Tài liệu Giải thích pháp luật Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải thích pháp luật: Một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam




    1. Thực tiễn giải thích pháp luật ở Việt Nam




    1.1. Các quy định của pháp luật về giải thích pháp luật




    Giải thích pháp luật theo nghĩa hẹp là một hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước, do đó các nội dung của nó phải được các VBQPPL quy định và khi thực hiện giải thích pháp luật các chủ thể buộc phải tuân theo. Thực tế cho thấy, tương ứng với mỗi hệ thống pháp luật sẽ có một cơ chế giải thích pháp luật và theo đó cơ sở pháp lý của giải thích pháp luật sẽ được thể hiện dưới các hình thức văn bản khác nhau, có thể là Hiến pháp, luật hoặc văn bản dưới luật. Tuy nhiên, một cách chung nhất, cơ sở pháp lý của giải thích pháp luật thường quy định các nội dung về:


    - Chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích pháp luật;




    - Chủ thể có thẩm quyền giải thích pháp luật;




    - Hình thức và giá trị pháp lý của văn bản giải thích pháp luật;




    - Quy trình thủ tục khi tiến hành giải thích pháp luật.




    Hiến pháp 1959 (khoản 3 Điều 53) là VBQPPL đầu tiên quy định về giải thích pháp luật với tư cách là một thẩm quyền của UBTVQH. Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà nhân dân địa phương; Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là các văn bản thể chế hoá quy
    định này. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ quy định nguyên tắc mang tính định hướng mà chưa quy định các nội dung cụ thể và do đó việc giải thích pháp luật chưa được tiến hành trên thực tế.

    Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định của Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và các VBQPPL quy định về giải thích pháp luật như: Luật tổ chức Quốc hội; Luật tổ chức Chính phủ; Luật tổ chức Toà án nhân dân; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Luật Ban hành VBQPPL; Quy chế hoạt động của UBTVQH; Nghị quyết số 02 của UBTVQH ban hành về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội; Nghị quyết số 369 của UBTVQH ban hành về việc thành lập Ban Công tác lập pháp năm 2003 và một số VBQPPL khác, đã quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà không quy định về giải thích pháp luật.
    Theo đó, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định với những


    nội dung cơ bản như sau:




    a) Về chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh




    Theo quy định của khoản 1 Điều 15 Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 về Quy chế hoạt động của UBTVQH thay thế cho Quy chế hoạt động của UBTVQH 1993, các chủ thể sau đây có thẩm quyền kiến nghị UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh: UBTVQH; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa
    án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội; Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận.


    b) Chủ thể có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh




    Theo quy định của Điều 90 Hiến pháp 1992, cơ quan thường trực của Quốc hội – UBTVQH – là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện thẩm quyền này có Hội đồng
    Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác lập pháp[1].




    c) Hình thức thể hiện của văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

    Khoản 2 Điều 21 Luật Ban hành VBQPPL và Khoản 3 Điều 15 Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 quy định: “UBTVQH thảo luận và thông qua nghị quyết về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. nghị quyết về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng”


    d) Quy trình, thủ tục trong việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh




    Theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL và Quy chế hoạt động của UBTVQH năm 2004 thì quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, được thực hiện giống như quy trình, thủ tục thông qua luật. Tuy nhiên, với tính chất, nội dung và phạm vi nghị quyết của UBTVQH nên quy trình, thủ tục cũng được đơn giản hoá hơn. Cụ thể, gồm các bước như sau:


    - Đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:




    Khi phát sinh nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các chủ thể có thẩm quyền đề nghị UBTVQH giải thích. Trong văn bản đề nghị phải thể hiện được các nội dung cơ bản như sự cần thiết, nội dung quy định cần giải thích, các cách hiểu khác nhau về quy định Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế, UBTVQH có trách nhiệm xem xét và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị biết ý kiến của UBTVQH về vấn đề này.


    - Soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh:




    Sau khi đề nghị giải thích được UBTVQH chấp nhận thì Ban soạn thảo được thành lập để chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích. Thông thường, chủ thể giải thích sẽ
    tự thành lập Ban soạn thảo. UBTVQH thành lập Ban soạn thảo trong trường hợp


    chủ thể đề nghị giải thích là: UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc

    hội, đại biểu Quốc hội hoặc nội dung giải thích có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.


    Căn cứ vào tính chất và nội dung của việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà UBTVQH giao cho Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội để soạn thảo dự thảo nghị quyết. Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh sau khi đã soạn thảo sẽ được trình UBTVQH để tiến hành thẩm tra. Thời hạn gửi dự thảo nghị quyết để thẩm tra chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bắt đầu phiên họp UBTVQH.


    - Thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích:




    Trên cơ sở dự thảo nghị quyết đã được cơ quan soạn thảo chuẩn bị, UBTVQH căn cứ vào nội dung và tính chất của nội dung cần giải thích, giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra.


    Như vậy, chủ thể thực hiện việc thẩm tra là Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội để thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp
    lệnh (Điều 26 Quy chế 2004). Tuy nhiên, từ khi thiết lập quy định này, chưa có lần nào Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra về dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Ngay cả việc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật cũng thực hiện chỉ được một vài lần.


    Về phạm vi thẩm tra, theo quy định của Điều 34 Luật Ban hành VBQPPL, cơ quan


    thẩm tra phải tiến hành thẩm tra về tất cả các mặt của dự thảo nghị quyết, nhưng


    tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

    + Sự cần thiết ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh;




    + Sự phù hợp của nội dung dự thảo với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật;


    + Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo;
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...