Thạc Sĩ Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
    sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Kinh
    tế - Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i.
    Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh
    tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình ho ̣c tâ ̣p.
    Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ts. Trần Thị Lan Hương đã dành rất
    nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận
    văn tốt nghiệp.
    Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
    luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót , rất mong nhận được
    những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
    MỤC LỤC

    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . iii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
    THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG Ở NÔNG
    THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 4
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 4
    1.2. Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao đông nông thôn . 7
    1.2.1. Định nghĩa về việc làm và giải quyết việc làm . 7
    1.2.2. Đặc điểm cơ bản của lực lượng lao động ở nông thôn . 10
    1.2.3. Phân loại việc làm cho lao động nông thôn . 12
    1.2.4. Nội dụng giải quyết việc làm cho lao động cho lao động nông thôn . 15
    1.2.5. Ý nghĩa của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 18
    1.2.6. Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm
    cho lực lượng lao động . 20
    1.3. Cơ sở thực hiện về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. 25
    1.4. Bài học kinh nghiệm về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn qua một
    số tỉnh 27
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 33
    2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng 33
    2.1.1. Địa điểm thực hiện nghiên cứu 33
    2.1.2. Công cụ được sử dụng 33
    2.1.3. Mô tả phương pháp tính toán ngoài tài liệu, lựa chọn đơn vị phân tích . 34
    2.2. Phương pháp thu thập xử lý số liệu. . 34
    Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
    NÔNG THÔN Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN . 36
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới việc làm và giải quyết
    việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Quỳnh Lưu . 36
    3.1.1. Vị trí địa lý – kinh tế. . 36
    3.1.2. Điều kiện về tài nguyên đất, nước, khoáng sản và tài nguyên biển của
    huyện Quỳnh Lưu . 39
    3.1.3. Nguồn nhân lực của huyện Quỳnh Lưu 42
    3.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huyện Quỳnh Lưu. 44
    3.2.1.Phân tích tình hình quy mô và cơ cấu của lực lượng lao động của huyện
    Quỳnh Lưu 44
    3.2.2. Đánh giá về công tác giải quyết việc làm cho lao động ở huyện Quỳnh
    Lưu 47
    CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
    ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN 69
    4.1. Những vấn đề đặt ra trong giải quyết việc làm cho người lao động ở nông
    thôn huyện Quỳnh Lưu 69
    4.1.1. Giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn và quá trình đô thị
    hóa . 69
    4.1.2. Nâng cao trình độ cho người lao động ở nông thôn để đáp ứng yêu cầu
    của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. . 70
    4.1.3. Cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và trình độ khoa học công nghệ
    trong nông nghiệp, nông thôn huyện Quỳnh Lưu để đáp ứng yêu cầu phát triển
    sản xuất, tạo mở việc làm cho người lao động. 72
    4.1.4. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn phải được đặt lên vị trí hàng
    đầu trong các vấn đề KT–XH nói chung, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông
    thôn nói riêng . 74
    4.2. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT VIỆC
    LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH
    NGHỆ AN 74
    4.2.1. Kiến nghị 75
    4.2.2. Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn
    huyện Quỳnh Lưu . 78
    4.2.3. Giải quyết việc làm cho người Lao động nông thôn qua chương trình xúc
    tiến việc làm quốc gia. . 86
    4.2.4. Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cao chất
    lượng nguồn lao động ở nông thôn. . 92
    Kết Luận 96
    Danh mục tài liệu tham khảo. . 98
    i

    DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 ATLC – SSCĐ An toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu
    2 BCĐ Ban chỉ đạo
    3 BCH Ban chi hội
    4 CNH Công nghiệp hóa
    5 DL Du lịch
    6 DN Doanh nghiệp
    7 ĐSVH Đời sống văn hóa
    8 DV Dịch Vụ
    9 GCNQSĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    10 GDP Tổng thu nhập quốc dân
    11 GT Giá trị
    12 HĐH Hiện đại hóa
    13 HTX Hợp tác xã
    14 ILO Tổ chức lao động quốc tế
    15 KH Kế hoạch
    16 KT Kinh tế
    17 LĐTBXH Lao động thương binh xã hội
    18 LH Liên hiệp
    19 LLLĐ Lực lượng lao động
    20 MTQG Mặt trận Quốc Gia ii

    21 NQ Nghị quyết
    22 NTM Nông thôn mới
    23 NXB Nhà xuất bản
    24 PCCCR phòng cháy chữa cháy rừng
    25 PTTH Phổ thông trung học
    26 QĐND Quân đội nhân dân
    27 THCS Trung học cơ sở
    28 THPT Trung học phổ thông
    29 TM Thương mại
    30 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    31 TX Thị xã
    32 UBND Ủy ban nhân dân
    33 USD Đô la Mỹ
    34 WTO Tổ chức thương mại thế giới
    35 XDNTM Xây dựng nông thôn mới
    36 XH Xã hội
    37 XHCN Xã hội chủ nghĩa
    38 XKLĐ Xuất khẩu lao động iii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Lao động làm việc trong ngành kinh tế tại thời điểm 1/7 hàng
    năm, phân theo ngành kinh tế. 38
    Bảng 3.2: Qui mô dân số và lực lượng lao động Quỳnh Lưu 44
    Bảng 3.3: Cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn huyện Quỳnh Lưu
    theo nhóm tuổi 45
    Bảng 3.4: Cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn huyện Quỳnh Lưu
    theo trình độ kỹ thuật 46
    Bảng 3.5: Thất nghiệp của lực lượng lao động huyện Quỳnh Lưu. . 60
    Bảng 3.6: lực lượng lao động của huyện Quỳnh Lưu phân theo trình độ . 61
    Bảng 4.1: Sự thay đổi giá trị sản xuất và cơ cấu lao động của huyện Quỳnh
    Lưu 71



    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc làm là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và là một
    trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các quyết sách phát triển
    kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên con đường phát triển bền vững. Vì vậy,
    việc tạo điều kiện cho người lao động có việc làm nhằm phát huy được tiềm
    năng lao động, nguồn lực to lớn của đất nước cho sự phát triển kinh tế - xã
    hội, đồng thời là hướng đi cơ bản để thực hiện xóa đói, giảm nghèo có hiệu
    quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ
    vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc
    đẩy sự nghiệp đổi mới đất nước.
    Vì vậy có việc làm đối với lực lượng lao động nước ta nói chung và lực lượng lao
    động nông thôn huyện Quỳnh Lưu nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Cho
    đến nay, lao động nông thôn vẫn chiếm đại đa số dân cư cả nước, theo báo cáo của
    Tổng cục thống kê (1/7/2014), cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong
    đó có 70,2% lao động nước ta tập trung ở khu vực nông thôn. Số người thiếu việc
    làm của cả nước tính đến 1/7/2014 là 1140,2 nghìn người, trong đó trên 86,3% số
    người thiếu việc làm đang sinh sống ở nông thôn. Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện
    các chương trình giải quyết việc làm nông thôn, điển hình như Chương trình phát
    triển nông nghiệp và nông thôn; Chương trình đầu tư trong nước, đầu tư nước
    ngoài, phát triển công nghiệp và dịch vụ; Chương trình phát triển các vùng kinh tế
    trọng điểm; Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương trình đầu tư
    phát triển các cơ sở đào tạo cho lao động nông thôn; Chương trình xây dựng nông
    thôn mới , nhưng những kết quả giải quyết việc làm nông thôn vẫn không được
    cải thiện rõ rệt. Tình trạng thừa lao động ở địa phương này nhưng thiếu nguồn cung
    lao động ở địa phương khác tiếp tục diễn ra, sức ép việc làm còn lớn, cơ cấu lao
    động nông thôn chuyển dịch chậm chạm, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp. 2

    Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động
    hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm
    kiếm việc làm, người Lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu
    bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những thách thức đặt ra cho
    người Lao động Việt Nam đó là yêu cầu về chất lượng nguồn Lao động, người Lao
    động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm được việc
    làm, mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, khi hội nhập WTO, ngành dễ bị tổn thương
    nhất là nông nghiệp, nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất là nông dân. Chính vì vậy
    quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người Lao động nông thôn vẫn luôn là
    vấn đề mang tính cấp bách.
    Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An mặc dù UBND huyện Quỳnh
    Lưu thời gian qua đã có các chính sách để giải quyết việc làm cho lực lượng lao
    động trên địa bàn huyện nhưng đến nay số người thất nghiệp còn đông. Theo 6
    tháng cuối năm 2014 thì tổng số người trong độ tuổi lao động là 156892 người,
    trong đó số người thất nghiệp là 33062 người, chiếm 21,07%.
    Chính vì vậy,tôi muốn lựa chọn “Giải quyết việc làm cho lao động nông
    thôn trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu làm luận văn
    tốt nghiệp thạc sĩ, với hy vọng đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho
    người lao động ở nông thôn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, để đáp ứng nhu cầu
    đòi hỏi của địa phương và cả nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế WTO.
    2. Câu hỏi nghiên cứu.
    Các cấp chính quyền huyện Quỳnh Lưu cần đưa ra những giải pháp nào để
    giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An?
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
    Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao
    động nông thôn , phân tích, đánh giá tình hình thực hiê ̣n các chính sách giải quyết
    viê ̣c làm ở nông thôn tại huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An thời gian qua , đồng thời
    đề xuất các giải pháp hoàn thiê ̣n chính sách phù hợp giải quyết việc làm nông thôn
    trong tương lai. 3

    Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích nói trên nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
    - Hệ thống hoá và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về việc làm, giải quyết
    việc làm cho nông thôn cấp huyện trong điều kiện hiện nay.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn
    huyện Quỳnh Lưu.
    -Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn
    huyện Quỳnh Lưu trong thời gian tới
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    - Đối tượng nghiên cứu: Những chính sách giải quyết việc làm cho lao động
    nông thôn tại huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An.
    - Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay, sau khi Việt nam thực hiện Nghị
    quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành
    Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW xác
    định nhiệm vụ xây dựng “Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
    mới” và Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
    về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
    4. Bố cục của luận văn.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo nội dung của luận văn
    gồm có 4 chương:
    Chương 1: Tổng quan về tài liệu và cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao
    động ở nông thôn
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên địa
    bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
    Chương 4: Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa
    bàn Huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An.
     
Đang tải...