Tiểu Luận Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, tòa án và cơ quan thi hành án

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI QUÁT CHUNG
    1.1. Khái nhiệm tranh chấp
    Tranh chấp, là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Khi các bên đưa ra Trọng tài, Tòa án tức là những xung đột, bất đồng đã lên đến đỉnh điểm. Cho nên, cần sức mạnh cưỡng chế buộc các bên phải ngồi lại để giải quyết tranh chấp, bất đồng với nhau.
    1.2. Cơ sở lý luận mối quan hệ giữa Tòa án, cơ quan thi hành án và Trọng tài
    Trọng tài là một cơ quan tài phán được thành lập để giải quyết các tranh chấp, bất đồng khi các bên không thương lượng được với nhau. Trọng tài là cơ quan tài phán nhưng là tài phán tư, là tổ chức phi Chính phủ. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài không phải do Nhà nước trao cho mà thẩm quyền của Hội đồng trọng tài bắt nguồn từ quyền lực theo hợp đồng hay quyền lực đại diện do các bên tranh chấp giao phó và ủy nhiệm cho Hội đồng trọng tài thông qua một thỏa thuận trọng tài.
    Để có một trọng tài có hiệu lực, trước hết phải có một thỏa thuận trọng tài có hiệu lực. Trọng tài chỉ có quyền hành động trong giới hạn phạm vi mà các bên đã ủy quyền. Nói cách khác, trọng tài nhân danh chính các bên đã ủy quyền để giải quyết tranh chấp giữa họ chứ không phải nhân danh và đại diện cho quyền lực giống như Tòa án. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp nếu một trong các bên không có thái độ hợp tác, cố tình trì hoãn để quá trình Trọng tài không xảy ra hoặc không tuân thủ phán quyết Trọng tài thì Hội đồng Trọng tài không có sức mạnh cưỡng chế để buộc họ phải tuân theo. Hơn nữa, một vụ tranh chấp phức tạp thông thường liên quan đến rất nhiều bên nhưng thẩm quyền của Trọng Tài thường bị hạn chế đối với các bên tham gia chính quá trình tố tụng Trọng tài. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước vào hoạt động Trọng tài thì chắc chắn Trọng tài sẽ hoạt động không có hiệu quả và trọng một số trường hợp có thể dẫn đến bế tắc.
    Tòa án là một cơ quan tài phán công, đại diện và hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước nên Tòa án đương nhiên có sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước khi xét xử. Tòa án có thẩm quyền giải quyết đương nhiên theo luật định đối với các vụ tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực nếu các bên không có thỏa thuận khác. Các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
    Tương tự như Tòa án, Cơ quan thi hành án cũng là một cơ quan đại diện và hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước nên Cơ quan thi hành án đương nhiên có sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước khi tiến hành thực thi các bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài. Theo quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà không có thẩm quyền buộc các bên phải thi hành. Vì vậy, để phán quyết của Hội đồng trọng tài được thi hành trên thực tế cần có sự hỗ trợ của Cơ quan thi hành án dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...