Tài liệu Giám sát của hội đồng nhân dân ở nơi thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giám sát của hội đồng nhân dân ở nơi thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân


































    Ngày 01/8/2007, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-TW về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã đề ra phương hướng: “Thực hiện thí
    điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện, quận, phường. Qua thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá và xem xét để có chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp về tổ chức chính quyền địa phương cho phù hợp”. Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; Nghị quyết số 25/2008/QH12 về việc kéo dài nhiệm kỳ hoạt động 2004-2009 của HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp. Trên cơ sở đó, ngày 16/1/2009, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết số 724/2009/UBTVQH12 về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường; Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12 điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Theo đó, việc thí điểm được thực hiện trên 10/63 tỉnh, thành phố;

    99/599 quận, huyện/684 đơn vị cấp huyện; 483/1300 phường/11.774 đơn vị cấp xã. Việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường là một bước đột phá trong tư duy nhiều năm về mô hình chính quyền địa phương (trước đây, theo Sắc lệnh 63/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời thì cũng không tổ chức HĐND huyện, kỳ). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc thí điểm cũng nảy sinh không ít vướng mắc, bất cập về quy định của pháp luật và việc triển khai trong thực tiễn.


    I. Quy định về giám sát của HĐND theo Nghị quyết


    725/2009/UBTVQH12




    1. Ai (cơ quan nào) giám sát UBND phường?




    Nghị quyết 725/2009/UBTVQH12 chỉ giao bổ sung cho HĐND cấp tỉnh quyền giám sát hoạt động của UBND, Tòa án nhân dân (TAND), Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện, quận là chủ yếu, ngoài ra còn quyền giám sát nghị quyết của HĐND xã, thị trấn. Như vậy, về nguyên lý tổ chức bộ máy nhà nước, chỉ riêng UBND phường là không chịu sự giám sát của cơ quan dân cử (xem bảng 1).




    Theo sơ đồ trên, không rõ căn cứ vào đâu Nghị quyết 725/2009/UBTVQH12 lại không giao cho cơ quan nào giám sát UBND phường. Nếu giao cho HĐND cấp trên giám sát giống như việc giao HĐND cấp tỉnh giám sát UBND huyện, quận thì cũng có sự không hợp lý bởi chỉ với đơn vị hành chính tỉnh thì mới có HĐND thị xã, thành phố thuộc tỉnh trên cấp hành chính phường; đối với đơn vị hành chính thành phố thì không có HĐND quận nên không thể giao cho HĐND thành phố giám sát hàng trăm UBND phường được. Đây là vấn đề cần nghiên cứu để đảm bảo UBND phường ngoài việc bị kiểm tra của UBND cấp trên thì còn phải được giám sát bởi nhân dân theo hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ đại diện.


    2. HĐND cấp tỉnh giám sát UBND, TAND, VKSND huyện, quận bằng


    cách thức nào?




    Nghị quyết 725/2009/UBTVQH12 đã giao HĐND cấp tỉnh “giám sát hoạt động của UBND, TAND, VKSND huyện, quận” nhưng lại không quy định cụ thể HĐND cấp tỉnh giám sát bằng phương thức, cách thức nào. Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định về quyền giám sát của HĐND cấp tỉnh nhưng quyền này hướng tới đối tượng giám sát cùng cấp, vì vậy HĐND sẽ “vận dụng” được công cụ nào trong hoạt động giám sát UBND, TAND, VKSND huyện, quận?


    Điều 58 và 75 Luật Tổ chức HĐND và UBND, Điều 57 Quy chế hoạt động của HĐND quy định trong hoạt động giám sát của mình, HĐND, Thường trực Hội đồng nhân dân (TT HĐND), Ban của HĐND được sử dụng nhiều hoạt động, xem xét nhiều nội dung như: xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; xem xét kết quả giám sát của Ban; yêu cầu UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, TAND, VKSND báo cáo về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban nhưng tổng kết lại, có thể thấy, có năm công cụ giám sát của HĐND là: xem xét báo cáo công tác; xem xét việc

    chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét văn bản quy phạm pháp luật; xem xét báo cáo của Đoàn giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm. Còn các hoạt động khác mà Luật Tổ chức HĐND và UBND, Quy chế hoạt động của HĐND có quy định thì chỉ là
    các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động giám sát mà thôi (xem bảng 2).









    Như vậy, vấn đề đặt ra là HĐND cấp tỉnh được sử dụng các công cụ giám sát nào để tiến hành giám sát UBND, TAND, VKSND huyện, quận? Có tới bốn trên tổng số năm công cụ giám sát mà Luật đã quy định rất rõ ràng đối tượng bị giám sát, đó là: (i) xem xét báo cáo công tác của TT HĐND, UBND, TAND, VKSND cấp tỉnh; (ii) xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cấp tỉnh; (iii) xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, nghị quyết của HĐND cấp huyện; (iv) bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
     
Đang tải...