Tiến Sĩ Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 28/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VÀ Ở VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở các nước 8
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 14
    1.3. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và phương pháp xử lý vấn đề 21
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ĐỐI VỚI TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ÁP DỤNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI WTO 26
    2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 26
    2.1.1. Giai đoạn trước năm 1947 26
    2.1.2. Giai đoạn từ năm 1947 cho đến năm 1995 27
    2.1.3. Giai đoạn từ năm 1995 cho đến nay 29
    2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá, tranh chấp về chống bán phá giá và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá 31
    2.2.1. Quan niệm hiện hành của WTO về chống bán phá giá và tranh chấp về chống bán phá giá 31
    2.2.2. Quan niệm hiện hành của WTO về pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá 42
    2.3. Nội dung những vấn đề chung của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 44
    2.3.1. DSM của WTO – Nền tảng pháp luật áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 44
    2.3.2. Qui định đặc biệt và khác biệt trong DSM của WTO dành cho các nước đang phát triển 59
    2.3.3. Quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về bán phá giá theo pháp luật quốc gia thành viên 62
    2.4. Nội dung những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 64
    2.4.1. Phạm vi các vấn đề tranh chấp về chống bán phá giá được giải quyết tại DSB 64
    2.4.2. Nội dung một số vấn đề cụ thể khác của pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá tại WTO 76
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 78
    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 80
    3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 80
    3.1.1. Sơ lược thực trạng giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá
    3.1.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá theo các giai đoạn trong qui trình tố tụng của DSM
    86
    3.2. Thực tiễn tham gia của một số nước đang phát triển vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá và những bài học kinh nghiệm cần chú ý 95
    3.2.1. Thực tiễn tham gia của Ấn Độ vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 96
    3.2.2. Thực tiễn tham gia của Trung Quốc vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 99
    3.2.3. Thực tiễn tham gia của Thái Lan vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 107
    3.3. Thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 111
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 118
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
    120
    4.1. Những quan điểm và định hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 120
    4.2. Những giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá 125
    4.2.1. Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về 125
    chống bán phá giá
    4.2.2. Một số đề xuất cụ thể khi Việt Nam tham gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống bán phá giá với tư cách là nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba 134
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 145
    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Trong thương mại quốc tế hiện nay, các tranh chấp về chống BPG ngày
    càng trở nên phức tạp và phổ biến khi mà các biện pháp chống BPG đang được
    nhiều quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước phát triển, sử dụng như một rào cản
    trong thương mại và bảo hộ cho ngành sản xuất nội địa. Trong vòng 17 năm, tính
    từ ngày 1/1/1995 cho tới ngày 30/06/2013, đã có tổng cộng 4.358 vụ điều tra
    chống BPG mới được khởi xướng với 2.795 biện pháp chống BPG đã được áp
    dụng bởi các thành viên WTO. Các vụ điều tra chống BPG và sử dụng các biện
    pháp chống BPG của các thành viên WTO mặc dù không tăng nhiều về số lượng
    nhưng chúng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn. Tính đến hết
    tháng 12/2013, khoảng hơn 100 thành viên WTO đã có khung pháp lý về điều tra
    chống BPG, trong số đó, có đến hơn nửa số thành viên mỗi năm khởi xướng ít
    nhất 1 vụ điều tra chống BPG [64], và khoảng 70 thành viên WTO đã tiến hành
    các vụ điều tra chống BPG trên thực tế [54]. Bởi vậy, trước thực trạng nói trên,
    các thành viên WTO, bên cạnh việc tìm ra những giải pháp để đối phó với các
    cuộc điều tra về chống BPG và việc áp thuế chống BPG, đã tích cực sử dụng
    những cơ chế thích hợp để bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Một
    trong những cơ chế được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay chính là DSM
    của WTO.
    Theo Điều 17 của ADA, các thành viên WTO có thể đưa các tranh chấp về
    chống BPG ra giải quyết theo DSM của tổ chức này. Trên thực tế, tính đến hết
    tháng 12/2013, 102 vụ tranh chấp về chống BPG đã và đang được giải quyết tại
    WTO [78]. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đạt được, qua hơn 19 năm tồn
    tại, việc giải quyết tranh chấp về chống BPG nói riêng và DSM của WTO nói
    chung đã bộc lộ một số điểm hạn chế và bất cập cần phải được hoàn thiện.
    Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150
    của WTO và được hưởng qui chế dành cho một thành viên đang phát triển. Kể từ
    thời điểm đó, Việt Nam có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ và được hưởng sự đối xử
    đặc biệt và khác biệt dành cho thành viên đang phát triển trong giải quyết tranh
    chấp tại WTO để bảo vệ những lợi ích chính đáng của mình. Tính đến hết tháng
    12/2013, Việt Nam đã tham gia vào chín vụ tranh chấp về chống BPG trên tổng
    số mười chín vụ kiện có sự tham gia của Việt Nam tại WTO [59]. Qua từng vụ
    tranh chấp, Việt Nam, ở một mức độ nhất định, đã tham gia chủ động và tích cực
    vào DSM của WTO. Tuy nhiên, sự tham gia đó vẫn còn những hạn chế bởi tính
    phức tạp của các vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng như cơ chế điều
    phối của chính Việt Nam.
    Việc nghiên cứu pháp luật của WTO, cũng như yêu cầu chủ động và tích
    cực hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động tham gia vào việc giải quyết các tranh
    chấp quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra trong các văn kiện của Đảng và
    Nhà nước như Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về
    hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của Hội nghị lần
    thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về một số chủ trương, chính
    sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên
    của Tổ chức Thương mại thế giới; Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001
    của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP của
    Chính phủ ngày 27/02/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
    thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW; Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày
    14/03/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ
    thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/11/2012 của
    Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích
    cực hội nhập quốc tế.
    Bên cạnh đó, thực tiễn tham gia của Việt Nam trong các vụ tranh chấp về
    chống BPG đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với việc nghiên cứu một cách
    toàn diện pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG
    tại WTO, học hỏi kinh nghiệm của các nước cũng như xây dựng cơ chế phối hợp
    giữa các cơ quan có liên quan ở trong và ngoài nước, để từ đó, có thể đề xuất các
    giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết
    tranh chấp về chống BPG tại WTO.
    Thực hiện các chủ trương mà Đảng đề ra, xuất phát từ thực tiễn tham gia
    của Việt Nam vào việc giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO cũng
    như những yêu cầu cấp bách đặt ra cho Việt Nam v.v., cho thấy tính cấp thiết
    cao, cả về lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp
    về chống BPG trong khuôn khổ WTO và sự tham gia của các nước đang phát
    triển và Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.

    2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
    Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các vấn đề: lịch sử hình thành,
    phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp về
    chống BPG tại WTO; quan niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp
    về chống BPG và pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống
    BPG; nội dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc
    tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO; thực tiễn giải
    quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG; thực tiễn tham gia của một số nước
    đang phát triển và thực tiễn tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết tranh
    chấp về chống BPG tại WTO.
    Tranh chấp về chống BPG và cơ chế giải quyết các tranh chấp này trong
    khuôn khổ WTO là những vấn đề phức tạp và có phạm vi nghiên cứu rộng. Bởi
    vậy, trong khuôn khổ hạn định về số trang đối với một luận án, tác giả sẽ chỉ tiến
    hành: (1) phân tích lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng pháp luật quốc
    tế trong giải quyết các tranh chấp về chống BPG tại WTO; (2) phân tích quan
    niệm hiện hành của WTO về chống BPG, tranh chấp về chống BPG và pháp luật
    quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG; (3) phân tích nội
    dung những vấn đề chung và những vấn đề cụ thể của pháp luật quốc tế áp dụng
    trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, trong đó, tập trung vào
    những điểm đặc thù của lĩnh vực giải quyết tranh chấp về chống BPG và phạm
    vi các vấn đề tranh chấp về chống BPG được giải quyết tại DSB. Mặc dù có liệt
    kê tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO, tuy
    nhiên, tác giả cũng sẽ chỉ chủ yếu phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp về
    chống BPG tại DSB/WTO; (4) trình bày khái quát về thực tiễn giải quyết tranh
    chấp tại WTO về chống BPG, tập trung phân tích kinh nghiệm và thực tiễn tham
    gia vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG của ba nước Ấn Độ,
    Trung Quốc, Thái Lan và thực tiễn của Việt Nam. Tác giả lựa chọn ba nước Ấn
    Độ, Trung Quốc và Thái Lan bởi lẽ đây cũng là những nước đang phát triển,
    cùng ở khu vực Châu Á, rất “tích cực” tham gia vào việc giải quyết tranh chấp
    về chống BPG tại WTO, đồng thời có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về
    các mặt hàng thường xuyên bị điều tra chống BPG, và một phần nào đó là về
    điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế - xã hội.
    3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, Luận án sử dụng nhiều
    phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: phương pháp duy vật biện
    chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp
    tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
    và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn để đưa ra các giải pháp cụ
    thể và khả thi. Trong khuôn khổ của Luận án này, phương pháp so sánh là
    phương pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là
    Chương 2 khi phân biệt khái niệm “tranh chấp về chống BPG” tại WTO với
    khái niệm “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật
    của quốc gia thành viên, đồng thời, tác giả cũng tiến hành phân biệt ba loại tranh
    chấp liên quan tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần gũi
    với nhau trong khuôn khổ WTO, đó là “tranh chấp về chống BPG”, “tranh chấp
    về chống trợ cấp” và “tranh chấp về tự vệ thương mại”. Tương tự, phương pháp
    kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn cũng được sử dụng xuyên suốt trong
    toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng
    như những phương pháp bổ trợ cho phương pháp so sánh.

    4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
    Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
    thông qua việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các vấn đề liên quan
    tới giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, vị thế của các nước đang
    phát triển cũng như làm rõ thực tiễn tham gia của các nước đang phát triển nói
    chung và của Việt Nam nói riêng vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG,
    để trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của
    Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ WTO.
    Để thực hiện mục đích trên, Luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
    - Phân tích các quan điểm về chống BPG, tranh chấp về chống BPG cũng
    như những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết
    tranh chấp về chống BPG tại WTO;
    - Tổng hợp, phân tích và đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống
    BPG tại WTO, đi sâu vào phân tích một số vụ tranh chấp cụ thể và làm rõ những
    điểm bất cập của việc giải quyết tranh chấp về chống BPG trong khuôn khổ của
    tổ chức này; đồng thời, phân tích và đánh giá thực tiễn tham gia của Ấn Độ,
    Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp về chống
    BPG tại WTO, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;
    - Phân tích các quan điểm và định hướng cơ bản, từ đó, đề xuất các giải
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào việc giải quyết
    tranh chấp về chống BPG tại WTO.
    5. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận án
    - Luận án đã phân biệt “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật của
    WTO với “tranh chấp về BPG” và “tranh chấp về chống BPG” theo pháp luật
    của quốc gia thành viên, đồng thời phân biệt ba loại tranh chấp theo pháp luật
    của WTO liên quan tới các biện pháp khắc phục thương mại có mối liên hệ gần
    gũi với nhau, đó là “tranh chấp về chống BPG”, “tranh chấp về chống trợ cấp”
    và “tranh chấp về tự vệ thương mại”, qua đó, làm rõ quan niệm hiện hành của
    WTO đối với “tranh chấp về chống BPG”. Đây là những thuật ngữ thường dễ bị
    nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, bởi vậy, các kết quả nghiên cứu nói trên đã
    góp phần làm sáng tỏ và giúp phân biệt rõ ràng những thuật ngữ này;
    - Luận án đã làm rõ nội dung và điểm đặc thù của pháp luật quốc tế áp
    dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG so với việc giải quyết các tranh
    chấp thương mại quốc tế nói chung tại WTO;
    - Luận án đã làm rõ mối quan hệ tương tác giữa giải quyết tranh chấp về
    chống BPG theo pháp luật WTO và giải quyết tranh chấp về BPG theo pháp luật
    quốc gia thành viên;
    - Luận án đã làm rõ phạm vi và đặc điểm của bốn vấn đề tranh chấp về
    chống BPG được giải quyết tại DSB, bao gồm tranh chấp về thuế chống BPG
    chính thức, tranh chấp về sự chấp thuận một biện pháp cam kết giá, tranh chấp
    về biện pháp tạm thời, và tranh chấp về sự không phù hợp trong các qui định pháp luật của một quốc gia thành viên với nội dung của ADA;
    - Luận án đã nhận định được xu hướng vận động và phát triển của pháp
    luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO;
    - Luận án đã làm sáng tỏ được thực tiễn giải quyết tranh chấp về chống
    BPG tại WTO và sự tham gia của các nước đang phát triển; tổng hợp được kinh
    nghiệm tham gia vào việc giải quyết tranh chấp về chống BPG của Ấn Độ,
    Trung Quốc và Thái Lan; đồng thời Luận án cũng đã chỉ ra được thực trạng và
    nguyên nhân sự tham gia hạn chế của các nước đang phát triển nói chung và Việt
    Nam nói riêng vào quá trình giải quyết các tranh chấp này;
    - Luận án, dựa trên cơ sở những kết quả phân tích và đánh giá khách quan,
    đã nêu ra được những bài học kinh nghiệm và đưa ra được các giải pháp mới, có
    tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sự tham gia của Việt Nam vào quá trình giải
    quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO, chủ yếu là những đề xuất cụ thể khi
    Việt Nam tham gia với tư cách là nguyên đơn, bị đơn hay bên thứ ba trong các
    vụ tranh chấp về chống BPG tại WTO.
    6. Cấu trúc của Luận án
    Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu
    tham khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có
    kết luận của từng chương, cụ thể:
    Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu ở các nước và ở Việt Nam
    liên quan đến đề tài Luận án.
    Chương 2: Những vấn đề lý luận đối với tranh chấp về chống BPG và
    pháp luật quốc tế áp dụng trong giải quyết tranh chấp về chống BPG tại WTO.
    Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG và sự
    tham gia của các nước đang phát triển và Việt Nam.
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của
    Việt Nam vào việc giải quyết tranh chấp tại WTO về chống BPG.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...