Tiến Sĩ Giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của vắc xin H5N1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của để tài 1
    2. Mục tiêu của đề tài 3
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài . 3
    4. Địa điểm nghiên cứu . 3
    5. Thời gian nghiên cứu 3

    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1. Tổng quan về bệnh cúm gia cầm . 4
    1.1. Giới thiệu chung về bệnh cúm gia cầm . 4
    1.2. Lịch sử bệnh cúm gia cầm 4
    1.2.1. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 trên thế giới 4
    1.2.2. Tình hình dịch bệnh cúm A/H5N1 ở Việt Nam . 9
    1.2. Căn bệnh của virus cúm gia cầm .12
    1.2.1. Hình thái, cấu trúc chung của virus cúm typ A . 13
    1.2.2. Kháng nguyên của virus cúm . 15
    1.2.3. Độc lực của virus . 17
    1.2.4. Sức đề kháng của virus 19
    1.2.5. Cơ chế sinh bệnh 20
    1.2.6. Khả năng biến chủng của virus cúm . 20
    1.2.7. Danh pháp 24
    1.2.8. Nuôi cấy và lưu giữ giống virus cúm gia cầm. . 24
    1.3. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm 24
    1.3.1. Động vật cảm nhiễm 24
    1.3.2. Động vật mang virus 25
    1.3.3. Sự truyền lây 26
    1.3.4. Sức đề kháng của virus cúm . 27
    1.3.5. Tuổi mắc bệnh . 28
    1.3.6. Mùa bệnh . 28
    1.3.7. Tỉ lệ mắc, tỷ lệ chết 28
    1.4. Triệu chứng và bệnh tích của bệnh Cúm gia . 28
    1.4.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm gia cầm . 28
    1.4.2. Bệnh tích bệnh cúm gia cầm 30
    1.5. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm ở gia cầm 32
    1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu 33
    1.5.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu . 34
    1.5.2.1. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào . 34
    1.5.2.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể . 35
    1.6. Các phương pháp chẩn đoán bệnh cúm gia cầm . 37
    1.6.1. Chẩn đoán dựa vào dịch tễ, triệu chứng và bệnh tích . 37
    1.6.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm 37
    1.7. Các biện pháp phòng bệnh . 38
    1.7.1. Các biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh thú y tổng hợp . 38
    1.7.2. Sử dụng vắc xin trong phòng chống bệnh cúm gia cầm 39
    1.7.2.1. Vắc xin cúm gia cầm sử dụng hiện nay 39
    1.7.2.2. Các lưu ý sử dụng vắc xin cúm 43
    1.7.2.3. Vắc xin cúm sử dụng tại nước ta 46
    1.7.2.4. Yêu cầu cần đạt được đối với vắc xin phòng bệnh cúm
    gia cầm . 48
    1.7.2.5. Tình hình sử dụng vắc xin ở nước ta 49

    Chương 2 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU .
    49
    2.1. Nội dung 49
    2.1.1. Điều tra tình hình dịch cúm gia cầm tại tỉnh Bắc Giang qua
    các năm. 49
    2.1.2. Xác định hàm lượng kháng thể kháng virút cúm subtype H5
    trong mẫu huyết thanh của gia cầm được tiêm phòng vắc
    xin cúm năm 2009 tại các địa phương trong tỉnh Bắc Giang. 49
    2.1.3. Giám sát sự lưu hành của virút cúm năm 2009 . 50
    2.2. Nguyên liệu 50
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 52
    2.3.1. Phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu . 52
    2.3.2. Thực hiện phản ứng HI 52
    2.3.3. Giám định virus bằng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng
    cầu HI . 54
    2.3.4. Phản ứng Real time RT - PCR (Xem phụ lục) 56
    2.4. Xử lý số liệu . 56

    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 57
    3.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm và sử dụng vắc xin cúm gia
    cầm tại Bắc Giang 57
    3.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm tại Bắc Giang một số năm
    gần đây . 57
    3.1.2. Tình hình dịch cúm gia cầm tại Bắc Giang 60
    3.1.3. Tình hình sử dụng vắc xin 63
    3.2. Đánh giá đáp ứng miễn dịch chống cúm trên địa bàn tỉnh Bắc
    Giang năm 2009 64
    3.2.1. Giám sát huyết thanh học đối với đàn gia cầm, thủy cầm
    được tiêm phòng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang . 64
    3.2.2. Hiệu giá kháng thể trung bình (GMT) kháng virus cúm
    subtype H5 của Gà - Vịt được tiêm phòng năm 2009 66
    3.2.3. So sánh đáp ứng miễn dịch của hai loài Gà - Vịt năm 2009 . 68
    3.2.4. So sánh tỷ lệ bảo hộ theo cá thể và theo đàn của hai loài Gà
    -vịt được tiêm phòng năm 2009 71
    3.2.5. Đáp ứng miễn dịch chống virus cúm H5N1 trên quẩn thể gà,
    vịt tại thời điểm 1 tháng sau tiêm phòng mũi 1 và mũi thứ 2 . 73
    3.2.5.1. Đáp ứng miễn dịch của Gà sau khi tiêm phòng vắc xin
    cúm gia cầm H5N1 mũi thứ nhất và mũi thứ 2 kết quả
    được ghi lại tại bảng 4.8 và 4.9 . 73
    3.2.5.2. Đáp ứng miễn dịch của Vịt sau khi tiêm phòng vắc xin
    cúm gia cầm H5N1 mũi 1 và mũi tiêm thứ 2 75
    3.2.5.3. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và
    mũi 2 trên Gà 77
    3.2.5.4. Tần số phân bố hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng mũi 1 và
    mũi 2 trên Vịt 80
    3.5. Khảo sát đáp ứng miễn dịch của gà tại thời điểm 1.2.3 và 4
    tháng sau tiêm phòng 82
    3.6. Kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh
    Bắc Giang năm 2009 . 88
    3.6.1. Giám sát huyết thanh học đối với các đàn thủy cầm chưa
    tiêm phòng năm 2009 89
    3.6.2. Giám sát virus học đối với gia cầm tại các chợ và các điểm
    giết mổ 90
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1. Kết luận 93
    2. Đề nghị .90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT . 94
    2. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH . 98
    PHỤ LỤC . 101
    MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI . 101


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Bệnh cúm gia cầm đã từng được biết đến từ sau những vụ đại dịch xuất
    hiện tại Hồng Kông năm 1997 gây ra cho các đàn gia cầm ở nhiều nước trên
    thế giới. Trong những năm gần đây, dịch cúm gia cầm chủng độc lực cao
    (HPAI - Highly Pathogenic Avian Influenza) xuất hiện và đã giết chết hàng
    chục triệu gia cầm trên thế giới, đồng thời khiến hàng tỷ gia cầm khác phải
    tiêu hủy bắt buộc để tránh lây lan, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn
    nuôi và nền kinh tế các nước có dịch (Cục thú y, 2004)[7]
    Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm xuất hiện bất ngờ vào cuối năm 2003,
    trong khi đó ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta chủ yếu theo phương thức
    nông hộ nhỏ lẻ nên quá trình kiểm soát và khống chế dịch bệnh cực kỳ khó
    khăn vì đây là một dịch bệnh mới, có khả năng lây lan rất nhanh. Hiện nay,
    dịch cúm gia cầm đang là mối quan tâm lo ngại của toàn cầu, đã có trên 50
    nước trên thế xuất hiện dịch, và dịch bệnh có chiều hướng diễn biến khá phức
    tạp. Tính từ năm 2003 tới tháng 12/2009, Việt Nam phải gánh chịu liên tiếp 6
    đợt dịch cúm gia cầm ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đã gây thiệt hại
    ngàn tỉ đồng, ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế quốc gia.
    Căn bệnh là các virus thuộc họ Orthomyxoviridae, type A với nhiều
    phân type khác nhau gây nên. Về bản chất virus cúm là virus ARN với bộ gen
    gồm: 8 phân đoạn mã hóa cho 10 loại protein khác nhau (Alexander D.J.,
    1993, Into và cs, 1998) [40],[47]. Đặc điểm là gen virus cúm gia cầm thường
    xuyên biến đổi do vậy việc phòng bệnh bằng vắc xin trở nên rất khó khăn. Do
    người ta phải luôn chú ý tới tính tương đồng của virus vắc xin và virus ngoài
    thực địa để lựa chọn vắc xin một cách chính xác. Bệnh càng trở lên nguy
    hiểm khi căn bệnh có khả năng lây sang một số động vật khác đặc biệt lây
    sang người (Bùi Quang Anh, Đăng Văn Kỳ, 2004) [2].
    Theo thống kê tới thời điểm này, dịch Cúm H1N1 đã xảy ra tại 15 quốc
    gia với 420 người mắc bệnh, 257 người tử vong. Tính riêng ở Việt Nam trong
    110 người bị nhiễm cúm A H1N1 thì đã có 54 người tử vong. Chính sự truyền
    lây của mầm bệnh giữa động vật nuôi và người làm cho bệnh cúm trở lên
    nguy hiểm hơn. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, Ban chỉ đạo phòng
    chống dịch cúm Quốc gia đã phải đưa ra những giải pháp mạnh như tiêu huỷ
    gia cầm, cấm lưu thông và tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm, nhưng đó chỉ
    là giải pháp tình thế. Theo kinh nghiệm của một số quốc gia (Trung Quốc,
    Italia, Mexico ) việc sử dụng vắc xin như là một giải pháp, một công cụ hỗ
    trợ có hiệu quả để ngăn chặn và khống chế dịch cúm gia cầm.
    Theo khuyến cáo của WHO, FAO, OIE, vác xin nên sử dụng như một
    biện pháp chiến lược, toàn diện để phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt
    Nam Trên cơ sở đó, từ năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã quyết định sử
    dụng vắc xin cúm gia cầm nhập ngoại để phòng bệnh cho đàn gia cầm ở hầu
    hết các tỉnh, thành trong cả nước và đã thu được những kết quả tương đối tích
    cực trong công tác giám sát, phòng chống bệnh cúm gia cầm (OIE, 1992)[[52]
    Trong năm 2009, Bắc Giang cũng là tỉnh nằm trong chương trình dự án
    được tiêm phòng vắc xin H5N1 của Trung Quốc cho đàn gia cầm toàn tỉnh và
    được giám sát huyết thanh, giám sát sự lưu hành của virus cúm gia cầm sau
    tiêm phòng theo nội dung công văn 487/2009/TY-DT của Cục Thú y [8].
    Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy, cùng một loại vắc xin nhưng khi
    tiêm phòng đại trà tại các địa phương khác nhau thì sẽ cho đáp ứng miễn dịch
    với các đàn gia cầm cũng khác nhau. Vì vậy, ngoài việc nghiên cứu khả năng
    đáp ứng miễn dịch, tác dụng của việc sử dụng vắc xin H5N1 tiêm phòng
    ngoài thực địa tại tỉnh Bắc Giang thì việc giám sát sự lưu hành virus cúm
    trong quần thể gia cầm cùng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng, từ đó có
    những giải pháp nhanh chóng, triệt để giảm thiểu nguy cơ hình thành các ổ
    dịch mới trên địa bàn (Trần Xuân Hạnh, 2004)[19].
    Xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tế sản xuất, chúng tôi đã tiến hành
    nghiên cứu đề tài: “Giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm và tác dụng của
    vắc xin H5N1 trên gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh Bắc Giang năm 2009”.
    Từ kết quả của những nghiên cứu này sẽ giúp các cơ sở chăn nuôi gia cầm
    trong tỉnh Bắc Giang có thể chủ động xây dựng lịch dùng vắc xin phòng bệnh
    Cúm gia cầm hợp lý và khoa học cho đàn gia cầm của tỉnh, đồng thời cũng giúp
    cho công tác phòng và chống cúm gia cầm ở nước ta ngày một hiệu quả hơn.

    2. Mục tiêu của đề tài

    - Giám sát sự lưu hành của virus cúm H5N1 trong đàn gia cầm tại tỉnh
    Bắc Giang.
    - Đánh giá tác dụng của vắc xin Cúm H5N1 thông qua việc đáng giá
    đáp ứng miễn dịch của đàn gia cầm sau tiêm phòng tại tỉnh Bắc Giang.
    - Đánh giá tính khả thi của chương trình tiêm phòng vắc xin cho đàn gà
    tại tỉnh Bắc Giang.

    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Các kết quả nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau khi tiêm phòng vắc xin
    cúm gia cầm H5N1 cho đàn gia cầm tại tỉnh Bắc Giang có thể dùng làm tài
    liệu tham khảo, bổ sung thêm số liệu vào kết quả đánh giá tác dụng của việc
    tiêm phòng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm ở Việt Nam.

    4. Địa điểm nghiên cứu
    Phòng virus - Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương,Cục thú y. Trung
    tâm thú y vùng Hà Nội. Các cơ sở chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh Bắc
    Giang và Chi cục thú y Bắc Giang.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...