Thạc Sĩ Giám sát thi công và nghiệm thu lắp đặt đường dây và thiết bị trong công trình điện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/6/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2
    Chương I
    Những vấn đề chung
    1. Trang bị tiện nghi trong công trình dân dụng ngày càng chiếm vai trò quan
    trọng trong việc đầu tư và xây dựng công trình.
    1.1 Sự phát triển công nghệ và những ứng dụng công nghệ phục vụ đời sống con
    người.
    Trước đây chừng hơn một thế kỷ, hầu hết dân cư nước ta đều thắp đèn dầu, chưa
    biết điện là gì. Ngay cách đây hai mươi nhăm năm có câu chuyện chúng ta mơ ước có
    thịt lợn Nghệ Tĩnh cất trong tủ lạnh Nam Hà và ngày nay, thịt lợn của chúng ta tiêu
    dùng phải là thịt nạc. Hầu như mọi nhà ở thành phố đều có TV. Vidéo đã dần dần
    không được chuộng nữa mà phải dùng đầu đĩa compact,VCD, DCD. Sự phát triển công
    nghệ và ứng dụng công nghệ mới phục vụ con người đã làm cho kiến trúc sư và kỹ sư
    xây dựng phải có thái độ nghiêm túc khi thiết kế và trang bị nhà ở và nhà dân dụng.
    1.2 Ngôi nhà thông minh, phản ánh su thế thời đại.
    Đầu những năm 1980 trên thế giới bắt đầu nói đến khái niệm "ngôi nhà thông
    minh". Nhiều nhà lý luận kiến trúc đưa ra những định nghĩa về "ngôi nhà thông minh"
    từ chỗ chưa thoả đáng đến đúng dần. Lúc đầu có người nêu rằng "ngôi nhà thông minh
    là ngôi nhà mà mọi thứ đều thuê hết". Hội thảo quốc tế về "ngôi nhà thông minh" tổ
    chức vào hai ngày 28 và 29 tháng 5 năm 1985 ở Toronto (Canađa) đưa ra khái niệm "
    ngôi nhà thông minh kết hợp sự đổi mới theo công nghệ với sự quản lý khéo léo khiến
    cho thu hồi đến tối đa được vốn đầu tư bỏ ra". Ngôi nhà ở không chỉ là nơi nghỉ ngơi
    sau giờ lao động để tái sản xuất sức lao động mà người hiện đại phải luôn luôn tiếp cận
    được với mọi người, với công việc, với thế giới vào bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào
    trong ngôi nhà. Ngôi nhà là sự kết hợp để tối ưu hoá 4 nhân tố cơ bản là: kết cấu tối ưu,
    hệ thống tối ưu, dịch vụ tối ưu, và quản lý được tối ưu và quan hệ chặt chẽ giữa các
    nhân tố này. Ngôi nhà thông minh phải là nơi hỗ trợ được cho chủ doanh nghiệp, nhà
    quản lý tài sản, những người sử dụng nhà thực hiện được mục tiêu của họ trong lĩnh vực
    chi phí, tiện nghi, thích hợp, an toàn, mềm dẻo lâu dài và có tính chất thị trường.
    Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà gắn liền với công nghệ hiện đại. Yếu tố thể
    hiện sự hiện đại là điện tử. Quan niệm theo điện tử về sự vật thể hiện qua 4 nhóm: (i) sử
    dụng năng lượng hiệu quả, (ii) hệ thống an toàn cho con người, (iii) hệ thống liên lạc
    viễn thông và (iv) tự động hoá nơi làm việc. Có thể hoà trộn 4 nhóm này thành 2 là
    nhóm lớn là phương tiện điều hành (năng lượng và an toàn) và hệ thống thông tin
    (thông tin và tự động hoá nơi làm việc). Phương tiện điều hành nói chung là vấn đề kết
    cấu vật chất và cách điều hành kết cấu vật chất ra sao. Hệ thống thông tin liên quan đến
    sự điều khiển cụ thể bên trong ngôi nhà. Người Nhật khi nhìn nhận về ngôi nhà thông
    minh cho rằng có 5 vấn đề chính là: (i) mạng lưới không gian tại chỗ, (ii) số tầng nhà
    nâng cao dần, (iii) phương ngang co lại phương đứng tăng lên, (iv) hệ thống nghe nhìn
    và (v) thẻ thông minh.
    Tóm lại vấn đề ở đây là cuộc sống càng lên cao, sự phục vụ con người bằng
    những thành quả công nghệ hiện đại càng được gắn bó với công trình. Điều nữa là thời
    hiện đại, giờ giấc lao động không chỉ bó hẹp trong khuôn giờ hành chính vì hình tháilao động kiểu mới cũng thay đổi và địa điểm lao động không bó gọn trong cơ quan mà
    nhà ở, nơi đi chơi giải trí cũng là nơi lao động vì những phương tiện liên lạc, phương
    tiện cất chứa thông tin không hạn chế chỉ trong cơ quan.
    2. Vai trò của người kỹ sư tư vấn giám sát xây dựng trong việc lắp đặt trang thiết
    bị tiện nghi sử dụng công trình.
    2.1 Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lượng nói chung:
    Tư vấn giám sát xây dựng được chủ đầu tư giao cho, thông qua hợp đồng kinh tế,
    thay mặt chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình. Nhiệm vụ của giám sát
    thi công của chủ đầu tư:
    (1) Về công tác giám sát thi công phải chấp hành các qui định của thiết kế công
    trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về
    chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu. Nếu các cơ quan tư vấn và thiết kế làm tốt
    khâu hồ sơ mời thầu thì các điều kiện kỹ thuật trong bộ hồ sơ mời thầu là cơ sở để giám
    sát kỹ thuật.
    (2) Trong giai đoạn chuẩn bị thi công: cán bộ tư vấn giám sát phải kiểm tra vật
    tư, vật liệu đem về công trường. Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng sử dụng, phải
    đưa khỏi phạm vi công trường mà không được phép lưu giữ trên công trường. Những
    thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định không được đưa vào sử
    dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết, có thể yêu cầu lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật
    liệu, cấu kiện và chế phẩm xây dựng.
    (3) Trong giai đoạn xây lắp: theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công
    xây lắp và lắp đặt thiết bị. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng
    của nhà thầu nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế đã được
    duyệt.
    Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động mà
    nhà thầu đề xuất. Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công tác đạt
    được và tiến độ thực hiện các công tác. Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ
    phục vụ giao ban thường kỳ của chủ đầu tư. Phối hợp các bên thi công và các bên liên
    quan giải quyết những phát sinh trong quá trình thi công. Thực hiện nghiệm thu các
    công tác xây lắp. Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định.
    Những hạng mục, bộ phận công trình mà khi thi công có những dấu hiệu chất
    lượng không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất lượng của bộ hồ
    sơ mời thầu hoặc những tiêu chí mới phát sinh ngoài dự kiến như độ lún quá qui định,
    trước khi nghiệm thu phải lập văn bản đánh giá tổng thể về sự cố đề xuất của đơn vị
    thiết kế và của các cơ quan chuyên môn được phép.
    (4) Giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình: Tổ chức giám sát của chủ đầu tư
    phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng. Lập danh
    mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng. Khi kiểm tra thấy công trình hoàn
    thành đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm
    thu công trình, chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu lập thành biên bản. Biên bản tổng
    nghiệm thu là cơ sở pháp lý để làm bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và là
    cơ sở để quyết toán công trình.
    2.2 Nhiệm vụ của giám sát bảo đảm chất lượng trong công tác lắp đặt trang bị tiện
    nghi và an toàn:
     
Đang tải...