Tiến Sĩ Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Danh mục từ viết tắt
    Mục Lục
    Danh mục bảng, hình
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 12
    1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 16
    1.2.1. Những kết quả đạt được của hoạt động nghiên cứu 16
    1.2.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp 18
    1.3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 20
    1.3.1. Cơ sở lý thuyết 20
    1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 20
    Chương 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN 21
    2.1. Quan hệ pháp luật tiêu dùng 21
    2.1.1. Chủ thể trong quan hệ pháp luật tiêu dùng 21
    2.1.2. Khách thể của quan hệ pháp luật tiêu dùng 26
    2.1.3. Nội dung và đặc điểm của quan hệ pháp luật tiêu dùng 27
    2.2. Tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng 35
    2.2.1. Tranh chấp và phân loại tranh chấp tiêu dùng 35
    2.2.2. Phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng 37
    2.3. Pháp luật giải quyết tranh chấp tiêu dùng 45
    2.3.1. Đặc trưng pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng 45
    2.3.2. Pháp luật về giải quyết tranh chấp tiêu dùng 52
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 58
    Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN TẠI VIỆT NAM 59
    3.1. Thực trạng giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng biện pháp hành chính 59
    3.1.1. Pháp luật điều chỉnh 60
    3.1.2. Thực tiễn áp dụng 63
    3.2. Thực trạng giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng biện pháp thay thế 65
    3.2.1. Thương lượng 68
    3.2.2. Hòa giải 74
    3.2.3. Trọng tài 84
    3.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp tiêu dùng bằng Tòa án 94
    3.3.1. Pháp luật điều chỉnh 95
    3.3.2 . Thực tiễn áp dụng 119
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 123
    Chương 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỚI THƯƠNG NHÂN 124
    4.1. Quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân 124
    4.1.1. Quan điểm 124
    4.1.2. Định hướng 126
    4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 129
    4.3. Hoàn thiện các phương thức giải quyết tranh chấp 132
    4.3.1. Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hành chính 133
    4.3.2. Giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp thay thế 134
    4.3.3. Giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện tại tòa án 136
    4.4. Giải pháp hỗ trợ nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân 138
    4.4.1. Tăng cường xã hội hóa cơ chế bảo vệ 138
    4.4.2. Giải pháp tuyên truyền 140
    4.4.3. Giải pháp liên kết doanh nghiệp trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 142
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 143
    KẾT LUẬN 144
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 145
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
    PHỤ LỤC 156
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong bối cảnh hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ ngày càng phát triển không chỉ giới hạn bởi biên giới quốc gia mà mở rộng ra khu vực và toàn thế giới thì pháp luật điều chỉnh các hoạt động này, đặc biệt là quan hệ tiêu dùng đã được mở rộng ở cả ba cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhiều quốc gia ở khắp Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đã sớm xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng như Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Consumer Protection Act) của Anh năm 1987, Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Ấn Độ năm 1986 Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ tiêu dùng nhanh chóng phát triển với nhiều nguyên tắc và chế định mới mà thông qua đó vị thế của người tiêu dùng trong mối quan hệ với bên cung ứng hàng hóa, dịch vụ trở nên cân bằng hơn. Tuy vậy, tranh chấp về quyền và lợi ích giữa hai chủ thể bao gồm thương nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ và một bên là cộng đồng người tiêu dùng vẫn luôn tồn tại và phát sinh như một tất yếu. Khi mối quan hệ này càng mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia về địa lý, mở rộng về quy mô và phạm vi thị trường tiếp nhận hàng hóa, hay tính chất phức tạp của chuỗi cung ứng hàng hóa cũng đồng nghĩa với sự gia tăng về lượng và tính chất phức tạp của các tranh chấp tiêu dùng, đòi hỏi những nghiên cứu thấu đáo và đầy đủ về nội hàm quan hệ tiêu dùng để từ đó có cách thức lập pháp phù hợp để bảo đảm quyền lợi của hai bên khi tranh chấp phát sinh.
    Trước những tiền đề đó, kế thừa kinh nghiệm lập pháp trong hoạt động bảo vệ người tiêu dùng, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ năm 2010 cùng các văn bản hướng dẫn. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi pháp luật và thực tiễn nghiên cứu về quan hệ pháp luật tiêu dùng, các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam còn rất hạn chế, trong khi hoạt động xây dựng luật còn cứng nhắc và chưa tính tới những đặc thù riêng có trong môi trường pháp lý Việt Nam. Nhiều vấn đề pháp lý đụng chạm tới các ngành luật khác như pháp luật dân sự, tố tụng dân sự khiến giới học giả và các nhà lập pháp chưa thể giải quyết trong bối cảnh yêu cầu đặt ra đối với hoạt động lập pháp, lập quy ngày càng cao. Nhiều quy phạm được ban hành với mục đích điều chỉnh tốt hơn mối quan hệ tiêu dùng, tuy nhiên lại không thiếu hướng dẫn nên mất tính thực tiễn như: khởi kiện tập thể; tố tụng rút gọn
    Trước yêu cầu đó, tác giả đã nhìn nhận nội dung nghiên cứu quan hệ pháp luật tiêu dùng nói chung và các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng nói riêng một cách có hệ thống với cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng sẽ là căn cứ quan trọng nhằm hình thành những nhận thức đúng đắn về phạm vi điều chỉnh của pháp luật, giá trị chuẩn mực về vị thế của các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia. Điều này sẽ góp phần xây dựng nên chân giá trị của “sự công bằng” trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, tác giả lựa chọn “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án.
    2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
    2.1. Đối tượng nghiên cứu
    (i) Các quan điểm, nghiên cứu, học thuyết về quan hệ pháp luật tiêu dùng, phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng và cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    (ii) Hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam cũng như thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
    (iii) Thực tiễn tại Việt Nam.
    (iv) Kinh nghiệm pháp lý nước ngoài trong việc xây dựng cơ chế GQTC NTD
    2.2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp tiêu dùng; phân tích, đánh giá các nội dung lí luận liên quan tới quan hệ pháp luật tiêu dùng, các phương thức giải quyết tranh chấp tiêu dùng của Việt Nam và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới về giải quyết tranh chấp tiêu dùng, đồng thời luận án đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...