Thạc Sĩ giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất ở giữa các hộ gia đình khi chưa được cấp giấy chứng nhận

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận tình huống quản lý hành chính nhà nước chuyên viên cao cấp HVHC.

    Mở đầu
    Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    Quyền lập pháp chính là quyền ban hành, sửa đổi Hiến pháp và các đạo luật; xây dựng các quy tắc pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Quyền tư pháp là quyền bảo vệ pháp luật bằng hoạt động truy tố, xét xử và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến hoạt động xét xử.
    Quyền hành pháp là quyền chấp hành pháp luật và tổ chức đời sống xã hội theo pháp luật. Quyền hành pháp được thực hiện thông qua thẩm quyền lập quy và thẩm quyền hành chính, trong đó quyền lập quy chính là thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy (văn bản dưới luật) mục đích là để cụ thể hóa các đạo luật và hướng dẫn thực hiện luật, đảm bảo pháp luật vào đời sống, xã hội một cách thuận lợi.
    Thẩm quyền hành chính là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế-xã hội, đưa pháp luật vào đời sống, mục đích giữ vững an ninh trật tự xã hội, phục vụ lợi ích công và công dân, sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài chính công và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả nhất. Hoạt động thực hiện thẩm quyền trên chính là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Hoạt động quản lý có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của đất nước, nó diễn ra thường xuyên hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; hoạt động quản lý nhà nước tiến hành tổ chức, điều hành các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân, tổ chức bằng việc thực hiện các hành vi hành chính và quan trọng nhất là việc ban hành các quyết định quản lý hành chính Nhà nước.
    Quyết định quản lý hành chính Nhà nước của cơ quan hành chính là sản phẩm chứa đựng yếu tố quyền lực, quyền uy, thể hiện ý chí của cơ quan ban hành. Quyết định quản lý hành chính Nhà nước cũng giống như mọi quyết định pháp luật khác đều thể hiện ý chí, tính quyền lực, tính pháp lý, quyết định do cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, đại diện cho quyền lực Nhà nước ban hành. Mọi cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng thi hành đều phải thực hiện quyết định đó, nếu không tự giác sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật. Việc ra quyết định quản lý hành chính thể hiện ý chí quyền lực Nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền, quyết định được ban hành trên cơ sở và để thi hành luật theo thủ tục do pháp luật quy định, nhằm định ra ra chủ trương, chính sách, nhiệm vụ lớn có tính định hướng trong quản lý Nhà nước, hoặc đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ quy phạm pháp luật hiện hành, làm thay đổi hiệu lực của chúng, hoặc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng quản lý Nhà nước. Theo tính chất pháp lý, quyết định quản lý hành chính Nhà nước được phân thành 3 loại : Quyết định chính sách; Quyết định quy phạm; Quyết dịnh hành chính cá biệt. Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó có hoạt động ra quyết định quản lý hành chính Nhà nước phải ban hành trên cơ sở Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, phải nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật và phải hợp lý, nghĩa là phải phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn, khả năng quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Các quyết định quản lý hành chính Nhà nước phải hợp pháp và hợp lý thì nó mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận có nghĩa là các quyết định quản lý hành chính Nhà nước. Một quyết định có hiệu lực và khả năng thực thi cao khi nó được ban hành đúng thời điểm, trường hợp không cần thiết mà vẫn ban hành quyết định thì không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần, vì vậy có thể nói hiệu lực của pháp luật Nhà nước và hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước phần nhiều tuỳ thuộc vào quyết định hành chính của Nhà nước, do đó quyết định hành chính phải hợp pháp, hợp lý sẽ có tác động quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực.
    Khi hoạt động quản lý Nhà nước có hiệu lực, hiệu quả điều đó cũng có nghĩa là khi cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ra được các quyết định hành chính đúng đắn, khoa học và những quyết định này sẽ là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện các hành vi hành chính một cách hiệu quả trong thực tiễn, góp phần to lớn vào sự ổn định, phát triển của đất nước. Ngược lại khi hoạt động quản lý hành chính Nhà nước cụ thể là việc ban hành các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính bị buông lỏng, kém hiệu lực, hiệu quả thì nó sẽ gây ra nhiều sự bất ổn định trong đời sống xã hội nói chung và gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự đổi mới chung của đất nước nền hành chính của nước ta cũng đang được tiến hành cải cách tiến dần đến nền hành chính hiệu lực, hiệu quả để thích ứng với công cuộc đổi mới của đất nước và sự hội nhập quốc tế. Để tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước thành công là cả một quá trình dài, phải giải quyết nhiều bất cập, khó khăn đang tồn tại. Trong những bước đi cụ thể không tránh khỏi có những tuỳ tiện, không chấp hành kỷ cương, quy tắc, quy chế làm việc của các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, những việc làm đó đã gây cho nền hành chính Nhà nước không vận hành thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Nhiều quyết định về quản lý Nhà nước trái với quy định của cấp trên, không đảm bảo yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lý đã làm giảm lòng tin của nhân dân vào cơ quan hành chính Nhà nước.
    Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước một số nơi, một số thời điểm bị buông lỏng, kém hiệu lực, hiệu quả. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực đất đai là một ví dụ điển hình.
    Đất đai là một nguồn tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia cũng như mỗi gia đình, con người, nhất là trong giai đoạn hiện nay giá trị của nguồn tài nguyên có hạn này được càng được khẳng định qua các hoạt động của thị trường bất động sản nhà đất hiện nay. Giá trị của nguồn tài nguyên đất đai tăng cao kéo theo nó là một hệ quả tất yếu các hành vi vi phạm, tội phạm xâm phạm các quy định về quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên này cũng phát sinh nhiều hơn hàng năm, ở mọi địa phương, mọi lĩnh vực, tính chất mức độ, hậu quả của nó ngày càng nghiêm trọng hơn đối với xã hội.
    Điều 18 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đung mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 1993, luật Đất đai năm 2003 cùng với các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư và các Quyết định của các cơ quan có thẩm quyền đã cụ thể hóa các hoạt động quản lý hành chính nhà nước về lĩnh vực đất đai. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành mới, sửa đổi bổ sung nhiều văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, đã đáp ứng được một phần những đòi hỏi thực tế cuộc sống về lĩnh vực này. Tuy nhiên, một phần là do luật, văn bản luật điều chỉnh lĩnh vực này còn thiếu, yếu chưa đáp ứng được sự đòi hỏi cấp thiết, tính phức tạp của lĩnh vực đất đai; một phần là do cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính thực hiện chức năng quản lý lĩnh vực đất đai còn có những hạn chế, thiếu sót nhất định về năng lực, trình độ và những tiêu cực khác nên thực trạng công tác quản lý lĩnh vực đất đai từ Trung ương, đến địa phương vẫn còn xảy ra những bất cập và nhiều tiêu cực, tham nhũng. Cùng với các khiếu nại, tranh chấp về việc giải quyết các vấn đề về bồi thường, hỗ trợ khi tiến hành giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, các tranh chấp về việc đấu thầu, thuê quyền sử dụng đất, các tranh chấp về quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khá phổ biến và không chỉ tập trung ở những thành phố, nó phát sinh hầu hết trên khắp cả nước.
    Cùng với sự phát triển chung của cả nước và cùng chịu sự tác động chung của những biến động, những cơn sốt đất do sự tăng dân số, quá trình đô thị hóa ở các trung tâm huyện, thị và quá trình tiến hành quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tại huyện YD một huyện vùng miền núi của tỉnh BG, các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai cũng phát sinh từng ngày với những phức tạp khác nhau mà cơ quan quản lý Nhà nước của địa phương đang phải thụ lý giải quyết.
    Là học viên của lớp Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính, tôi chọn tình huống phải xử lý trong lĩnh vực quản lý đất đai để xây dựng tiểu luận kết thúc khóa học với mục đích học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong công tác quản lý Nhà nước cho bản thân, hy vọng tình huống này sẽ là nguồn tài liệu cho tham khảo để xem xét, giải quyết các tình huống tương tự.
    Tình huống có nội dung: “Tranh chấp và việc giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất ở giữa các hộ gia đình khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...