Thạc Sĩ Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm
    lớn của toàn nhân loại, của hầu hết các quốc gia. Thúc đẩy mục tiêu tạo việc làm đầy đủ
    cho mọi người, nam cũng như nữ, để tạo thu nhập và không ngừng nâng cao chất lượng
    cuộc sống là ưu tiên số một trong chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
    Bởi vì, trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng ta luôn lấy con người làm trung tâm,
    coi phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Tạo điều kiện
    cho mọi người có cơ hội làm việc; một mặt, là điều kiện để phát huy được tiềm năng lao
    động, nguồn nội lực to lớn nhất ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời
    sống. Mặt khác, cũng là hướng cơ bản để xóa đói giảm nghèo bền vững. Đặc biệt trong
    điều kiện nước ta tài nguyên, đất đai không nhiều, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất
    còn nghèo, đang trong quá trình tiếp cận với nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế trong
    xu thế toàn cầu hóa. Việc ưu tiên hàng đầu cho đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả
    nguồn lực con người là đầu tư có hiệu quả nhất để tăng trưởng và phát triển kinh tế, là
    con đường ngắn nhất để đi tắt, đón đầu, chống nguy cơ tụt hậu và chủ động tham gia vào
    quá trình phân công lao động quốc tế.
    Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập từ 1/1/1997 với diện tích tự nhiên 803,87
    km2, dân số 951.600 người, mật độ dân số 1.184 người/km2. Thu nhập bình quân đầu
    người còn thấp, kết cấu hạ tầng thấp kém, kinh tế phát triển không đồng đều giữa các
    vùng. Chất lượng lao động thấp, hầu hết lao động phổ thông phần lớn chưa qua đào tạo,
    vấn đề bảo đảm việc làm đã và đang là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi cơ
    cấu kinh tế ở tỉnh Bắc Ninh. Mặt khác, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh còn khá cao, trong khi
    đất nông nghiệp có hạn, diện tích canh tác bình quân đầu người ngày càng giảm . Đất
    chật, người đông, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển đã và đang là nguồn gốc làm nảy
    sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu về lao động ở tỉnh, tạo nên sự bức xúc
    ngày càng lớn về việc làm ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
    Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay nhằm
    đánh giá đúng thực trạng, tìm ra phương hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng
    hợp lý nguồn lao động đó đang là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý
    luận và thực tiễn. Do đó, tôi chọn đề tài: "Giải quyết việc làm ở Bắc Ninh - Thực trạng
    và giải pháp" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    ở nước ta từ những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, có nhiều tác giả đã có công
    trình, bài viết xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như: Vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập ở
    nông thôn của TS Nguyễn Sinh Cúc, Tạp chí Thông tin lý luận 11/1990; Sử dụng nguồn
    lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam của tác giả Trần Đình Hoan - Lê Mạnh Khoa,
    Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991; Về giải quyết việc làm ở nông thôn từ năm 1994, 1995 đến
    năm 2000 của tác giả Nguyễn Khang, Tạp chí Lao động và xã hội 9/1993; Về chính sách
    giải quyết việc làm ở Việt Nam của TS Nguyễn Hữu Dũng và TS Trần Hữu Trung (chủ
    biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997 . Ngoài ra, cũng có một số luận văn thạc sĩ
    viết về đề tài việc làm ở một số tỉnh như Đồng Nai, Kiên Giang Trên địa bàn tỉnh Bắc
    Ninh, cho đến nay chưa có công trình khảo sát, nghiên cứu nào về chuyên đề này dưới
    dạng một luận văn khoa học, để đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hợp lý
    nguồn lao động dôi thừa ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
    3. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
    - Mục đích của đề tài:
    Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh
    Bắc Ninh, phân tích thực trạng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc
    làm cho người lao động ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
    - Nhiệm vụ của đề tài:
    + Khái quát những vấn đề cơ bản về lý luận lao động, việc làm và thất nghiệp.
    Làm rõ những nhân tố tác động đến việc giải quyết việc làm trong nền kinh tế thị trường
    ở nước ta hiện nay, để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình giải quyết việc làm ở tỉnh
    Bắc Ninh.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh từ 1997 -
    2000.
    + Đề xuất những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc
    làm ở tỉnh Bắc Ninh.
    - Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
    Đề tài chỉ tập trung vào vấn đề có tính chất trọng điểm: giải quyết việc làm ở tỉnh
    Bắc Ninh từ 1997 - 2000 thông qua một số giải pháp chủ yếu trong thời gian từ nay đến
    năm 2010.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
    - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận của chủ nghĩa
    Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
    các Văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương các khóa xung quanh
    vấn đề này. Đồng thời, đề tài cũng kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các
    số liệu thống kê trong một số công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả trong và
    ngoài nước.
    - Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch
    sử để nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: hệ thống, tổng hợp, thống kê, so
    sánh đối chiếu và phân tích để làm sáng tỏ vấn đề.
    5. Những đóng góp chủ yếu của luận văn
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 1997
    đến nay.
    - Đề xuất được những giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm giải quyết từng bước
    việc làm ở tỉnh Bắc Ninh.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
    gồm 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...