Luận Văn Giải thích pháp luật - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải thích pháp luật - Thực trạng và giải pháp

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    1. Lý do chọn đề tài 1


    2. Phạm vi nghiên cứu 2


    3. Mục tiêu nghiên cứu .2


    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .2


    5. Bố cục đề tài .2


    CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT .4


    1.1. Khái niệm về giải thích pháp luật 4


    1.2. Phân loại giải thích pháp luật 7


    1.3. Sự cần thiết của hoạt động giải thích pháp luật .10


    1.3.1. Do một số hạn chế trong hình thức văn bản quy phạm pháp luật .11


    1.3.2. Do kỹ thuật lập pháp nước ta còn hạn chế 12


    1.3.3. Cần thiết cho việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật .12


    1.4. Phương pháp giải thích pháp luật .13


    1.4.1. Phương pháp giải thích logic .13


    1.4.2. Phương pháp giải thích ngôn ngữ, văn phạm 14


    1.4.3. Phương pháp giải thích chính trị - lịch sử .15


    1.4.4. Phương pháp giải thích hệ thống .16


    1.4.5. Phương pháp kết hợp, tổng hợp .17


    1.5. Một số nguyên tắc trong hoạt động giải thích pháp luật .18


    1.5.1. Nguyên tắc tôn trọng sự trong sáng của ngôn ngữ 18


    1.5.2. Nguyên tắc tôn trọng ý chí của cơ quan lập pháp .19


    1.5.3. Tôn trọng Hiến pháp khi tiến hành giải thích pháp luật .19


    CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG


    GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM .21


    2.1. Các chủ thể liên quan trong hoạt động giải thích pháp luật 21


    2.1.1. Chủ thể đề nghị giải thích 21


    2.1.2. Chủ thể giải thích pháp luật 27


    2.2. Hình thức giải thích pháp luật .32


    2.3. Quy trình, thủ tục tiến hành giải thích pháp luật .35


    2.3.1. Quy trình, thủ tục đề nghị giải thích luật, pháp lệnh .35


    2.3.2. Soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh .36


    2.3.3. Thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh .38


    2.3.4. Thảo luận tại phiên họp và xem xét thông qua dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh 40

    CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT .43


    3.1. Thực trạng hoạt động giải thích pháp luật ở Việt Nam . 43


    3.1.1. Mặt tích cực của hoạt động giải thích pháp luật .43


    3.1.2. Mặt hạn chế của hoạt động giải thích pháp luật .44


    3.2. Một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt


    động giải thích pháp luật .58


    3.2.1. Tiến hành xây dựng Luật giải thích pháp luật 59


    3.2.2. Xây dựng quy trình, thủ tục giải thích Hiến pháp .59


    3.2.3. Mở rộng phạm vi chủ thể được quyền đề nghị giải thích pháp luật 60


    3.2.4. Chia thẩm quyền giải thích pháp luật cho những chủ thể thích hợp với đối tượng của hoạt động giải thích pháp luật .61


    3.2.5. Những vấn đề cần đảm bảo khi Tòa án tiến hành giải thích pháp luật .64


    KẾT LUẬN 67


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong giai đoạn xã hội hiện nay, tình hình kinh tế đang có những chuyển biến tích cực, các quan hệ quốc tế trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa phát triển rất nhanh chóng và đa dạng. Cùng với sự phát triển đó, các mối quan hệ trong xã hội ở nước ta, cũng như những vấn đề phát sinh khi nước ta mở cửa hội nhập giao lưu cùng bạn bè quốc tế sẽ phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp. Do đó, việc phát sinh các tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật ở nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Trong đỏ, tình trạng “luật khung” làm phát sinh nhiều vấn đề như: các quy định mang tính nguyên tắc là chủ yếu, nhiều quy định pháp luật còn rất chung chung, mập mờ dẫn đến tình trạng khó hiểu hoặc có thể hiểu theo nhiều cách hợp lý khác nhau. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của nhả nước và sự phát triển của đất nước. Vì vậy, giải thích pháp luật là một nhu cầu tất yếu, tức là luật cần phải được giải thích một cách rõ ràng, cụ thể và nhất là phải đúng với ý chí của nhà làm luật, đưa ra một cách hiểu chung nhất giúp cho hoạt động tìm hiểu pháp luật và áp dụng pháp luật được tiến hành một cách nghiêm minh, đúng đắn.


    Mặc dù tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động giải thích pháp luật đã được thừa nhận từ rất sớm khi được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959, thế nhưng các nhả lảm luật ở nước ta vẫn chưa dành cho công tác này sự quan tâm đúng với ý nghĩa mà nó mang lại. Bằng chứng là cho đến nay các cơ sở pháp lý của hoạt động giải thích pháp luật vẫn được quy định rải rác ở một số văn bản mà chưa có một luật riêng nào điều chỉnh cụ thể, dẫn đến hoạt động này ít được tiến hành trên thực tế, dù nhu cầu giải thích pháp luật ở nước ta rất nhiều.


    Từ thực trạng đó cùng với những yêu cầu cấp bách của xã hội làm cho hoạt động hướng dẫn chi tiết thi hành “lấn át” hoạt động giải thích pháp luật. Do những điều kiện khách quan như vậy đã làm cho hoạt động hướng dẫn chi tiết thi hành mang nét gần giống như giải thích pháp luật, từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai hoạt động này. Trong khi đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau, từ chủ thể có thẩm quyền đến mục đích .


    Trước thực trạng hoạt động giải thích pháp luật chưa được coi trọng tại Việt Nam như hiện nay, dù hệ quả tích cực mà hoạt động này mang lại là rất nhiều, cùng với nhu cầu giải thích pháp luật của xã hội, nên việc nghiên cứu về hoạt động giải thích pháp luật trên cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính cấp thiết. Thông qua việc nghiên cứu, nhận ra những bất cấp của hoạt động này về pháp lý cũng như thực tiễn, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục nhằm góp phần giải quyết phàn nào những bất cập mà thực tiễn đã phát sinh. Đây chính là nguyên do mà người viết quyết định chọn đề tài: “Giải thích pháp luật- Thực trạng và giải pháp ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cử nhân của mình.


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động giải thích pháp luật cũng như nghiên cứu hoạt động này trên thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, người viết chủ yếu tiến hành nghiên cứu về hoạt động giải thích chính thức, bao gồm: Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Do đó, đối với hoạt động giải thích không chính thức như của các luật sư, giảng viên, nhà khoa học pháp lý, . và giải thích Điều ước quốc tế, tập quán pháp, tiền lệ pháp không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.


    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Trên cở sở kế thừa những kết quả nghiên cứu về vấn đề giải thích pháp luật kết hợp với việc tìm hiểu các quy định của pháp luật, người viết muốn làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý về hoạt động giải thích pháp luật cũng như nêu lên một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hoạt động này. Từ đó, đưa ra những đề xuất và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải thích pháp luật, giúp cho pháp luật tăng cường tính nghiêm minh, hiệu lực và hiệu quả trong quá trình thi hành và áp dụng. Qua đó tăng cường pháp chế và bảo vệ trật tự pháp luật, đồng thời, góp phần vào quá trình cải cách tư pháp ở nước ta.


    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


    Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu sách vở, phương pháp so sánh, phân tích luật viết, tổng hợp số liệu thực tế dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành kết hợp với việc tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn để làm rõ nội dung đề tài.


    5. Bố cục đề tài


    Luận văn được sắp xếp theo kết cấu sau:


    Mục lục;


    Lời nói đầu;


    Chương 1. Khái quát chung về giải thích pháp luật;


    Chương 2. Quy định của pháp luật về hoạt động giải thích pháp luật ở Việt


    Nam;


    Chương 3. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động giải thích pháp luật;

    Kết luận;


    Danh mục tài liệu tham khảo.


    Do hạn chế về mặt thời gian cũng như về kiến thức, đề tài có thể sẽ còn một số vấn đề mà người viết chưa nghiên cứu tới hoặc không được trọn vẹn. Người viết rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp từ quý Thầy, Cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...