Thạc Sĩ Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
    Luận văn
    Đề tài: Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    Mở đầu
    Chương 1: một số vấn đề lý luận, thực tiễn về việc làm cho lao
    động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
    Lao động nông nghiệp, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc
    làm của lao động nông nghiệp
    Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết việc làm cho người lao động
    nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa
    Chương 2: thực trạng về việc làm cho lao động nông nghiệp
    trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
    Thực trạng của quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới việc làm
    cho lao động nông nghiệp ở nước ta
    Thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp nước ta
    hiện nay
    Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp
    trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam
    Chương 3: phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho
    người lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
    hóa ở nước ta
    Định hướng đô thị hóa ở nước ta tới năm 2010
    Phương pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta
    tới năm 2010
    Giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động nông
    nghiệp trong quá trình đô thị hóa
    Kết luận
    Danh mục tài liệu tham khảo
    phụ lục


    Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một nước đang phát triển, có tiềm năng lao động rất lớn với trên 42
    triệu lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm trên 70% (trên 30 triệu lao động
    nông nghiệp). Khả năng tạo việc làm cho lao động nói chung và đặc biệt là lao động nông
    thôn rất khó khăn, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp có xu hướng gia tăng, điều đó đã
    ảnh hưởng rất lớn đến tới sự phát triển kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh của quốc gia,
    nguyên nhân của vấn đề này là: Nền kinh tế của đất nước phát triển chậm, khả năng thu
    hút lao động và tạo việc làm mới hạn chế; trình độ của độ ngũ người lao động thấp,
    không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, thông tin về thị trường, thông tin về khoa
    học công nghệ rất yếu, nghèo, thiếu vốn, thiếu công nghệ .
    Để phát triển nền kinh tế đòi hỏi đất nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ cơ
    cấu kinh tế thuần nông, độc canh hay nói cách khác là một đất nước nông nghiệp, sản
    xuất nhỏ lạc hậu phải chuyển sang nền văn minh mới: nền văn minh công nghiệp, thực
    hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phấn đấu đến năm
    2020 Việt Nam trở thành một đất nước công nghiệp hiện đại ngang tầm với các nước
    trong khu vực.
    Đi liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng CNH,
    HĐH, nhiều thành phố, khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ mới được mọc lên. Hay có thể
    nói, đô thị hóa là kết quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế nước nhà.
    Đô thị hóa đem lại nhiều cái lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất
    nước, song bản thân nó lại gây ra không ít những mâu thuẫn mới đòi hỏi phải được giải
    quyết: quá trình đô thị hóa gia tăng sẽ đẩy một bộ phận nông dân ra khỏi vùng đất mà họ
    vẫn thường sinh sống (quá trình bần cùng hóa những người lao động) làm cho đất canh
    tác bình quân đầu người đã thấp (0,17ha/người lao động) nay còn thấp hơn.
    Lao động nông nghiệp không có việc làm, thất nghiệp gia tăng, đời sống thấp, mâu
    thuẫn xã hội tăng. Góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc nêu trên, đề tài "Giải quyết
    việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay" là
    một vấn đề có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    a) Mục đích
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về lao động và việc làm của lao động nông
    nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và một số nước láng giềng trong khu vực, từ
    đó đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nước ta
    trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay.
    b) Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về việc làm của lao động nông nghiệp trong
    quá trình đô thị hóa, kinh nghiệm tạo việc làm cho lao động ở một số nước trong khu
    vực.
    - Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hóa ở Việt Nam và tác động của nó
    tới việc làm cho người lao động.
    - Nghiên cứu hiện trạng việc làm của lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
    hóa hiện nay ở nước ta.
    - Đề xuất những biện pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình
    đô thị hóa hiện nay ở nước ta.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập trung nghiên cứu lao động
    nông nghiệp; quá trình đô thị hóa; việc làm cho lao động nông nghiệp; tạo việc làm cho
    lao động nông nghiệp trongquá trình đô thị hóa.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô
    thị hóa
    - Thời gian: từ 1986 đến nay
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp
    luận chung. Đặc biệt, chú trọng sử dụng các phương pháp đặc trưng của kinh tế chính trị -phương pháp trừu tượng hóa. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác: thống kê, so
    sánh, điều tra, phân tích, tổng hợp .
    5. Đóng góp của luận văn
    - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về việc làm của lao động nông
    nghiệp trong quá trình đô thị hóa.
    - Đánh giá được thực trạng, định hướng quá trình đô thị hóa ở nước ta thời gian
    qua và tác động của nó tới việc làm của người lao động.
    - Đánh giá được thực trạng về việc làm của người lao động nông nghiệp trong quá
    trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta.
    - Đề xuất phương hướng biện pháp tạo việc làm cho lao động nông nghiệp trong
    quá trình đô thị hóa hiện nay ở nước ta.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
    văn gồm 3 chương, 8 mục.


    danh mục tài liệu tham khảo
    1. Nguyễn Thế Bá (Chủ biên) (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Trường Đại
    học Kiến trúc, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt
    Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    3. Trần Văn Bính (Chủ biên) (1998), Văn hóa trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện
    nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Nguyễn Văn Bính, Chu Tiến Quang (đồng Chủ biên) (1999), Phát triển nông nghiệp
    nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb
    Nông nghiệp, Hà Nội.
    5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), "Chính sách và
    các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn Việt Nam thập niên
    đầu thế kỷ 21", Kỷ yếu hội thảo khoa học: Kinh tế các trường đại học, Sầm
    Sơn.
    6. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2005), Kinh tế Việt Nam
    năm 2004: Tiếp tục quá trình đổi mới - thành tựu và vấn đề, Hà Nội.
    7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Hệ thống văn bản pháp luật thực hiện
    chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.
    8. Bộ Xây dựng (1994), Xã hội học trong quy hoạch xây dựng và quản lý đô thị,
    Chương trình KC.11. Đề tài: KC-11-12, Hà Nội.
    9. Bộ Xây dựng (1999), Quy hoạch xây dựng các đô thị Việt Nam, Nxb Xây dựng, Hà
    Nội.
    10. Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (1990), Thông tư số 31/TTLBTCCBCP, ngày 20-11 về quy hoạch đô thị, Hà Nội.
    11. Bộ Xây dựng và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (2002), Thông tư số 02/2002-TTLB-TCCBCP ngày 17/2 về quy hoạch đô thị, Hà Nội.
    12. Nguyễn Tiến Dỵ (Chủ biên) (1997), Quy hoạch các đô thị Việt Nam và những dự án
    phát triển đến sau năm 2000, Nxb Thống kê - Tạp chí Kinh tế và dự báo - Bộ
    Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
    Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Đinh Văn Hải (2004), Giải pháp tài chính để phát triển kinh tế trang trại vùng trung
    du và miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính,
    Hà Nội.
    15. Trần Thị Bích Hằng (2000), Vấn đề dân số - lao động - việc làm đồng bằng sông
    Hồng, Luận án tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    16. Hệ thống văn bản pháp quy về kiến trúc quy hoạch phát triển đô thị và xây dựng kết
    cấu hạ tầng (1998), Nxb Xây dựng, Hà Nội.
    17. Trần Ngọc Hiên - Trần Văn Chử (đồng Chủ biên) (1998), Đô thị hóa và chính sách
    phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    18. Vũ Hiền, Trịnh Hữu Đản (Chủ biên) (1998), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VIII) và
    vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    19. Hiệp hội đô thị Việt Nam (5-2005), Đô thị Việt Nam, Hà Nội.
    20. Đặng Thái Hoàng (Chủ biên) (2004), Hợp tuyển thiết kế đô thị, Nxb Xây dựng, Hà
    Nội.
    21. Nguyễn Đình Hương (Chủ biên) (2000), Đô thị hóa và quản lý đô thị ở Hà Nội, Nxb
    Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    22. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
    23. V.I .Lênin (1981), Toàn tập, tập 23, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...