Tài liệu Giảm natri máu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢM NATRI MÁU


    Khi Na+ < 130 mmol/l. Ở bệnh nhân suy tim có phù, Na+ máu bằng 130 mmol/l là vừa phải không cần điều chỉnh. Chỉ nên điều chỉnh ngay nếu natri máu giảm xuống 120 mmol/l. khi có hạ Na+ máu do tăng ADH, chỉ cần hạn chế nước.

    NGUYÊN NHÂN



    1) Mất nước ngoài tế bào, mất Na+ ngoài thận:
    - Qua đường tiêu hoá (nôn ói, tiêu chảy, hút dich dạ dày ruột, thụt hậu môn bằng nước, phẫu thuật đường tiêu hoá
    - Do bỏng, chấn thương
    - Mồ hôi
    Na+ niệu < 20 mmol/l
    2) Mất nước và Na+ tại thận do:
    - Dùng thuốc lợi tiểu;
    - Suy thượng thận (bệnh Addison);
    - Suy thận cấp thể còn nước tiểu
    - Viêm thận kẽ.
    - Bệnh thận gây mất muối
    Na+ niệu > 20 mmol/l
    3) Ưù nước ngoài tế bào do:
    - Suy giáp trạng
    - Tiết ADH quá mức.
    Na+ niệu > 20 mmol/l
    Na+ máu giảm do pha loãng biểu hiện bằng các dấu hiệu giảm thẩm thấu máu, giảm thanh lọc nước tự do
    4) Phù, ứ nước, ứ muối do:
    - Suy thận, thận hư
    - Suy gan, xơ gan
    - Suy tim sung huyết
    Na+ niệu < 20 mmol/l

    BIỂU HIỆN LÂM SÀNG có thể có


    Tiêu hoá: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng.
    Tim mạch: nhịp nhanh, hạ huyết áp.
    Thần kinh trung ương: đau đầu, lo lắng, đờ đẫn, lú lẫn, trầm cảm, co giật.
    Thần kinh cơ: yếu cơ.
    Thay đổi ngoài da: da khô, xanh tái.



    XÉT NGHIỆM
    - Na+ huyết thanh < 135 mEq/L
    - Na+ niệu > 40 mEq/L
    - Tỉ trọng < 1,008
    - Độ thẩm thấu huyết thanh < 280 mOsm/kg
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...