Luận Văn Giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn

    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1


    CHƯƠNG 1


    KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY 4


    1.1. Một số vấn đề chung về lao động nông thôn nước ta hiện nay 4


    1.1.1. Khái niệm chung về lao động, nguồn nhân lực và nguồn lao động .5


    1.1.2. Khái quát chung về lao động nông thôn nước ta hiện nay .6


    1.1.2.1. Khái niệm nông thôn, lao động nông thôn, nguồn nhân lực nông thôn và nguồn lao động nông thôn .7


    1.1.2.2. Đối tượng, đặc điểm và cơ cấu lao động nông thôn 9


    1.1.2.3. Vai trò của lao động nông thôn nước ta hiện nay .12


    1.1.2.4. Nhận xét chung .13


    1.2. Một số vấn đề chung về việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 14


    1.2.1. Khái niệm về việc làm, việc làm nông thôn nước ta hiện nay 15


    1.2.2. Những thuận lợi và khó khăn về vấn đề việc làm ở nông thôn .19


    1.2.3. Vấn đề giải quyết việc làm đối với ở nông thôn nước ta hiện nay 21


    1.2.3.1. Tình trạng mất cân đối về việc làm giữa nông thôn và thành thị 24


    1.2.3.2. Vai trò của vấn đề giải quyết việc làm đối với lao nông thôn .26


    1.2.3.3. Nhận xét chung .28


    CHƯƠNG 2


    CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY .30


    2.1. Vai trò của Nhà nước trong việc gỉảỉ quyết việc làm cho lao động nông thôn .31


    2.1.1. Khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn 32


    2.1.2. Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn 34


    2.1.3. Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn .36


    2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật .37


    2.2.1. Tổ chức tuyển chọn lao động 39


    2.2.2. Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động nông thôn bị mất việc 41


    2.3. Trách nhiệm của lao động nông thôn trong việc tự tạo việc làm 42


    2.3.1. Yêu cầu dạy nghề gắn với tạo việc làm phù hợp với nghề đã chọn 44


    2.3.2. Liên hệ với trung tâm dịch vụ việc làm để yêu cầu môi giới việc làm .46


    2.4. Tổ chức dịch vụ việc làm với vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn 48


    2.4.1. Tư vấn việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy


    định của pháp luật 49

    2.4.2. Hợp tác xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật .51


    2.4.3. Giới thiệu việc làm và học nghề phù hợp cho lao động nông thôn .53


    2.4.4. Những giải pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trong thời gian tới 55


    CHƯƠNG 3


    THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY .58


    3.1. Thực trạng về vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 58


    3.1.1. Thực trạng về lao động nông thôn nước ta hiện nay 59


    3.1.1.1. Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn 60


    3.1.1.2. Tỷ lệ lao động nông thôn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp .62


    3.1.1.3. Thực trạng việc đào tạo lại nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nhằm giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn của doanh nghiệp .63


    3.1.1.4. Thực tiễn pháp lý về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn .64


    3.1.2. Thực trạng về việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay .66


    3.1.2.1. Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta trong thời kỳ trước khi có Bộ luật Lao động .66


    3.1.2.2. Việc làm và vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta theo Bộ luật Lao động .68


    3.1.3. Nhận xét chung về vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay 69


    3.2. Một số kiến nghị nhằm giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta hiện nay .70


    3.2.1. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường hợp tác xuất khẩu lao động .70


    3.2.2. Mở rộng các hình thức sản xuất thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp ở địa phương nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn 73


    3.2.3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề phải gắn liền với giải quyết việc làm .74


    3.2.4. Mở thêm nhiều trung tâm giới thiệu việc làm, Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn 76


    3.2.5. Đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của người lao động nông thôn 78


    3.2.6. Tạo điều kiện để lao động nông thôn được học nghề .79


    KẾT LUẬN .82

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải xóa đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp, . Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ẩm no và được sống một đời hạnh phúc”.(1) Tư tưởng của Người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động. Ở nước ta hiện nay, nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6% lực lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: "Tỷ trọng trong nông nghiệp còn quá cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp”.(2)


    Tuy nhiên, tình trạng giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn ở nước ta hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế và vướng mắt cả về mặt lý luận, pháp lý và thực tiễn. Vì vậy, làm thế nào để tạo việc làm cho người lao động nông thôn là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và toàn xã hội. Tạo điều kiện cho người lao động nông thôn có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, là hướng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghê, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiêu lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển các làng nghề, . sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp.(3) Đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nhất là cho lao động nông thôn. Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng các trường dạy nghề. Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn lao động, tích cực xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm, .


    Xuất phát từ những lý do trên nên người viết lựa chọn đề tài: "Giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn” là vẩn đề có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, là một trong những vấn đề quan trọng của khoa học pháp lý Việt Nam, rất cần được nghiên cứu một cách cơ bản ở nước ta hiện nay.


    2. Tình hình nghiên cứu đề tài


    Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhiều quốc gia. Do vậy, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm nông thôn dưới các góc độ và mức độ khác nhau. Tiêu biểu như:


    - PGS. Nguyễn Quang Hiến - Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1995.


    - PTS. Nguyễn Hữu Dũng, PTS. Trần Hữu Trung - về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997


    - ThS. Nguyễn Thị Lan Hương - Thị trường lao động ở Việt Nam, định hướng và phát triển, Nxb. Lao động và Xã hội, Hà Nội, 2002.


    Đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về việc làm cho người lao động nông thôn và đề ra các phương pháp tiếp cận tổng quát về chính sách việc làm, hệ thống các khái niệm về lao động, việc làm, đánh giá thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam. Nội dung của các công trình nghiên cứu đã đề xuất hệ thống các quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm và khuyến nghị, định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

    Cũng đã có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu viết vê thực trạng lao động, vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta như:


    + Bùi Văn Quán - Thực trạng lao động, việc làm ở nông thôn và một số giải pháp cho giai đoạn 2001-2005” - Tạp chí Lao động và Xã hội, số 3, năm 2001.


    + Vũ Đình Thắng - vấn đề việc làm cho lao động nông thôn - Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 3, năm 2002.


    + Nguyễn Sinh Cúc - Giải quyết việc làm ở nông thôn và những vấn đề đặt ra -Tạp chí Con số và Sự kiện, số 8, năm 2003.


    + Nguyễn Hữu Dũng - Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn - Tạp chí Lao động và Xã hội, số 247, năm 2004.


    Các công trình nghiên cứu đã phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn bằng những cách tiếp cận khác nhau. Nhưng chưa có đề tài, công trình khoa học nào phân tích, đánh giá vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn một cách toàn diện và bao quát được vấn đề. Vì vậy, người viết đã lựa chọn và kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã công bố, kết hợp khảo sát thực tiễn ở nông thôn để phân tích. Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở những đường lối, quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước dưới góc độ và phương pháp nghiên cứu của luật học.


    3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn


    * Mục đích nghiên cứu của luận văn:


    Trên cơ sở nhận thức lý luận, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Luận văn hướng đến mục đích đánh giá thực trạng vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động ở nông thôn. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết việc làm đối với lao động ở nông thôn nước ta hiện nay.


    * Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:


    - Khái quát những vấn đề cơ bản lý luận về việc làm và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá tình hình giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn.


    - Nhằm đánh giá đúng thực trạng về vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng.

    - Trình bày căn cứ và nội dung những giải pháp chủ yêu nhăm giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn nước ta hiện nay.


    4. Giói hạn của luận văn


    Đề tài luận văn nhằm vào nghiên cứu về vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn với nội dung rộng và phức tạp. Trong khuôn khổ chuyên ngành Luật Lao động, người viết chỉ tập trung phân tích và đánh giá thực trạng về vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn. Trên cơ sở đó kiến nghị những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta hiện nay.


    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn


    * Cơ sở lý luận:


    Cơ sở lý luận của Luận văn là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề giải quyết việc làm thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng và các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như các văn bản pháp lý về lao động, việc làm và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài.


    * Phương pháp nghiên cứu:


    - Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin.


    - Luận văn kết hợp sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp, kết hợp lý luận dựa trên những tài liệu thực tiễn của các ngành có liên quan đến phạm vi nghiên cứu để làm rõ vấn đề đặt ra trong luận văn.


    6. Kết cấu của luận văn


    Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn được trình bày trong ba chương:


    Chương 1: Khái quát chung về vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.


    Chương 2: Cơ chế pháp lý về vấn đề giải quyết việc làm đối với lao động nông thôn nước ta hiện nay.


    Chương 3: Thực trạng và giải pháp về vấn lao động - việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

    • 89-.pdf
      Kích thước:
      35.5 MB
      Xem:
      0
Đang tải...