Luận Văn Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định chống bán phá gi

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định chống bán phá giá (anti - dumping agreement) của WTO

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. TỒNG QUAN VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 1


    1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá của WTO .5


    1.1.1. Khái niệm về bán phá giá và chống bán phá giá .5


    1.1.1.1. Khái niệm về bán phá giá 5


    1.1.1.2. Khái niệm về chống bán phá giá .6


    1.1.2. Lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá của WTO .6


    1.2. Hiệp định chống bán phá giá 8


    1.2.1. Xác định hàng hóa bán phá giá .9


    1.2.2. Thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá .11


    1.2.3. Các biện pháp chống bán phá giá 15


    1.2.4. Vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO 18


    1.2.5. Một số nhận xét về những quy định trong Hiệp định .19


    Chống bán phá giá (Hiệp định AD)


    1.2.6. Quy định của Hiệp định AD về hàng hóa bị kiện bán phá giá có xuất xứ .19


    từ nước có nền kinh tế phi thị trường hoặc những nước đang phát triển.


    CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CÁ TRA VÀ CÁ BASA BỊ KIỆN .22


    BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ -PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT


    2.1. Ngành nuôi và chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu .22


    tại đồng bằng sông Cửu Long.


    2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển ngành nuôi và chế biến .22


    cá tra và cá basa xuất khẩu Việt Nam


    2.1.2. Ngành nuôi và chế biến cá tra - cá basa ở Đồng bằng sông Cửu Long .24


    tăng trưởng nhanh nhưng thiếu ổn định và không bền vững


    2.2. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam 25


    tại thị trường Hoa Kỳ.


    2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện .25


    2.2.2. Diễn biến vụ kiện 26


    2.2.3. Những bài học kinh nghiệm qua vụ kiện này .28


    2.3. Một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các vụ kiện 30


    chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam

    2.3.1. Các biện pháp phòng ngừa bị kiện bán phá giá 30


    2.3.1.1. về mặt kinh tế 30


    2.3.1.2. về mặt pháp lý .31


    2.3.2. Những biện pháp nên áp dụng khi bị kiện bán phá giá .32


    KẾT LUẬN 35


    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Tính cấp thiết của đề tài.


    Hơn 20 năm qua ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về xuất khẩu thủy sản.


    Riêng sản phẩm cá tra và cá basa ngày càng chiếm vị thế gần như "độc quyền" trên thị trường thủy sản thế giới: Có mặt trên 133 nước, trong đó có các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nga Việc xuất khẩu cá tra và cá basa đã góp phàn tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Việt Nam khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá tra và cá basa của Việt Nam vào các thị trường như Hoa Kỳ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, dẫn đến tại thị trường Hoa Kỳ Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phải lên tiếng về việc cá tra và cá basa gia tăng thị phàn đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfish của Hoa Kỳ. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên ủy Ban Hiệp thương Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) và Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá mặt hàng cá tra và cá basa vào thị trường Hoa Kỳ. Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân. Và một trong những nguyên nhân đó là việc các doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm về chống bán phá giá. Trong khi đó luật pháp về chống bán phá giá là một trong những phàn phức tạp nhất trong hệ thống pháp luật thương mại quốc té. Vì vậy với bối cảnh hiện nay khi Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thì việc đối mặt với những vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường quốc tế sẽ ngày càng gia tăng. Dẩn đến thực tiễn đặt ra vấn đề là những doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa nói riêng phải chủ động ứng phó như thế nào với những vụ kiện chống bán phá giá?


    Vì lẽ đó người viết chọn đề tài “Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định chống bán phá giá (anti - dumping agreement) của WTO”, cụ thể thông qua việc nghiên cứu về lĩnh vực pháp luật chống bán phá giá của WTO ghi nhận trong ADA, cùng với việc tìm hiểu thực trạng nghề nuôi và chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long và vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng cá tra và cá basa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, để từ đó người viết đề xuất một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


    Đề tài “Giải quyết vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện bán phá giá bằng Hiệp định chống bán phá giá (anti - dumping agreement) của WTO”


    được viết với mục tiêu sau:


    Trình bày những nội dung cơ bản về Hiệp định chống bán phá giá của WTO -ADA. Thông qua việc trình bày khái niệm về bán phá giá, biện pháp chống bán phá giá, cũng như lịch sử hình thành; những nguyên tắc chung trong ADA. Đe qua đó có được những kiến thức nhất định về pháp luật chống bán phá giá của WTO, giúp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu về đạo luật chống bán phá giá tại mỗi quốc gia thành viên của WTO.


    Thông qua việc tìm hiểu về ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long, cũng như việc nghiên cứu vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, rút ra được những bài học kinh nghiệm về thực tiễn áp dụng pháp luật chống bán phá giá tại một quốc gia là thành viên của WTO. Từ đó thấy được những yếu kém của những doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra và cá basa của Việt Nam trong quá trình tham vụ kiện.


    Từ những phân tích vừa nêu trên, người viết đề xuất một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng cá tra và cá basa của Việt Nam trong thương mại quốc tế.


    3. Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài.


    Trong phạm vi đề tài này người viết chỉ trình bày những nguyên tắc chung về cách xác định hàng hóa chống bán phá giá; thủ tục giải quyết một vụ kiện chống bán phá giá; các biện pháp chống bán phá giá; vai trò của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO .Thứ nhất người viết chỉ trình bày sơ lược về một số nội dung cơ bản của ADA. Thứ hai cũng với những nội dung này, người viết đi sâu vào phân tích vào những phần ADA chưa đề cập đến hoặc chưa có sự quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong quá trình hiểu và áp dụng những điều khoản trong ADA trong quá trình điều tra những vụ kiện bán phá giá.


    Bên cạnh đó, người viết chỉ trình bày khái quát về ngành nuôi và chế biến, xuất khẩu cá tra và cá basa cũng như vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ, để rút ra được những vướng mắc cùng những bài học kinh nghiệm qua việc tham gia vụ kiện. Từ những bài học này cùng với những phân tích về nội dung và những lỗ hỏng trong ADA, người viết đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa có thể chủ động ứng phó với những vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng xá tra và cá basa tại những quốc gia là thành viên của WTO.

    4. Phương pháp nghiên cứu.


    Để đề tài mang tính khoa học và thực tiễn cao, người viết sử dụng các phương pháp sau:


    -Phương pháp nghiên cứu, liệt kê và phân tích luật viết. Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích Hiệp định chống bán phá giá của WTO - ADA, cũng như những văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam quy định các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước về ngành nuôi và chế biến cá tra và cá basa tại đồng bằng sông Cửu Long. Việc nghiên cứu và phân tích những văn bản đó là cơ sở quan trọng để hoàn thành đề tài.


    -Phương pháp so sánh, đề tài có sự tham khảo các quan điểm, nhận định, số liệu . từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cùng những công trình nghiên cứu khoa học, nên người viết đã sử dụng phương pháp so sánh để so sánh những tài liệu cũng như những quan điểm trên, từ đó giúp người viết có cái nhìn toàn điện và dẫn đến sự đánh giá khác quan hơn về những nội dung liên quan đến nội dung của đề tài.


    Đây là hai phương pháp chính giúp người viết xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận văn.


    5. Kết cấu của đề tài.


    Luận văn bao gồm: Mục lục, lời nói đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Trong đó phần nội dung chính được trình bày thành hai chương, cụ thể như sau:


    ■S Chương 1: Tổng quan về chống bán phá giá của WTO. Nội dung


    chính của chương này trình bày những khái niệm và lịch sử hình thành pháp luật chống bán phá giá của WTO - ADA (phàn 1.1) bao gồm trình bày khái niệm về bán phá giá và chống bán phá giá, tiến đến việc tìm hiểu quá trình hình thành ADA. Và trọng tâm của Chương 1 là việc người viết trình bày một số nội dung cơ bản trong ADA (phàn 1.2).


    ■S Chương 2: Thực trạng vấn đề cá tra và cá basa của Việt Nam bị kiện


    bán phá giá trên thị trường quốc tế - phương hướng giải quyết. Trong chương này, người viết đã trình bày những vấn đề như: Trình bày sơ lược về ngành nuôi và chế biến cá tra, cá basa xuất khẩu tại đồng bằng sông Cửu Long (phần 2.1). Tiếp theo đó là vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ (phần 2.2). Từ những phân tích đó, người đề xuất một số giải pháp nhằm chủ động ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá cá tra và cá basa của Việt Nam (phần 2.3).


    Vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như khó khăn trong quá trình tìm tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung của đề tài. Bên cạnh đó, nội dung đề tài liên quan đến những khía cạnh không thuộc chuyên ngành của người viết ( như kinh tế, nông nghiệp) .Vì những hạn chế về mặt kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của người viết nên đề tài này không tránh khỏi những thiết sót nhất định. Do đó người viết mong nhận được những đóng góp của quý Thầy, Cô và những người đọc khác để gíup người đọc sửa chữa, nhằm giúp đề tài được hoàn thiện hơn.


    Người viết xin gửi lời cám ơn đến thầy Diệp Ngọc Dũng, người trực tiếp hướng dẫn người viết thực hiện đề tài. Bên cạnh đó, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy, Cô trong Hội dồng bảo vệ luận văn đã dành thời gian để nghiên cứu và giúp đỡ người viết nhận thấy được những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, nhằm tạo điều kiện cho người viết có thêm kinh nghiệm để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về sau.





     

    Các file đính kèm:

    • 56-.pdf
      Kích thước:
      14.4 MB
      Xem:
      0
Đang tải...