LUẬN VĂN DÀI 89 TRANG CHƯƠNG 1 o0o CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về DAĐT và cho vay DAĐT của NHTM 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về DAĐT 1.1.1.1. Khái niệm Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế nói riêng của mọi quốc gia trên thế giới. Có thể hiểu đầu tư là việc huy động nguồn lực để biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian đủ dài trong tương lai. Trong đó: các nguồn lực chính là vốn, chất xám, tài nguyên thiên nhiên, thời gian ; lợi ích dự kiến có thể lượng hoá được (hay đo được hiệu quả bằng tiền như sự tăng lên của sản lượng, lợi nhuận ) mà cũng có thể không lượng hoá được (như sự phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, quốc phòng ). Đối với doanh nghiệp, đầu tư hiểu đơn giản là việc bỏ vốn kinh doanh để mong thu được lợi nhuận trong tương lai. Còn trên quan điểm xã hội thì đầu tư là hoạt động bỏ vốn để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia. Nhưng cho dù đứng từ góc độ nào đi chăng nữa, muốn tối đa hoá hiệu quả của đầu tư thì trước khi quyết định đầu tư, nhất thiết phải có DAĐT. Vậ y DAĐT là gì? DAĐT là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. DAĐT chính là cơ sở quan trọng để chủ đầu tư và các nhà đầu tư liên quan xem xét ra quyết định đầu tư. 1.1.1.2. Vai trò của DAĐT - DAĐT là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế. - DAĐT giải quyết quan hệ cung – cầu về vốn trong phát triển. - DAĐT góp phần xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát triển. - DAĐT giải quyết quan hệ cung – cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, cân đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. - DAĐT góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải biến bộ mặt kinh tế – xã hội của đất nước. 1.1.1.3. Ý nghĩa của DAĐT - Đối với cơ quan nhà nước, DAĐT là cơ sở đầu tiên, là tài liệu cơ bản để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê chuẩn, cấp giấy phép đầu tư. - Đối với chủ đầu tư, đó là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư, thu hút đối tác cùng tham gia liên doanh bỏ vốn đầu tư, là phương tiện thuyết phục các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn. - DAĐT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện. Từ đó đánh giá chính xác và điều chỉnh kịp thời những vướng mắc trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. 1.1.1.4. Tính khả thi của DAĐT Tính khả thi là một yêu cầu đặc biệt quan trọng của DAĐT. Người lập dự án cũng như người thẩm định dự án đều phải quan tâm trước hết đến tính khả thi của dự án. Một DAĐT được gọi là khả thi nếu nó hội đủ các tính chất sau: Ø Tính hợp pháp: + Phải phù hợp với pháp luật. + Có đủ các căn cứ pháp lý: tư cách pháp nhân của các đối tác, giấy phép hành nghề, khả năng tài chính, sở trường kinh doanh, các thông tin khác liên quan đến các đối tác; các hợp đồng liên quan; các văn bản xác nhận về quy hoạch, đất đai, định giá tài sản góp vốn, giá cả áp dụng, Ø Tính hợp lý: + Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế cũng như của các địa phương. + Các giải pháp đầu tư đều được lựa chọn hợp lý về k ỹ thuật cũng như về kinh tế. + Các phương án lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự án, phù hợp với truyền thống, tập quán của quốc gia, địa phương. + Nội dung, hình thức trình bày phải phù hợp với các quy định, hướng dẫn, chỉ dẫn của các cơ quan có trách nhiệm liên quan. Ø Tính hiện thực: + Mọi phương án, giải pháp được lựa chọn phải phù hợp với thực tế, có tính hiện thực, có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể của quốc gia. + Các giải pháp nêu ra trong dự án phải được cân nhắc kỹ lưỡng và không quá ảo tưởng. Ø Tính hiệu quả: + Trong dự án phải có các chỉ tiêu cụ thể chứng minh hiệu quả của dự án về mặt tài chính cũng như về mặt kinh tế xã hội. Tránh tình trạng phóng đại các chỉ tiêu về hiệu quả làm cho dự án mất tính trung thực.