Thạc Sĩ Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Từ trước đến nay, vấn đề việc làm luôn được xã hội và mọi người quan tâm.
    Ngày nay, quan niệm về "phát triển" được hiểu một cách đầy đủ là: tăng trưởng kinh tế
    đi đôi với tiến bộ xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, đảm bảo được
    công bằng xã hội. Vì vậy, việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn
    cầu, là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại, của tất cả các quốc gia, đặc biệt là của các
    nước đang phát triển.
    ở nước ta, vấn đề việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước ta đặc
    biệt quan tâm. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: "Giải quyết việc
    làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm
    lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân"
    [10, tr. 218].
    Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt nhằm phát huy được tiềm
    năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác là
    hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời
    sống của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra
    động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước tiếp tục đi lên.
    Thái Bình là tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng, "đất chật, người đông"
    với diện tích tự nhiên 1.546,01 km2, dân số 1,83 triệu người, mật độ dân số 1.188
    người/km2, gấp 1,18 lần so với các tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng và 5,7 lần so
    với cả nước; có 915 ngàn người trong độ tuổi lao động, chiếm 50% dân số của cả tỉnh, số
    dân ở nông thôn chiếm 93,7%, thu nhập bình quân đầu người thấp mới đạt 3.889.000
    đồng/người/năm vào năm 2003 [5, tr. 34]. Thu nhập của người lao động cơ bản dựa vào
    sản xuất nông nghiệp, chất lượng lao động thấp, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua
    đào tạo.
    Những năm 1997 - 1998 ở nông thôn Thái Bình diễn biến phức tạp, tình hình khiếu
    nại, tố cáo của nhân dân diễn ra diện rộng trên địa bàn của cả tỉnh. Việc khiếu nại đông
    người của nhân dân Thái Bình có nhiều nguyên nhân khác nhau, song trong đó có nguyên
    nhân quan trọng là việc làm thiếu, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.
    Do đó, vấn đề việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề bức xúc nhất đặt
    ra với các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thái Bình. Nghị quyết Đại hội đại biểu
    Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVI chỉ rõ: "Coi trọng và phát huy nhân tố con người;
    chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng
    cao đời sống nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để góp phần
    giữ vững ổn định kinh tế - xã hội" [26, tr. 90].
    Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm ở Thái Bình nhằm đánh giá đúng
    đắn thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý, có
    hiệu quả nguồn lao động của tỉnh là một đòi hỏi bức xúc có ý nghĩa thiết thực cả về lý
    luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài " Giải quyết việc làm ở Thỏi Bỡnh: thực trạng
    và giải pháp " làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Việc làm là một trong những vấn đề có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của
    các quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
    ở nước ta, từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, liên quan đến chủ đề luận
    văn đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu có bài viết xoay quanh vấn đề
    này, tiêu biểu như:
    - Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam của TS. Nguyễn Hữu Dũng, TS.
    Trần Hữu Trung (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997);
    - ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam của
    GS.TS Đỗ Thế Tùng (Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 6-2002);
    - Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển của thạc sĩ Nguyễn
    Thị Lan Hương (Nxb Lao động - xã hội, 2002);
    - Lao động việc làm những bước tiến quan trọng của Nguyễn Thị Hằng (Tạp chí
    Cộng sản, số 23 - 8/2003);
    - Một số vấn đề lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay
    do thạc sĩ Đinh Đặng Định chủ biên (Nxb Lao động, Hà Nội, 2004);
    - Vấn đề lao động và việc làm ở Việt Nam từ đổi mới đến nay của GS.TS Phạm
    Đức Thành, PGS.TS Phạm Quý Thọ, ThS. Thang Mạnh Hợp (Tạp chí Lao động và Công
    đoàn, số 298 - 12/2003);
    Ngoài ra, cũng có một số đề tài luận văn thạc sĩ viết về vấn đề việc làm như ở
    một số tỉnh: Đồng Nai, Hà Tĩnh, Kiên Giang .; ở Thái Bình, ủy ban nhân dân (UBND)
    tỉnh có ban hành "Chương trình mục tiêu giải quyết việc làm từ 2000 - 2005".
    Song, dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị đến nay chưa có công trình nào viết
    về vấn đề này dưới dạng luận văn khoa học để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu cho
    giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài "Giải quyết việc
    làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp" dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị là cần
    thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
    * Mục đích đề tài
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm, phân tích thực
    trạng việc làm ở Thái Bình, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
    có hiệu quả việc làm ở Thái Bình.
    * Nhiệm vụ của đề tài
    - Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm và thất nghiệp.
    Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay để làm
    cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm 1999
    đến nay, rút ra những mặt làm được và chưa được, chỉ rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn
    chế.
    - Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết
    việc làm ở tỉnh Thái Bình trong những năm tới.
    * Giới hạn của đề tài
    Đề tài tập trung vào các vấn đề có tính trọng điểm: giải quyết việc làm ở tỉnh
    Thái Bình từ năm 1999 đến năm 2004, xây dựng một số giải pháp chủ yếu để nâng cao
    hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho lao động Thái Bình trong thời gian từ nay đến
    năm 2010.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    * Cơ sở lý luận
    Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của khoa học kinh tế chính trị, căn cứ
    vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của
    Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị
    Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa xoay quanh vấn đề việc làm. Bên cạnh đó, đề
    tài có kế thừa, chọn lọc một số đề xuất, số liệu thống kê của một số công trình khoa học
    có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài vận dụng phương pháp truyền thống của khoa học kinh tế chính trị: sử
    dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu,
    đồng thời còn sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế,
    tổng hợp, đối chiếu và phân tích, thống kê
    5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài
    + Làm rõ quan niệm về việc làm và ý nghĩa kinh tế - xã hội của vấn đề giải quyết
    việc làm ở tỉnh Thái Bình.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình từ năm
    1999 đến nay.
    + Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu có tính khả thi
    nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
    văn gồm 3 chương, 8 tiết.
    Chương 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...