Thạc Sĩ Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ tận tình
    hướng dẫn của các Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
    Nội, đặc biệt là PGS.TS Mai Thị Thanh Xuân, đã giúp đỡ tôi rất nhiều để các
    luận điểm khoa học được hình thành, các phát hiện được tổng hợp, các phân
    tích đánh giá được sâu sắc có sự liên kết chặt chẽ, thể hiện được một bản luận
    văn có tính lý luận khoa học và tính thực tiễn cao.
    Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn các đồng chí cán bộ công chức
    ngành Lao động - TBXH Hà Giang và các cơ quan có liên quan trên địa bàn
    tỉnh Hà Giang, các đồng nghiệp đang công tác tại Bộ Lao động - TBXH vì đã
    trợ giúp tôi thu thập dữ liệu, đưa ra các nhận định, đánh giá, phân tích tình
    hình thực tiễn, đề xuất được hệ thống giải pháp cơ bản có tính khả thi cao, đáp
    ứng yêu cầu đề tài luận văn đã lựa chọn.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các học viên lớp
    Cao học Hà Giang, đã cùng xây dựng lên một tập thể đoàn kết, để hôm nay
    tôi có thể hoàn thành Luận văn kết thúc một khóa học đầy sự tự tin và hứa
    hẹn một tương lai tốt đẹp./.


    TÓM TẮT LUẬN VĂN

    Tên luận văn: Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang
    Số trang: 97
    Thực hiện tại: Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại
    học Quốc gia Hà Nội
    Thời gian bảo vệ: 2015 Bằng cấp: Thạc sỹ
    Cao học viên: Phạm Ngọc Dũng
    Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Mai Thị Thanh Xuân
    Kết cấu và Nội dung chính của luận văn:
    Không kể phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính
    của luận văn gồm 4 chương:
    Chương 1: luận văn tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, chỉ ra những
    điểm thành công của các công trình đã công bố mà luận văn có thể kế thừa,
    phát triển, đồng thời chỉ ra những điều còn hạn chế, thiếu cập nhật mà luận
    văn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hình thành nên khung lý luận cơ bản
    và kinh nghiệm của các địa phương trong thực hiện giảm nghèo bền vững,
    làm cơ sở cho sự phân tích, đánh giá thực trạng Giảm nghèo bền vững ở
    chương 3 và đề xuất giải pháp cho vấn đề này tại tỉnh Hà Giang ở chương 4.
    Chương 2: luận văn trình bày các phương pháp nghiên cứu, bao gồm cả
    phương pháp luận và phương pháp cụ thể. Luận văn cũng chỉ rõ các phương
    pháp đó được sử dụng như thế nào trong quá trình thực hiện luận văn này.
    Chương 3: dựa vào phương pháp luận ở chương 2 và cơ sở lý luận,
    thực tiễn ở chương 1, luận văn tiến hành phân tích thực trạng Giảm nghèo bền
    vững tại tỉnh Hà Giang qua 8 năm (2005-2013), từ đó đánh giá những thành
    tựu, hạn chế trong hoạt động giảm nghèo bền vững tại địa phương và chỉ ra
    nguyên nhân của những hạn chế đó.

    Chương 4: xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động giảm nghèo
    bền vững tại tỉnh Hà Giang trong thời gian 2005-2013, vận dụng kinh nghiệm
    thành công của các tỉnh vùng Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc, luận văn đề
    xuất định hướng, mục tiêu và hệ thống giải pháp nhằm đẩy mạnh sự nghiệp
    giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020. Các giải
    pháp cụ thể là: (i) Đổi mới cách thức hỗ trợ của nhà nước đối với người
    nghèo; (ii) Lồng ghép các chương trình, dự án liên quan đến giảm nghèo bền
    vững trên địa bàn; (iii) Thay đổi nhận thức của người nghèo để họ tự vươn lên
    thoát nghèo; (iv) Mở rộng sinh kế cho người nghèo; (v) Thu hút các cá nhân,
    tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia chương trình giảm nghèo bền vững; và
    (vi) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo./.


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Tóm tắt luận văn
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt . i
    Danh mục bảng biểu . ii
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
    CHUNG VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG . 4
    1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 4
    1.1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận văn . 4
    1.1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu . 8
    1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo bền vững . 9
    1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến giảm nghèo bền vững 9
    1.2.2. Vai trò của giảm nghèo bền vững . 16
    1.2.3. Nội dung hoạt động giảm nghèo bền vững 18
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững . 22
    1.2.5. Những nhân tố cơ bản tác động đến giảm nghèo bền vững 26
    1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững tại một số địa phương và bài học cho tỉnh
    Hà Giang 29
    1.3.1. Hoạt động giảm nghèo tại một số địa phương . 29
    1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang 32
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
    2.1. Phương pháp luận . 34
    2.2. Các phương pháp cụ thể . 34
    2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp 34
    2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu 36
    Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH HÀ
    GIANG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 38

    3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang ảnh hưởng đến giảm nghèo
    bền vững 38
    3.1.1. Đặc điểm địa lý - tự nhiên . 38
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 39
    3.2. Tình hình giảm nghèo bền vững tại tỉnh Hà Giang 2005-2013 . 40
    3.2.1.Chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà giang . 40
    3.2.2. Thực trạng các hoạt động giảm nghèo ở Hà Giang . 44
    3.2.3. Thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững . 62
    3.2.4. Kết quả chủ yếu về giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang 2005-2013 . 63
    3.3. Đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà Giang 2005-2013 66
    3.3.1. Những thành tựu cơ bản 66
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. . 68
    Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
    TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 73
    4.1. Định hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà Giang đến năm
    2020 . 73
    4.1.1. Định hướng . 73
    4.1.2. Mục tiêu 74
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự nghiệp giảm nghèo bền vững trên địa
    bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020 76
    4.2.1. Đổi mới cách thức hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo 76
    4.2.2. Lồng ghép các chương trình, dự án liên quan đến giảm nghèo bền vững trên
    địa bàn . 85
    4.2.3. Thay đổi nhận thức của người nghèo để họ tự vươn lên thoát nghèo 86
    4.2.4. Mở rộng sinh kế cho người nghèo . 87
    4.2.5. Thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia chương trình
    giảm nghèo bền vững . 89
    4.2.6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo 90
    KẾT LUẬN 92
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

    i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
    ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
    BHYT Bảo hiểm y tế
    BTXH Bảo trợ xã hội
    CMKT Chuyên môn kỹ thuâ ̣t
    ĐH Đa ̣i ho ̣c
    ĐHKTQD Đại học Kinh tê quốc dân
    DTTS Dân tộc thiểu số
    ESCAP Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực Châu Á và Thái Bình Dương
    GDP Tổng sản phẩm trong nước
    KTTT Kinh tế thị trường
    LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
    OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
    TCTK/GSO Tổng cục Thống kê
    TH Tiểu học
    THCS Trung ho ̣c cơ sở
    THPT Trung ho ̣c phổ thông
    TTCP Thủ tướng Chính phủ
    UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
    UNICEF Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
    VPCTMTQGGN Văn phòng chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
    WB Ngân hàng thế giới
    XĐGN Xóa đói giảm nghèo

    ii
    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    TT Tên bảng Trang
    Bảng 3.1. Hỗ trợ tín dụng cho sản xuất của hộ nghèo 44
    Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển Giáo dục Hà Giang . 49
    Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu hỗ trợ về Giáo dục 50
    Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả đào tạo nghề 51
    Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu phản ánh về Y tế Hà Giang . 53
    Bảng 3.6. Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo 2005-2013 . 65



    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
    nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu
    hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và
    thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Trong những năm
    qua, chương trình giảm nghèo đã được tổ chức thực hiện đồng bộ từ Trung
    ương đến địa phương, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo của cả nước nói chung, Hà
    Giang nói riêng giảm xuống khá nhanh. Tuy vậy, kết quả giảm nghèo chưa
    thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, phân hoá giàu nghèo giữa các nhóm
    dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế có xu hướng gia
    tăng. Điều này làm giảm sự đồng thuận trong xã hội ở một vài địa phương,
    trong đó có Hà Giang;
    Hà Giang là một trong những tỉnh miền núi và dân tộc có tỷ lệ hộ
    nghèo cao nhất cả nước hiện nay. Theo số liệu điều tra xác định hộ nghèo
    năm 2013 của Sở Lao động - TBXH Hà Giang, tính đến hết năm 2013, tỷ lệ
    hộ nghèo của Hà Giang vẫn còn 26,95% tổng số hộ toàn tỉnh. Đó là một con
    số rất cao so với cả nước, để giảm tỷ lệ này xuống sát mức chung của cả
    nước, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của cán bộ và Nhân Dân trong tỉnh. Đại hội
    lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2011-2015 đã khẳng định
    quyết tâm: “Đoàn kết, đổi mới, phấn đấu thoát khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn,
    kém phát triển”.
    Để giải quyết những yêu cầu trên, góp phần thực hiện quyết tâm của
    Đảng bộ và Nhân Dân tỉnh Hà Giang tôi chọn Đề tài Luận văn Thạc sĩ của
    mình là: Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
    Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
    - Tại sao công cuộc giảm nghèo ở Hà Giang chưa bền vững?
    2
    - Tỉnh Hà Giang cần phải làm gì để tiếp tục thúc đẩy quá trình giảm
    nghèo bền vững hơn trong thời gian tới?
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng giảm nghèo tại Hà Giang trong gần
    10 năm (2005-2013), có tính đến bối cảnh hiện nay luận văn đề xuất một số
    giải pháp nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh từ nay đến
    năm 2020.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giảm nghèo bền vững;
    - Phân tích, đánh giá hoạt động giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh
    Hà Giang từ năm 2005 đến năm 2013;
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện giảm nghèo bền vững trên
    địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn
    về đói nghèo và giảm nghèo bền vững.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: nghiên cứu chính sách, biện pháp giảm nghèo bền
    vững và thực tiễn giảm nghèo bền vững.
    - Phạm vi không gian: nghiên cứu vấn đề giảm nghèo bền vững trên địa
    bàn tỉnh Hà Giang. Luận văn cũng nghiên cứu giảm nghèo bền vững tại một
    số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang.
    - Phạm vi thời gian: Từ năm 2005 (thời điểm tỉnh Hà Giang bắt đầu
    thực hiện chương trình giảm nghèo và giảm nghèo bền vững) đến năm 2013.
    3
    4. Đóng góp mới của luận văn
    - Hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về giảm
    nghèo bền vững.
    - Từ Phân tích, đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hà
    Giang từ năm 2005 đến năm 2013, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên
    nhân của hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình Giảm nghèo bền
    vững của tỉnh hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh sự nghiệp giảm nghèo bền vững
    trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ nay đến năm 2020.
    - Cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách của tỉnh bộ tài liệu, số
    liệu về tình trạng nghèo và giảm nghèo bền vững tại tỉnh Hà Giang hiện nay.
    5. Cấu trúc Luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
    Luận văn được kết cấu thành 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về
    giảm nghèo bền vững
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng giảm nghèo bền vững tại tỉnh Hà Giang từ năm
    2005 đến nay
    Chương 4: Định hướng và giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn
    tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
     
Đang tải...