Thạc Sĩ Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia
    Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An, Chi Cục thống
    kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Nghệ An,
    Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An . đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi được tham gia
    khóa đào tạo thạc sĩ và hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến khoa Kinh tế chính trị, trường
    Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và quý thầy, cô đã tận tình giảng
    dạy, giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, xin bày tỏ
    lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mai Thị Thanh Xuân, người
    đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình hình thành, triển
    khai nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn.
    Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và những người đã nhiệt
    tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và đóng góp nhiều ý kiến quý báu
    trong quá trình nghiên cứu thực tế đề tài khoa học.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn chắc chắn không thể tránh
    khỏi những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự cảm thông, những ý
    kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

    Tác giả luận văn





    Nguyễn Thị Hoài Sơn
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . ii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
    LUẬN, THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM, GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 5
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5
    1.1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến nội dung luận văn . 5
    1.1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình trên và vấn đề đặt ra
    cần tiếp tục nghiên cứu 10
    1.2. Cơ sở lý luận về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
    . 11
    1.2.1. Những vấn đề chung về việc làm và giải quyết việc làm . 11
    1.2.2. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nông thôn . 20
    1.2.3. Tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho
    lao động nông thôn 23
    1.2.4 Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại một số địa
    phương . 28
    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    2.1. Phương pháp luận . 33
    2.2. Phương pháp cụ thể 34
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 34
    2.2.2. Phương pháp thông kê – so sánh . 35
    2.2.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp . 36
    CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
    NÔNG THÔN Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2011-2014 . 39
    3.1. Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
    ở tỉnh Nghệ An 39
    3.1.1. Thuận lợi . 39
    3.1.2. Khó khăn . 41
    3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An
    giai đoạn 2011 - 1014 43
    3.2.1. Tổng quan về lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Nghệ An hiện nay
    . 43
    3.2.2. Chính sách và biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
    của tỉnh Nghệ An . 51
    3.2.3. Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An từ
    năm 2011 - 2014 56
    3.3. Đánh giá chung về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
    tại tỉnh Nghệ An từ năm 2011- 2014 61
    3.3.1. Những thành tựu cơ bản 61
    3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 63
    CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM ĐẦY ĐỦ VÀ
    HIỆU QUẢ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN
    NĂM 2020 . 66
    4.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An
    trong bối cảnh mới 66
    4.1.1. Bối cảnh mới trong nước và trong tỉnh tác động đến việc làm và giải
    quyết việc làm cho người lao động nông thôn ở Nghệ An . 66
    4.1.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn 69
    4.2. Một số biện pháp chủ yếu tiếp tục giải quyết việc làm cho lao động nông
    thôn ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 72
    4.2.1. Hoàn thiện chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đi
    đôi với quản lý nhà nước về lĩnh vực này . 72
    4.2.2. Nâng cao hiệu quả các chương trình xúc tiến việc làm 73
    4.2.3. Phát triển mạnh ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn để tạo thêm việc
    làm mới 83
    4.2.4. Phát huy vai trò của các DNV&N, các khu cụm công nghiệp trong giải
    quyết việc làm cho lao động nông thôn 87
    4.2.5. Khuyến khích và hướng dẫn người lao động, nhất là lao động nông thôn
    tự tạo việc làm . 88
    KẾT LUẬN . 91
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
    i
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Viết tắt Nguyên nghĩa
    1 CCKT Cơ cấu kinh tế
    2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    3 ĐCĐC Định canh định cư
    4 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    5 GQVL Giải quyết việc làm
    6 HĐND Hội đồng nhân dân
    7 HĐKTTX Hoạt động kinh tế thường xuyên
    8 HTX Hợp tác xã
    9 KT-XH Kinh tế- xã hội
    10 LĐ Lao động
    11 LĐ-TB& XH Lao động -Thương binh và Xã hội
    12 THCS Trung học cơ sở
    13 THPT Trung học phổ thông
    14 UBND Ủy ban nhân dân
    15 XHCN Xã hội chủ nghĩa
    16 XKLĐ Xuất khẩu lao động
    17 VLXD Vật liệu xây dựng
    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

    Bảng 3.1: Lực lượng lao động nông thôn tỉnh Nghệ An 2011-2014 43
    Bảng 3.2: Cơ cấu lực lượng lao động ở nông thôn phân theo nhóm tuổi năm
    2014 . 44
    Bảng 3.3: Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn chia theo trình độ học vấn
    2011 và 2014 . 45
    Bảng 3.4: Lực lượng lao động nông thôn chia theo trình độ chuyên môn kỹ
    thuật năm 2011 và 2014 . 47
    Bảng 3.5: Thất nghiệp của lực lượng lao động nông thôn tỉnh Nghệ An . 48
    Bảng 3.6: Tình hình thất nghiệp của lực lượng lao động tỉnh Nghệ An chia
    theo tuổi và trình độ năm 2014 . 50
    Bảng: 3.7: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ
    An 2011 - 2014 56
    Bảng 3.8. Quy mô tổ chức hướng nghiệp và giới thiệu việc làm . 60
    Bảng 3.9. Quy mô đào tạo nghề 61
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việc làm là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu và là
    một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các quyết sách phát triển
    kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên con đường phát triển bền vững. Vì vậy,
    việc tạo điều kiện cho người lao động có việc làm nhằm phát huy được tiềm
    năng lao động, nguồn lực to lớn đất nước cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
    đồng thời là hướng đi cơ bản để thực hiện xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả, là
    cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần giữ vững an
    ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự
    nghiệp đổi mới đất nước.
    Chặng đường hơn 25 đổi mới ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho phát
    triển kinh tế- xã hội, nhờ đó nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
    Tuy nhiên, trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
    nghĩa, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
    cũng đặt người lao động Việt Nam nói chung, người lao động ở nông thôn nói
    riêng trước cả cơ hội và thách thức mới trong tìm kiếm việc làm. (Tính đến
    năm 2014), trên cả nước có 68,3% dân số và 49,1% lực lượng lao động đang
    sinh sống và làm việc tại nông thôn, trong đó có 2,1% số người trong độ tuổi
    lao động thất nghiệp và 3,3% tổng số lao động ở nông thôn thiếu việc làm
    thường xuyên. Trong khi đó, hàng năm lao động cả nước vẫn tăng thêm từ
    3,0%-3,5%, riêng lao động ở nông thôn tăng trung bình khoảng hơn 0,5 triệu
    người/năm, đã làm tăng sức ép về việc làm rất lớn. Thêm vào đó, quá trình đô
    thị hoá ngày càng cao dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp bình quân trên đầu
    người giảm xuống, cũng dẫn đến tình trạng mất việc làm, trình độ chuyên
    môn kỹ thuật thấp không đáp ứng được yêu cầu của các cơ sở tuyển dụng,
    nhất là của các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề
    giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang 2
    tính cấp bách, là một trong những giải pháp về phát triển xã hội và là chỉ tiêu
    định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra.
    Nghệ An là một tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh
    Thanh Hóa ở phía Bắc, ở tỉnh Hà Tĩnh phía Nam, với điều kiện tự nhiên khó
    khăn, nguồn lực cho phát triển kinh tế hạn chế, mà chỉ có nguồn lực con
    người là chủ yếu. Do đó, trong những năm qua tỉnh đã quán triệt, vận dụng
    các quan điểm đường lối của Đảng cùng với thực lực của mình nhằm đưa
    Nghệ An thoát khỏi một tỉnh nghèo. Nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, mà
    nguyên nhân chính là tình trạng thiếu việc làm cho người lao động nói chung
    và cho lao động nông thôn nói riêng. Do đó, vấn đề giải quyết việc làm và ổn
    định việc làm cho người lao động nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược
    trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Để góp phần giải quyết vấn đề đó,
    tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là “Giải quyết việc làm cho lao động
    nông thôn ở tỉnh Nghệ An”.
    Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Giải pháp nào để giải quyết việc
    làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn từ nay đến năm
    2020?
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    2.1. Mục đích
    Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng giải quyết việc
    làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011- 2014, tìm ra
    những hạn chế trong vấn đề này và đề xuất giải pháp khắc phục, nâng cao
    hiệu quả hoạt động giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh
    Nghệ An đến năm 2020.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, chỉ ra
    khoảng trống nghiên cứu mà luận văn cần tiếp tục tìm hiểu và làm rõ. 3
    - Khái quát những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về giải quyết việc
    làm cho lao động nông thôn.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động
    ở nông thôn tỉnh Nghệ An từ năm 2011- 2014, chỉ ra những thành tựu, hạn
    chế trong hoạt động này và nguyên nhân của nó.
    - Đưa ra những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục
    giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: việc làm và giải quyết việc làm cho
    người lao động nông thôn dưới góc độ quản lý kinh tế.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu việc làm và giải
    quyết việc làm cho lao động ở các vùng nông thôn
    - Phạm vi không gian: trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
    - Phạm vi thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2014.
    4. Những đóng góp khoa học của luận văn
    - Hệ thống hóa và làm rõ thêm nội hàm của vấn đề việc làm nói chung
    và việc làm của người lao động nông thôn nói riêng.
    - Đánh giá giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở tỉnh Nghệ An
    trong 4 năm (2011 - 2014) chỉ rõ những thành tựu, hạn chế trong vấn đề này
    và chỉ ra nguyên nhân của nó.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tiếp tục giải quyết tốt vấn đề việc
    làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    gồm có 4 chương, 9 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
    về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở
    tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2014
    Chương 4: Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động
    nông thôn ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020
     
Đang tải...