Tiểu Luận Giải quyết xung đột trong hội nghị thi đua bằng tâm lý học quản lý

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu. 4
    I. Mô tả tình huống : 6
    II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống: 8
    III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả: 9
    IV. Phương án giải quyết tình huống: 10
    V.- Những giải pháp để thực hiện phương án 2 : 12
    Kết luận. 16
    195274189"TÀI LIỆU THAM KHẢO

    Lời nói đầuNền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006, và với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề phát triển nguồn lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực con người.
    Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
    Trong nhà trường giáo viên và cán bộ quản lý tiêu biểu cho nguồn lực quan trọng nhất, vì đội ngũ này có thâm niên và chuyên môn nghề nghiệp rõ nét và các chi phí cho đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong các khoản chi tiêu. Kết quả là việc quản lý tốt đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong trường có thể trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu quả đầu tư.
    Đánh giá các hoạt động giáo dục, hay nói hẹp hơn là đánh giá kết quả của việc quản lý, dạy và học là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giáo dục, của tất cả các giáo viên, của học sinh, cũng như của toàn xã hội.
    Ở trường tôi trong những năm qua, Chi ủy, Ban giám hiệu trường đã xác định được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. Do đó nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong đó đặc biệt là vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ; song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đạt được yêu cầu mong muốn.
    Một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá, nhưng thường không coi trọng đầu tư đúng mức cho công tác này. Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu, chỉ tiêu cho mỗi danh hiệu . thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá, đôi lúc dẫn đến sự xung đột của các nhà quản lý trong quá trình bình xét các danh hiệu thi đua.
    Chúng ta biết rằng xung đột nảy sinh trong công việc là điều thường xảy ra. Những con người khác nhau với những mục đích và nhu cầu hoàn toàn khác nhau luôn dễ dẫn đến xung đột. Kết quả của xung đột có thể dẫn đến ganh ghét lẫn nhau.
    Tuy nhiên xung đột có thể là động lực của sự phát triển. Nếu biết giải quyết chúng một cách khoa học thì biết đâu chúng là một trong những động lực mang tính đột phá cho công việc của nhà trường.
    Để giải quyết thành công xung đột nảy sinh trong công việc là điều không hề đơn giản, nó đòi hỏi chúng ta phải nhận biết một cách chính xác nguồn gốc nảy sinh xung đột và đưa ra hướng giải quyết hợp lý.
    Chúng ta biết rằng nếu xung đột – Nhất là trong vấn đề đánh giá thi đua khen thưởng – không được giải quyết một cách có khoa học và hiệu quả, chúng có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Xung đột này có thể nhanh chóng dẫn đến sự ganh ghét cá nhân. Công việc của nhà trường có thể bị phá vỡ, tài năng bị bỏ phí, và dễ kết thúc bằng việc phản đối và đổ lỗi lẫn nhau và những điều này rất không có lợi cho nhà trường trong quá trình xây dựng và phát triển. Chính vì những lý do trên nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Giải quyết xung đột trong Hội nghị thi đua bằng tâm lý học quản lý ”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...