Luận Văn Giải thích câu nói Người lãnh đạo giỏi là người biết sử dụng người giỏi hơn mình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÀI VIẾT:
    NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI LÀ NGƯỜI BIẾT SỬ DỤNG NGƯỜI GIỎI HƠN MÌNH.
    Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một người nghệ sĩ trước nhân viên của mình. Có thể bạn sinh ra đã có tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc bạn cần học tập và rèn luyện các nguyên tắc lãnh đạo chuẩn mực. Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức - nhân sự. Đó là một quá trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Nếu chúng ta ví tổ chức như là một con thuyền thì nhà lãnh đạo sẽ là thuyền trưởng của con thuyền đó. Nhà lãnh đạo là người đứng đầu doanh nghiệp, nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế, nhiều doanh nhân Việt Nam đứng ở vị trí nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhưng lại chưa làm tốt vai trò của mình. Một trong những lý do khiến họ là một nhà lãnh đạo tồi là họ chưa hiểu hết về vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ cần hiểu được lãnh đạo chính là người đại diện cho doanh nghiệp, chỉ huy doanh nghiệp, là người liên lạc của doanh nghiệp, đồng thời là một nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp và quan trọng hơn cả là biết dùng người. Vậy một nhà lãnh đạo như thế nào là người tài giỏi? Theo tôi một nhà lãnh đạo được coi là giỏi người đó phải là người biết sử dụng người giỏi hơn mình
    Có nhiều yếu tố tạo nên một nhà lãnh đạo giỏi. Khả năng "dùng người" không phải là yếu tố duy nhất, nhưng đó lại rất quan trọng mà bất cứ ai muốn thành công trong việc lãnh đạo cũng cần phải có vì:
    Lãnh đạo không chỉ đơn thuần là một nghề mà nó còn là cả một nghệ thuật.
    Ở đây lãnh đạo chúng ta nói tới là lãnh đạo con người. Mà con người thì rất khó quản lý, tâm trạng và thái độ mỗi người một khác không ai giống ai nên việc quản lý và lãnh đạo họ là một điều đòi hỏi phải có phương pháp và nghệ thuật. Tài nghệ của người lãnh đạo được biểu lộ ra không phải ở trong lệnh truyền nhưng là ở tại lệnh truyền và điều khiển lệnh truyền đi tới thành công. Người lãnh đạo phải biết mọi vấn đề liên hệ tới công việc của mình với nguyên tắc : “Không phải làm gì cả, nhưng có thể làm được tất cả”. Ngay từ đầu khi tuyển nhân viên vào, lãnh đạo phải khiến cho nhân viên hiểu rõ những điều kiện làm việc, cho họ biết về chỉ tiêu mà doanh nghiệp đặt ra để họ có thể nắm rõ định hướng cần phải làm gì, làm như thế nào để thành công. Làm lãnh đạo, bạn phải dạy cho họ những chuẩn mực trong kinh doanh, đóng vai trò là người tư vấn cho nhân viên bất cứ lúc nào có thể, giúp nhân viên cân bằng cuộc sống và công việc hơn để tránh tình trạng họ mệt mỏi và xáo trộn. Quản lý một đội ngũ các nhân viên là một công việc không đơn giản. Nhưng nếu bạn là một người có tố chất lãnh đạo thực sự, bạn sẽ khiến họ không những quy phục bạn mà còn luôn phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của công ty.
    Một doanh nghiệp muốn thành công cần tập hợp được nhiều người tài và còn phải biết cách đặt đúng người vào đúng việc. Do đó, việc thu hút nhân tài luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu mà tất cả các doanh nghiệp nhắm đến.
    Vậy làm cách nào để thu hút được nhân tài? Thứ nhất, Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới. Bạn cần xác định rõ phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên mới trước khi bắt đầu tiến hành tuyển dụng. Việc này vừa giúp bạn tuyển được nhân viên thật sự phù hợp với công việc, vừa làm cho công việc của họ về sau này được thuận lợi hơn; thứ hai, Hãy quan tâm đến ứng viên một cách chân thành. Khi phỏng vấn, bạn đừng vội vàng “khoe” những thành tựu công ty của bạn đã đạt được hay đề cập đến vấn đề tài chính mà hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu về những nhu cầu, mục tiêu và hoài bão của ứng viên. Sau đó, bạn hãy lắng nghe thật chăm chú câu trả lời của họ, thỉnh thoảng lại nhắc lại những ý họ trình bày bằng ngôn từ của bạn để cho họ thấy bạn hiểu rõ điều họ nói, hoặc hỏi họ một vài câu để làm rõ ý hơn.Những việc này có vẻ đơn giản nhưng không phải nhà tuyển dụng nào cũng coi trọng chúng. Vì thế, nếu bạn làm được thì ứng viên sẽ nhớ mãi bạn. Sự quan tâm chân thành của bạn sẽ không những giúp bạn tuyển dụng được nhân tài mà còn giữ chân họ về sau này.
    Tuy nhiên, liệu có phải một khi tuyển dụng được nhân tài rồi thì bạn có thể yên tâm “kê cao gối mà ngủ”? Hoàn toàn không! Nếu doanh nghiệp không biết cách giữ thì sớm muộn gì họ sẽ cũng ra đi và mọi việc sẽ trở lại vạch xuất phát. Vậy điều doanh nghiệp cần và quan trọng nhất đó chính là Sếp giỏi - “Vũ khí” giữ chân nhân tài hiệu quả nhất.
     
Đang tải...