Luận Văn Giảm nghẽn trong mạng di động bằng phương pháp mượn kênh

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 6/1/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thông tin di động ngày nay đã trở thành một dịch vụ kinh doanh không thể thiếu được của tất cả các nhà khai thác viễn thông trên thế giới. Đối với các khách hàng viễn thông, nhất là các nhà doanh nghiệp thì thông tin di động trở thành phương tiện liên lạc quen thuộc và thiết yếu. Dịch vụ thông tin di động ngày nay không chỉ hạn chế cho các khách hàng giàu có nữa mà nó đang dần trở thành dịch vụ phổ cập cho mọi đối tượng.
    Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin di động của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về cơ sở hạ tầng lẫn chất lượng phục vụ. Với sự hình thành nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới đã tạo ra sự cạnh tranh để thu hút thị phần thuê bao giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà cung cấp dịch vụ liên tục đưa ra các chính sách khuyến mại, giảm giá và đã thu hút được rất nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, mức sống chung của toàn xã hội ngày càng được nâng cao đã khiến cho số lượng các thuê bao sử dụng dịch vụ di động tăng đột biến.
    Trong khi đó, năng lực của thiết bị và tài nguyên tần số có hạn lại là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghẽn trong mạng di động. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để khắc phục hiện tượng nghẽn trong mạng di động. Bài nghiên cứu này cũng không nằm ngoài mục đích đó. Toàn bộ bản báo cáo NCKH chia làm ba chương:
    Chương I: Vấn đề sử dụng tài nguyên tần số trong mạng di động
    Chương II: Nghẽn và các giải pháp khắc phục nghẽn
    Chương III: Giảm nghẽn trong mạng di động bằng phương pháp mượn kênh
    Mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng bản báo cáo chắc chắn vẫn còn những hạn chế và thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý quý báu của các Thầy, Cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN TẦN SỐ TRONG MẠNG DI ĐỘNG 7
    1.1 Thực trạng sử dụng tài nguyên tần số 7
    1.2 Tái sử dụng tài nguyên tần số trong mạng di động 8
    1.2.1 Mảng mẫu: 8
    1.2.2 Phương pháp tổ chức: 9
    1.2.3 Các mẫu tái sử dụng tần số 11
    1.3 Các hình thức phân chia tần số 13
    1.3.1 Hình thức phân kênh cố định (Fixed Channel Assignment-FCA) 13
    1.3.2 Hình thức phân kênh động (Dynamic Channel Assignment-DCA) 14
    1.3.3Hình thức phân kênh kết hợp (Hybrid Channel Assignment-HCA) 15
    1.4 Kết luận 16
    CHƯƠNG II: NGHẼN VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NGHẼN 17
    2.1 Nguyên nhân gây nghẽn 17
    2.2 Giải pháp giảm nghẽn 18
    2.2.1 Giải pháp lâu dài 18
    2.2.1.1 Tách cell 18
    2.2.1.2 Sử dụng anten định hướng (Sector Anten) 20
    2.2.2 Giải pháp tức thời 22
    2.2.2.1 Mượn kênh 22
    2.2.2.2 Chuyển tiếp kênh (Channel Relaying Strategy-CRS), [2] 25
    2.3 Kết luận: 27

    CHƯƠNG III: GIẢM NGHẼN TRONG MẠNG DI ĐỘNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MƯỢN KÊNH 28
    3.1 Giới thiệu 28
    3.2 Chỉ số cấp độ phục vụ 29
    3.3 Phân loại cell 30
    3.4 Vùng nóng và các thông số của vùng nóng 30
    3.4.1 Định nghĩa vùng nóng 30
    3.4.2 Số cell trong vùng nóng 31
    3.4.3 Xác định số kênh cần và số kênh rỗi trong vùng nóng 33
    3.5 Thuật toán mượn kênh trong vùng nóng 34
    3.5.1 Thuật toán cân bằng Nfree và Nneeded 34
    3.5.2 Thuật toán mượn kênh trong vùng nóng 35
    3.6 Kết quả tính toán 37
    3.7 Kết luận 42
    KẾT LUẬN 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
    PHỤ LỤC 45
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...