Thạc Sĩ Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHầN Mở ĐầU
    1. Tính cấp bách của đề tài
    Nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật
    chất của mọi xã hội, nếu nguồn nhân lực được quan tâm phát triển đúng mức sẽ là nguồn
    tài nguyên vô giá, song nếu nguồn nhân lực đó không được sử dụng tốt, việc làm không
    được giải quyết, nạn thất nghiệp gia tăng, trở thành một gánh nặng, một sức ép về kinh tế,
    nảy sinh tiêu cực xã hội, thậm chí gây chấn động đất nước.
    Chính vì vậy mà các nhà kinh tế tư sản điển hình như John Maynard Keynes, đưa
    ra "lý thuyết về việc làm" và coi việc làm là một vấn đề trung tâm của xã hội tư sản hiện
    đại.
    Ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàn
    cầu, là mối quan tâm của mọi quốc gia, liên quan đến đời sống hàng tỷ người trên hành
    tinh chúng ta. Theo sự đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế giới đang diễn ra
    cuộc khủng hoảng toàn cầu về việc làm (Global Employment Crisis) [13,22], kể cả ở các
    nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở nông thôn cũng như thành thị, trong
    khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Tình hình việc làm ở nước ta cũng gay gắt,
    trở thành vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chủ
    trương đúng đắn, biện pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động trong tình
    hình mới.
    Hơn 10 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách kinh tế phù
    hợp, nhờ đó đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt những thành
    tựu bước đầu rất quan trọng, trở thành một nước có nền kinh tế năng động và phát triển
    tương đối nhanh trong khu vực.
    Song, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nổi lên gay
    gắt do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân mới, do mặt trái của kinh tế thị trường
    gây ra như nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội . Trong các vấn đề ấy thì
    vấn đề lao động, việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề vừa có
    tính cấp bách trước mắt, vừa có tính cơ bản lâu dài ở nước ta.
    Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung mới là không chỉ đơn thuần trong
    phạm vi chính sách xã hội và cũng không chỉ đơn thuần là thanh toán nạn thất nghiệp. Giải
    quyết việc làm bao gồm cả một hệ thống vấn đề: tạo điều kiện cho công dân được giáo dục
    đào tạo và chuẩn bị tốt hơn để bước vào lập thân, lập nghiệp, được hưởng quyền lợi làm
    việc, tự do lao động, sáng tạo và hưởng thụ thành quả chính đáng, được bảo vệ về quyền
    sở hữu trí tuệ và vật chất do mình làm ra theo đúng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng
    cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cống hiến cho cộng đồng.
    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, hơn lúc nào
    hết, nguồn nhân lực được đặt vào vị trí xứng đáng - là nguồn lực cơ bản nhất, quyết định
    nhất đối với các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên .) Có thể nói, vấn
    đề khó khăn nhất hiện nay là muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải áp dụng
    khoa học công nghệ vào nền sản xuất xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song,
    điều đó đang đứng trước thách thức lớn về việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm cho người lao
    động được đặt ra không chỉ là một yêu cầu cấp bách, mà còn là chiến lược an toàn việc
    làm cho thập niên đầu thế kỷ 21, không chỉ về kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội,
    là một vấn đề trong tổng thể các vấn đề chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta,
    như Bác Hồ đã dạy: "Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là mục tiêu, là động lực của
    mọi cuộc cách mạng" [32,11]. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
    Đảng ta đã nhấn mạnh "Bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu,
    không để thất nghiệp trở thành bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm,
    đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm
    việc và tự tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt
    dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp" [41,99].
    Tỉnh Kiên Giang là miền đất có dân số trẻ, tỷ lệ người trong tuổi lao động cao -
    đây là một nguồn nhân lực hết sức quý giá của tỉnh. Song Kiên Giang đang đứng trước
    thách thức là: Tốc độ tăng dân số còn cao (2,4%) nên bình quân mỗi năm cần giải quyết
    việc làm trên 30.000 lao động, số người thất nghiệp còn lớn: 198.965 người, trong đó
    88,34% ở nông thôn, 11,65% ở thành thị, đặc biệt số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15
    - 34 chiếm gần 70 %, trong đó lao động ở độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 35,35% [42]. Những
    năm qua, Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của tỉnh bằng nhiều biện pháp tích cực
    nhằm khai thác, phát huy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết nguồn lao động quan
    trọng này, từ đó đã góp phần thực hiện có kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
    của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo
    trong nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề lao động việc làm của tỉnh vẫn là một trong những vấn
    đề kinh tế - xã hội phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách công phu,
    đầu tư thích đáng để tìm ra phương hướng giải quyết cơ bản, lâu dài, có hiệu quả mới
    mong khắc phục một phần khó khăn này.
    Đó là lý do tôi chọn đề tài "Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế
    - xã hội ở Kiên Giang" làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề giải quyết việc làm luôn là vấn đề mang tính cấp bách, thời sự, do vậy, đã
    có nhiều công trình của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu và công bố,
    đồng thời cũng có rất nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này. Chẳng hạn như các công trình
    của Viện khoa học lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; các cuộc hội
    thảo về lao động việc làm do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức. ở Kiên
    Giang cũng có một số công trình như: "Dự án dân số, lao động - việc làm tỉnh Kiên Giang
    thời kỳ 1996 - 2010" và đề tài "Đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 1997 -
    2005 của Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh thực hiện. Tuy nhiên dưới góc độ kinh
    tế chính trị thì chưa có đề tài nào trùng tên với đề tài luận án này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích: Trên cơ sở phân tích đặc điểm và thực trạng về việc làm ở Kiên
    Giang, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả về việc làm nhằm ổn
    định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
    - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ
    Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh lao động, việc làm, thất
    nghiệp.
    Phân tích thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra đối với vấn đề giải quyết
    việc làm ở Kiên Giang.
    Trên cơ sở phân tích, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết có hiệu
    quả vấn đề việc làm của tỉnh.
    4. Đối tượng, giới hạn
    Luận án nghiên cứu vấn đề việc làm trong một số ngành kinh tế - dịch vụ cơ bản,
    trong độ tuổi lao động của tỉnh Kiên Giang, chủ yếu trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất
    nước.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kinh
    tế chính trị, phương pháp thống kê, sơ đồ, so sánh, khái quát để phân tích làm rõ nội dung
    chủ đề định ra; Đồng thời khảo sát thực tế, sưu tập tư liệu, số liệu, tình hình về lao động
    việc làm từ các cơ quan nghiên cứu, quản lý như: UBND, Sở Lao động - thương binh và
    xã hội, Cục thống kê, tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công an tỉnh . kết hợp tranh thủ ý
    kiến của các "chuyên gia" trong lĩnh vực này.
    6. Kết cấu luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
    chương
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...