Chuyên Đề Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất của mọi xã hội, nếu nguồn nhân lực được quan tâm phát triển đúng mức sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, song nếu nguồn nhân lực đó không được sử dụng tốt, việc làm không được giải quyết, nạn thất nghiệp gia tăng, trở thành một gánh nặng, một sức ép về kinh tế, nảy sinh tiêu cực xã hội, thậm chí gây chấn động đất nước.
    Chính vì vậy mà các nhà kinh tế tư sản điển hình như John Maynard Keynes, đưa ra "lý thuyết chung về việc làm" và coi việc làm là một vấn đề trung tâm của xã hội tư sản hiện đại.
    Ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của mọi quốc gia, liên quan đến đời sống hàng tỷ người trên hành tinh chúng ta. Theo sự đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về việc làm (Global Employment Crisis), kể cả ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở nông thôn cũng như thành thị, trong khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Tình hình việc làm ở nước ta cũng gay gắt, trở thành vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương đúng đắn, biện pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động trong tình hình mới.
    Hơn 10 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách kinh tế phù hợp, nhờ đó đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trở thành một nước có nền kinh tế năng động và phát triển tương đối nhanh trong khu vực.
    Song, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân mới, do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra như nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội . Trong các vấn đề ấy thì vấn đề lao động, việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính cơ bản lâu dài ở nước ta.
    Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung mới là không chỉ đơn thuần trong phạm vi chính sách xã hội và cũng không chỉ đơn thuần là thanh toán nạn thất nghiệp. Giải quyết việc làm bao gồm cả một hệ thống vấn đề: tạo điều kiện cho công dân được giáo dục đào tạo và chuẩn bị tốt hơn để bước vào lập thân, lập nghiệp, được hưởng quyền lợi làm việc, tự do lao động, sáng tạo và hưởng thụ thành quả chính đáng, được bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ và vật chất do mình làm ra theo đúng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cống hiến cho cộng đồng.
    Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, hơn lúc nào hết, nguồn nhân lực được đặt vào vị trí xứng đáng - là nguồn lực cơ bản nhất, quyết định nhất đối với các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên .) Có thể nói, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải áp dụng khoa học công nghệ vào nền sản xuất xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song, điều đó đang đứng trước thách thức lớn về việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm cho người lao động được đặt ra không chỉ là một yêu cầu cấp bách, mà còn là chiến lược an toàn việc làm cho thập niên đầu thế kỷ 21, không chỉ về kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, là một vấn đề trong tổng thể các vấn đề chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta, như Bác Hồ đã dạy: "Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là mục tiêu, là động lực của mọi cuộc cách mạng". Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã nhấn mạnh "Bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp".
    Huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn là một huyện trung du miền núi, có diện tích tự nhiên 998km[SUP]2[/SUP]; toàn huyện có 78,324 người (2009). Huyện Lộc Bình là miền đất có dân số trẻ tỉ lệ người lao đông cao – đây là một nguồn nhân lực hết sức quý giá của huyện. Song Lạng Sơn đang đứng trước thách thức là: Tốc độ tăng dân số còn cao (2,4%) nên bình quân mỗi năm cần giải quyết việc làm trên 348,6 lao động, số người thất nghiệp còn lớn: 198,9 người, trong đó 88,34% ở nông thôn, 11,65% ở thành thị, đặc biệt số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 34 chiếm gần 70 %, trong đó lao động ở độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 35,35% Những năm qua Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của tỉnh bằng nhiều biện pháp tích cực nhằm khai thác, phát huy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết nguồn lao động quan trọng này, từ đó đã góp phần thực hiện có kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề lao động việc làm của tỉnh vẫn là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách công phu, đầu tư thích đáng để tìm ra phương hướng giải quyết cơ bản, lâu dài, có hiệu quả mới mong khắc phục một phần khó khăn này.
    Đó là lý do tôi chọn đề tài "Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn" làm đề tài tiểu luận tốt nghiêp.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề giải quyết việc làm luôn là vấn đề mang tính cấp bách, thời sự, do vậy, đã có nhiều công trình của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu và công bố, đồng thời cũng có rất nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này. Chẳng hạn như các công trình của Viện khoa học lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; các cuộc hội thảo về lao động việc làm do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức. Ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn cũng có một số công trình như: "Dự án dân số, lao động - việc làm huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 1996 - 2010" và đề tài "Đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 1997 - 2005 của Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh thực hiện. Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa có đề tài nào trùng tên với đề tài tiểu luận này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ
    - Mục đích: Trên cơ sở phân tích đặc điểm và thực trạng về việc làm ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả về việc làm nhằm ổn định phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
    - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, chuyên đề thực hiện các nhiệm vụ


    Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh lao động, việc làm, thất nghiệp.
    Phân tích thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra đối với vấn đề giải quyết việc làm ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn
    Trên cơ sở phân tích, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm của huyện.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Thời gian: từ năm 2006 đến nay
    + Địa bàn: huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
    - Phương pháp thống kê sơ đồ, so sánh
    - Phương pháp khảo sát thực tế
    - Phương pháp sưu tầm tư liệu
    - Phương pháp chuyên gia.
    6. Kết cấu của tiểu luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3 chương:
    Chương 1: Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.
    Chương 2: Thực trạng việc làm, giải quyết việc làm và những bức xúc đang đặt ra ở huyện Lộc Bình – tỉnh Lạng Sơn.
    Chương 3: Phương hướng, giải pháp chủ yếu để giải quyết có hiệu quả việc làm ở Huyện Lộc Bình trong thời gian tới.


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Tình hình nghiên cứu. 3
    3. Mục đích, nhiệm vụ. 4
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    5. Phương pháp nghiên cứu. 4
    6. Kết cấu của tiểu luận. 5
    PHẦN NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG 1: VIỆC LÀM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM Ở HUYỆN LỘC BÌNH – TỈNH LẠNG SƠN. 6
    1.1 . KHÁI NIỆM VỀ LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP. 6
    1.1.1 Khái niệm về lao động. 6
    1.1.2 . Khái niệm về việc làm 6
    1.1.3 . Khái niệm về thất nghiệp. 7
    1.1.4 . Tác động của thất nghiệp. 7
    1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 8
    1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về lao động việc làm 8
    1.2.2. Quan điểm của Đảng và nhà nước về lao động việc làm 8
    1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM Ở HUYỆN LỘC BÌNH – TỈNH LẠNG SƠN 11
    1.3.1 Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - chính trị tác động đến lao động việc làm 11
    1.3.1.1. Vị trí địa lí 11
    1.3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên. 11
    1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm 14
    1.3 CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC. 15
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG BỨC XÚC ĐANG ĐẶT RA Ở HUYỆN LỘC BÌNH. 18
    2.1 Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm thời gian qua ở Huyện Lộc Bình. 18
    2.1.1 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế. 18
    2.1.2 Tình hình thất nghiệp. 19
    2.1.3 Nguyên nhân thất nghiệp. 20
    2.1.4 Thực trạng việc làm và hướng giải quyết việc làm ở huyện Lộc Bình. 21
    2.2. Những vấn đề bức xúc đặt ra. 24
    2.2.1. Mâu thuẫn giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm 24
    2.2.3 Các cơ sở trung tâm đào tạo và tình hình giải quyết việc làm sau đào tạo. 28
    2.2.4 Những tồn tại của vấn đề việc làm và khó khăn trong công tác giải quyết việc làm 29
    2.2.5 Giải quyết việc làm - vấn đề cấp thiết và cơ bản. 30
    2.2.6. Thực trạng và những thách thức đặt ra trong vấn đề giải quyết việc làm ở Huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn. 31
    2.2.6.1 Thực trạng vấn đề lao động, việc làm ở huyện Lộc Bình hiện nay. 31
    2.2.6.2 Những thách thức đối với vấn đề lao động việc làm ở huyện Lộc Bình hiện nay 32
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN, GIẢI PHÁP CHỬ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT CÓ HIỆU QUẢ VIỆC LÀM Ở HUYỆN LỘC BÌNH – TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI GIAN TỚI 34
    3.1 Phương hướng cơ bản giải quyết việc làm ở huyện Lộc Bình. 34
    3.2 Các giải pháp chủ yếu. 37
    3.2.1 Hạn chế tốc độ tăng tự nhiên của dân số. 37
    3.2.2 Giải pháp về vấn đề kinh tế. 38
    3.3.3 Lập quỹ quốc gia về giải quyết việc làm 39
    3.3.4 Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại để dần nâng cao chất lượng lao động. 40
    3.3.5 Các chính sách hỗ trợ lao động. 40
    3.3.3.6. Thực hiện tốt cính sách xã hội về giải quyết việc làm 41
    3.3.3.7. Các giải pháp khác. 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...