Chuyên Đề Giám định Sở hữu trí tuệ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN GIÁM ĐỊNH



    1. Người có quyền nộp đơn giám định

    - Viện Khoa học sở hữu trí tuệ chỉ thực hiện việc giám định với những đơn giám định của người có quyền yêu cầu / trưng cầu giám định (quyền nộp đơn giám định) theo các Khoản 2, 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Điều 40 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, cụ thể là:

    (i) Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) có quyền trưng cầu giám định khi giải quyết vụ việc mà mình đang thụ lý

    (ii) Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu giám định:

    ã Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

    ã Tổ chức, cá nhân bị yêu cầu xử lý về hành vi xâm phạm hoặc bị khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp;

    ã Tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan đến vụ tranh chấp, xâm phạm, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp.

    - Trong đơn giám định phải chỉ rõ việc người đứng đơn có quyền nộp đơn giám định. Nếu không chỉ rõ điều đó, người nộp đơn sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ yêu cầu chứng minh rằng mình có quyền yêu cầu / trưng cầu giám định.

    - Quyền nộp đơn giám định có thể được thực hiện một cách trực tiếp hoặc qua đại diện (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền bằng văn bản).

    2. Đơn giám định

    - "Đơn giám định" là tập hợp các tài liệu, chứng cứ, mẫu vật . thể hiện yêu cầu, mục đích, đối tượng, nội dung giám định.

    Các tài liệu bắt buộc phải có trong Đơn giám định:

    (i) Văn bản thể hiện yêu cầu giám định, bao gồm các thông tin về người yêu cầu / trưng cầu; đối tượng cần giám định; mục đích, nội dung và các yêu cầu cụ thể khác về việc giám định;

    Văn bản thể hiện yêu cầu giám định có thể là:

    ã Quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm hoặc có thẩm quyền xử lý tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp (làm theo mẫu do pháp luật quy định hoặc do cơ quan đó ban hành);

    ã Công văn / giấy tờ thể hiện yêu cầu / nguyện vọng được thực hiện giám định, với các thông tin cụ thể như trên;

    ã Tờ khai yêu cầu giám định, theo mẫu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ;

    {Viện Khoa học sở hữu trí tuệ khuyến cáo: Nên sử dụng Mẫu Tờ khai nói trên để tránh phải làm đi làm lại, bổ sung, sửa chữa văn bản thể hiện yêu cầu giám định!}

    (ii) Tài liệu thể hiện căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp (Văn bằng bảo hộ - Bản gốc hoặc bản sao / Bản sao đăng ký quốc tế nhãn hiệu / Quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng / Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền và các tài liệu tương đương);

    (iii) Tài liệu thể hiện đối tượng cần giám định (tài liệu mô tả, ảnh chụp, bản vẽ, hợp đồng giao dịch, tài liệu quảng cáo .);

    (iv) Chứng từ nộp phí cơ bản (phí nộp đơn);

    (v) Giấy ủy quyền (nếu Đơn giám định được nộp thông qua đại diện).

    Ngoài ra, Đơn có thể có các tài liệu khác nếu cần thiết cho việc giám định (tài liệu diễn giải lập luận của các bên liên quan; quyết định giải quyết vụ việc tương tự của các cơ quan có thẩm quyền; các thông tin hữu ích cho việc xem xét, đánh giá khi giám định; các kết quả kiểm nghiệm, đo lường .).

    Đối tượng giám định có thể là mẫu vật được kèm theo Đơn. Mẫu vật kèm theo đơn để giám định không được chứa nguy cơ (dễ cháy, nổ, độc hại .) hoặc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt (vật thể sống, chất cần bảo quản ở nhiệt độ cao hoặc thấp, mẫu vật quá lớn, mẫu vật cần dụng cụ chứa riêng .).

    - Nộp Đơn giám định:

    Đơn giám định có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện theo địa chỉ: Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Địa chỉ: Số 21, ngách 61/67 đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

    3. Hợp đồng giám định

    - Việc giám định theo yêu cầu của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ được coi là một loại dịch vụ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng (theo Điều 46 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006).

    Việc giám định theo Quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền (theo Điều 45 Nghị định nói trên) không bắt buộc nhưng có thể thực hiện trên cơ sở hợp đồng.

    - Đơn (yêu cầu) giám định sau khi được tiếp nhận sẽ được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ xem xét về mặt hình thức (xem thêm Trình tự thực hiện giám định). Nếu Đơn giám định đủ các điều kiện cần thiết (Đơn hợp lệ), Viện Khoa học sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho người nộp đơn để hai Bên giao kết hợp đồng giám định.

    - Hợp đồng giám định được làm theo mẫu, có thể có các điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng cụ thể và theo thỏa thuận khác giữa hai Bên.

    4. Sản phẩm giám định

    - Kết quả giám định được thể hiện dưới các dạng sản phẩm sau đây

    (i) Bản kết luận giám định: là văn bản đưa ra các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi thuộc nội dung giám định, được lập phù hợp với quy định tại Điều 51 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006;

    (ii) Bản thuyết minh về phương pháp giám định đã áp dụng: là văn bản thuyết minh chi tiết về căn cứ pháp lý, căn cứ khoa học - lý luận, căn cứ thực tiễn mà quá trình giám định lấy làm cơ sở để thực hiện; mô tả các công việc của quá trình giám định và kết quả của quá trình đó;

    (iii) Báo cáo tra cứu thông tin phục vụ việc giám định: là văn bản thuyết minh về mục đích tra cứu thông tin; chỉ dẫn về các nguồn tin đã được sử dụng và kết quả dưới dạng danh mục các tài liệu / dữ liệu đã tra cứu được coi là hữu ích cho việc đưa ra kết luận giám định;

    (iv) Bản sao các tài liệu tham khảo có ích nhất đã được sử dụng (phù hợp với Bản thuyết minh về phương pháp giám định - tài liệu (ii)) và tài liệu / dữ liệu đã tra cứu được (phù hợp với tài liệu (iii));

    (v) Bản dịch các tài liệu (iv);

    (vi) Sản phẩm khác.

    - Sản phẩm (i) - Bản kết luận giám định - là sản phẩm tối thiểu của bất kỳ một vụ giám định nào; ứng với mức phí (giá dịch vụ) giám định tối thiểu;

    - Các sản phẩm từ (ii) đến (vi) chỉ được phát hành cho Người nộp đơn khi có thỏa thuận rằng Người yêu cầu giám định muốn có các sản phẩm đó (ngoài Bản kết luận giám định) và thanh toán các khoản phí tương ứng để có chúng.

    5. Thời hạn giám định

    - Thời hạn giám định phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

    (i) Mức độ phức tạp của vụ việc giám định;

    (ii) Khối lượng các công việc cần tiến hành khi giám định;

    (iii) Mức độ hoàn hiện của Đơn giám định;

    (iv) Khả năng đáp ứng của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ.

    - Để rút ngắn thời hạn giám định, Đơn giám định cần được làm với chất lượng tốt để không phải sửa chữa, bổ sung ., cụ thể là:

    (i) Đơn phải có đủ các tài liệu, thông tin cần thiết và phải bảo đảm sự trung thực của các thông tin nêu trong Đơn;

    (ii) Đối tượng giám định phải rõ ràng, cụ thể; trong trường hợp đối tượng giám định được mô tả hoặc thể hiện bằng lời thì bản mô tả, thể hiện đối tượng cần được làm một cách đầy đủ, phù hợp và thuận lợi cho việc giám định;

    (iii) Trong Đơn nên nói rõ quan điểm, lập luận của Người nộp đơn và/hoặc của những người liên quan đến vụ việc cần giám định;

    (iv) Trong Đơn nên có các thông tin, tài liệu hỗ trợ, bổ trợ cho các quan điểm, lập luận của Người nộp đơn và/hoặc người liên quan - nhất là thông tin về vụ việc tương tự / cùng loại đã được giải quyết trước đó tại Việt Nam và/hoặc nước ngoài.

    - Thời hạn giám định do Người nộp đơn đề xuất để Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cân nhắc chấp thuận hoặc đề nghị thay đổi. Thời hạn đã được hai Bên thống nhất được ghi vào Hợp đồng giám định.

    6. Phí (giá) dịch vụ giám định

    - Người nộp đơn giám định (bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng cầu giám định) phải thanh toán phí giám định theo Biểu giá dịch vụ giám định sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc cần thực hiện công việc gì thì trả phí cho công việc đó.

    - Biểu giá dịch vụ giám định được xây dựng trên cơ sở THAM KHẢO VẬN DỤNG các mức phí tương ứng được quy định trong Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 4/2/2009 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước có thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) và trên cơ sở thực tiễn chi phí nhân công, trang thiết bị, vật liệu, thông tin, năng lượng và trí tuệ để thực hiện công việc giám định.

    - Mọi Đơn giám định được Viện Khoa học sở hữu trí tuệ tiếp nhận để giám định đều phải nộp phí nhận đơn và thụ lý hồ sơ giám định (còn được gọi là "phí cơ bản") bất kể sau đó việc giám định có được thực hiện hay không.

    - Các khoản phí liên quan đến việc giám định được xác định tùy theo nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm giám định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...