Tài liệu Giải quyết tranh chấp môi trường

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP MÔI TRƯỜNG
    Chất lượng môi trường đang có những biến đổi phức tạp theo chiều hướng rất bất lợi cho cuộc sống con người như ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm tầng ôzon, đa dạng sinh học bị biến đổi, ngoài ra, chúng ta còn phải đối mặt với những mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể tham gia sử dụng, khai thác, hưởng thụ những lợi ích của môi trường, mâu thuẫn giữa nhu cầu trước mắt và sự tồn tại lâu dài cho môi trường vì cuộc sống của nhân loại. Vì vậy, những mâu thuẫn, xung đột hay tranh chấp về quyền lợi trong việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường càng ngày trở thành một vấn đề hết sức quan trọng đối với các quốc gia, khu vực và toàn cầu.
    3.1. Khái niệm tranh chấp môi trường (Điều 129, Luật Bảo vệ môi trường).
    Tranh chấp môi trường là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong khai thác, hưởng dụng và bảo vệ môi trường.
    Các dạng tranh chấp môi trường:
    - Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ, khai thác, sở hữu và sử dụng các thành phần môi trường;
    - Tranh chấp về việc xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường gây ra.
    3.2. Đặc điểm của tranh chấp môi trường
    Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật có nội dung khác nhau thì khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ cơ sở phát sinh, chủ thể tham gia, lợi ích mà các bên tranh chấp hướng tới, giá trị tranh chấp, thời điểm nảy sinh tranh chấp, do đó, tranh chấp môi trường có một số nét đặc thù như sau:
    - Chủ thể: Tranh chấp môi trường có phạm vi chủ thể rất rộng với nhiều loại chủ thể khác nhau. Các chủ thể thường không được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh chấp.
    Tranh chấp môi trường có thể diễn ra giữa quốc gia với quốc gia, giữa các cơ quan Nhà nước với nhau (tranh chấp tài nguyên nước giữa Bộ TN&MT với Bộ NN&PTNN), tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức (tranh chấp giữa cá nhân với nhà máy làm ô nhiễm nguồn nước hay thải khói bụi làm ô nhiễm không khí). Điều này có nghĩa là tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa bất cứ chủ thể nào, không phụ thuộc vào cá nhân hay tổ chức, công quyền hay dân quyền, người trong nước hay người nước ngoài, quốc gia phát triển hay đang phát triển, giữa các quốc gia có hay không có quan hệ ngoại giao. Mặt khác, tranh chấp môi trường có thể rất khó xác định chủ thể, thí dụ như tràn dầu, việc thải nguồn nước thải chưa qua xử lý từ các nhà máy, khu công nghiệp, rất khó xác định chủ thể bị thiệt hại, khó xác định chủ thể gây ô nhiễm vì cùng thời điểm có thể có nhiều nơi vi phạm.
    - Đối tượng của tranh chấp môi trường thường là các quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại như: quyền được sống trong môi trường trong lành; quyền được khai thác, sử dụng các thành phần môi trường vào mọi mục đích theo quy định của pháp luật; quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái, gây sự cố môi trường; quyền được tác động lên môi trường trong giới hạn pháp luật cho phép. Đây là đặc điểm để phân biệt với các loại tranh chấp khác.
    - Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh ngay từ khi chưa có sự xâm hại thực tế đến các quyền và lợi ích hợp pháp về môi trường. Thật vậy, tranh chấp môi trường không chỉ xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự bị xâm hại trên thực tế mà ngay cả khi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm hại. Do đó, điểm khác với các loại tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, ở chỗ tranh chấp khác thì thường thiệt hại thực tế đã xảy ra rồi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...