Luận Văn Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (88 trang)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
    Tổng quan về pháp luật giải quyết
    tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay
    I. Khái niệm tranh chấp kinh tế và tố tụng kinh tế
    1. Khái niệm tranh chấp kinh tế:
    Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau, các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Mục đích tìm kiếm lợi nhuận chẳng những là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình mở rộng các giao lưu kinh tế, mà còn là lý do tồn tại của các chủ thể kinh tế.
    Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế và dưới sự tác động trực tiếp của quy luật cạnh tranh, tranh chấp kinh tế cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức tạp hơn về tính chất và quy mô. Chính vì vậy, việc áp dụng hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp sao cho phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách quan để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội Chủ nghĩa, thông qua đó góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
    Tranh chấp kinh tế là tranh chấp biểu hiện những mâu thuẫn hay xung đột về quyền, nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Như vậy tranh chấp kinh tế có thể phát sinh trong cả quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Tuy nhiên, dù tồn tại dưới hình thức nào và có thể bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng đặc trưng chung của tranh chấp kinh tế là luôn gắn liền với hoạt động kinh tế và chủ thể tham gia chủ yếu là các nhà doanh nghiệp. Về bản chất, mỗi tranh chấp xét cho cùng đều phản ánh những xung đột về lợi ích kinh tế giữa các bên
    Chương I
    Tổng quan về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay
    Chương II
    Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt nam hiện nay
    Chương III
    những giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp ở nước ta
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...