.1.1. Tuân thủ trong việc đăng ký thuế
    2.1.2. Tuân thủ trong việc kê khai, tính thuế
    2.1.3. Tuân thủ trong việc nộp thuế
    2.2. Tình hình giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt nam
    2.2.1. Hoạt động giám sát của cơ quan quản lý thuế
    2.2.2. Hoạt động giám sát của cơ quan quản lý nhà nước khác
    2.2.3. Hoạt động giám sát của các cơ quan độc lập
    2.3. Đánh giá chung về tính tuân thủ và giám sát tính tuân thủ
    thuế ở Việt Nam
    2.3.1. Ưu điểm
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
    2


    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT TÍNH TUÂN
    THỦ THUẾ Ở VIỆT NAM
    3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao tính tuân thủ thuế
    3.1.1 Quan điểm nâng cao tính tuân thủ thuế
    3.1.2. Định hướng nâng cao tính tuân thủ thuế
    3.2. Yêu cầu đặt ra đối với việc giám sát tính tuân thủ thuế
    3.2.1.Giám sát tính tuân thủ thuế phải đáp ứng yêu cầu phát triển
    kinh tế- xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
    3.2.2. Không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các chủ
    thể bị giám sát
    3.2.3. Cần có sự phối hợp giữa các cơ quan khác nhau nhằm nâng
    cao hiệu quả giám sát tính tuân thủ
    3.2.4. Chú trọng phát huy vai trò của các cơ quan dân cử trong
    việc giám sát tính tuân thủ thuế
    3.3. Các giải pháp tăng cường giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt
    nam
    3.3.1.Các giải pháp tăng cường giám sát tuân thủ của người nộp
    thuế từ phía cơ quan quản lý thuế
    3.3.2. Giải pháp tăng cường giám sát tính tuân thủ thuế của Quốc
    Hội và HĐND các cấp.
    3.3.3. Các giải pháp từ các cơ quan khác
    3.3.4. Các giải pháp bổ trợ


    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Trong cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế, hoạt động
    giám sát để nâng cao tính tuân thủ là hết sức quan trọng. Do vậy, việc xây
    dựng và thiết lập một cơ chế giám sát tính tuân thủ thuế có hiệu quả đang
    được đặt ra như một tất yếu trong cơ chế quản lý thuế hiện đại. Vấn đề là ở
    chỗ cần làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn giám sát tính tuân thủ thuế, đặc
    biệt phải đánh giá được mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế và đánh giá
    được hiệu quả của hoạt động giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam hiện nay
    để cơ quan quản lý thuế có những cách ứng xử phù hợp, hiệu quả hơn trong
    công tác quản lý thuế. Có thể nói, đây là một trong những vấn đề lớn đang thu
    hút sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan dân cử, của các cơ quan thừa hành
    trong lĩnh vực thuế cũng như cộng đồng doanh nghiệp và mọi thành viên
    trong xã hội. Tuy nhiên phải thấy rằng, “sự đồng thuận” của người nộp thuế
    trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát
    tính tuân thủ thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: hệ thống chính
    sách, pháp luật thuế; các biện pháp quản lý thuế; ý thức tự giác tuân thủ thuế
    của người nộp thuế; trình độ quản lý, điều hành của cán bộ công chức thuế
    v.v .
    Xoay quanh vấn đề tuân thủ thuế, trên thế giới có nhiều công trình
    nghiên cứu, như:
    1. Alms. J., Michael Mc.(2003): Tax compliance as coordination game,
    Department of Economics, Georgea State University, Atlanta.
    2. Andrreoni J., Erard B.,(1998): Tax compliance, Journal of Economic
    Literature, Vol XXXVI, pp 818 - 860.
    3. Braithwaite,V.,(2001): a new approach to Tax compliance, Working
    paper, pp 2 -11, Centre for tax system integrity, the Australian National
    University, Canberra.
    4


    4. Cash Economy Task Force (1998): Improving Tax compliance in the
    cash economy, Australia Task office, Canberra
    Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế
    nói chung và tuân thủ các sắc thuế cụ thể như: tuân thủ thuế thu nhập cá nhân,
    tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp . Nhìn chung, các công trình nghiên cứu
    trong nước và nước ngoài chủ yếu tập trung ở khía cạnh tuân thủ của người
    nộp thuế, nhất là thể hiện tháp tuân thủ và chiến lược quản lý người nộp thuế
    theo mức độ tuân thủ. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam phần lớn đã chỉ
    ra hạn chế lớn trong quản lý thuế, đó là sự phối kết hợp chưa đồng bộ giữa cơ
    quan thuế và các cơ quan khác có liên quan, do vậy hiệu quả quản lý thuế
    chưa cao. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa đi sâu xem xét khía cạnh
    giám sát tính tuân thủ của người nộp thuế, của cơ quan quản lý thuế và của
    các tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, chuyên đề nghiên cứu “Giám sát
    tính tuân thủ thuế ở Việt Nam” thực sự thiết thực và có ý nghĩa trong giai
    đoạn hiện nay ở Việt Nam.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sau đây:
    - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế như cơ sở lý luận
    của tuân thủ thuế, nội dung tuân thủ thuế, nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ
    thuế. Đề tài cũng đi sâu xem xét nội dung giám sát tính tuân thủ, chủ thể thực
    hiện giám sát tính tuân thủ thuế, cách thức thực hiện giám sát tính tuân thủ.
    - Nghiên cứu, đánh giá việc giám sát tính tuân thủ thuế của người nộp
    thuế ở Việt Nam hiện nay;
    - Nghiên cứu kinh nghiệm giám sát tính tuân thủ thuế của một số nước
    và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
    - Xây dựng các quan điểm, định hướng trong việc thiết lập cơ chế giám
    sát tính tuân thủ thuế có hiệu quả ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp
    thực hiện.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    5


    Giám sát tính tuân thủ thuế là nội dung có phạm vi rộng, tuy nhiên đề tài
    chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung giám sát tuân thủ thuế của người
    nộp thuế từ phía của cơ quan quản lý thuế và từ các tổ chức, cá nhân có liên
    quan từ năm 2007 (kể từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực) đến nay và đề
    xuất các giải pháp đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp tiếp cận nêu
    trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau trong nghiên cứu:
    - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp;
    - Phương pháp thống kê;
    - Phương pháp đối chiếu, so sánh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...