Chuyên Đề Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư: kinh n

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HỘP TRONG ĐỀ TÀI . iv
    LỜI NÓI ĐẦU . 1
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU
    TƯ QUỐC TẾ GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ NHÀ NƯỚC TIẾP
    NHẬN ĐẦU TƯ . 4
    1.1 Khái quát về đầu tư quốc tế và tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu
    tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư . .4
    1.1.1 Khái quát về đầu tư quốc tế . .4
    1.1.2 Tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp
    nhận đầu tư . .11
    1.2 Khái quát về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước
    ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư . .1 6
    1.2.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà
    nước tiếp nhận đầu tư . .1 6
    1.2.2 Các cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù giữa nhà đầu tư nước ngoài và
    Nhà nước tiếp nhận đầu tư . .21
    1.2.3 Vai trò của các cơ chế giải quyết tranh chấp trong sự phát triển đầu tư
    quốc tế 2 4
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC
    TẾ GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ NHÀ NƯỚC TIẾP NHẬN ĐẦU
    TƯ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA . . 26
    2.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước
    ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư trên thế giới . 2 6
    2.1.1 Thực trạng sử dụng phương thức bảo hộ ngoại giao . 2 6
    2.1.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước
    tiếp nhận đầu tư theo phương thức tòa án . 2 7
    2.1.3 Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước tiếp nhận
    đầu tư theo phương thức trọng tài . 2 8
    2.1.4 Thực trạng giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước tiếp nhận
    đầu tư theo các phương thức khác . 3 1




    2.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư
    quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư. .3 3
    2.2.1 Kinh nghiệm của Thái Lan . 3 4
    2.2.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc . .4 0
    2.2.3 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ . .45
    2.2.4 Kinh nghiệm của Cộng hòa Pê-ru . .5 1
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
    CỦA CÁC NƯỚC CHO VIỆT NAM ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆU QUẢ CÁC
    TRANH CHẤP ĐẦU TƯ QUỐC TẾ . 58
    3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp . 5 8
    3.1.1 Tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời gian gần
    đây và dự báo tăng trưởng FDI trong thời gian tới. .5 8
    3.1.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp đầu tư
    quốc tế 5 9
    3.1.3 Tổng quan tình hình tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước
    ngoài và Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay . 6 1
    3.1.4 Dự báo khả năng phát sinh tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà
    nước tiếp nhận đầu tư có liên quan đến Nhà nước Việt Nam trong tương lai . .64
    3.2. Bài học kinh nghiệm và các giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm của
    các nước cho Việt Nam để giải quyết hiệu quả các tranh chấp đầu tư quốc tế. 67
    3.2.1 Bài học thứ nhất và giải pháp áp dụng . 6 7
    3.2.2 Bài học thứ hai và giải pháp áp dụng . .69
    3.2.3 Bài học thứ ba và giải pháp áp dụng . 7 0
    3.2.4 Bài học thứ tư và giải pháp áp dụng . .7 4
    3.2.5 Bài học thứ năm và giải pháp áp dụng . 7 6
    3.2.6 Bài học thứ sáu và giải pháp áp dụng . .78
    KẾT LUẬN . 80
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 82
    PHỤ LỤC SỐ 1 . . 89
    PHỤ LỤC SỐ 2 . . 96
    PHỤ LỤC SỐ 3 . 9 9
    PHỤ LỤC SỐ 4 . 109






    1
    LỜI NÓI ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong những năm gần đây có những
    bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế.
    Tuy nhiên, những tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu phát
    sinh, trong đó đặc biệt phức tạp phải kể đến các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
    ngoài và các cơ quan nhà nước Việt Nam. Để các nhà đầu tư nước ngoài thực sự an
    tâm khi đầu tư vào Việt Nam thì việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết
    tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước Việt Nam là một nhu cầu cấp
    bách.
    Thực tế những tranh chấp trong thời gian gần đây giữa nhà đầu tư nước ngoài
    và Nhà nước Việt Nam cho thấy Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong việc giải
    quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Việt Nam cũng còn thiếu chủ động trong việc sử
    dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp trên cả phạm vi song phương và đa phương.
    Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều thành công trong việc giải
    quyết một cách hiệu quả các tranh chấp đầu tư quốc tế với nhà đầu tư nước ngoài.
    Hơn nữa, dự báo trong tương lai, các tranh chấp đầu tư quốc tế ở Việt Nam sẽ ngày
    càng gia tăng. Do đó, những hiểu biết về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu
    tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư là rất cần thiết đối với Việt Nam. Chính vì
    vậy, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải quyết tranh
    chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư:
    kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam
    ”.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Đánh giá tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan, nhóm nghiên
    cứu cho rằng việc nghiên cứu về vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước
    ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư đã có nhưng chủ yếu là các nghiên cứu của
    nước ngoài, ví dụ như các nghiên cứu của UNCTAD. Trong các ấn phẩm "Investor-
    state disputes: prevention and alternatives to arbitration II" hay “UNCTAD Series
    on issues in international investment agreement: Dispute settlement investor-state”,
    UNCTAD đã chỉ ra tranh chấp phổ biến giữa các chính phủ và các nhà đầu tư quốc
    tế và đưa ra một số giải pháp cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, hiện tại,
    UNCTAD chưa công bố một nghiên cứu nào cho riêng trường hợp của Việt Nam.




    2
    Đối với Việt Nam, nghiên cứu về tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư
    nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư đã có song còn rất ít và mới chỉ tập trung
    vào một hoặc một số nội dung cơ bản. Giải quyết tranh chấp thông qua ICSID -
    Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế đã được giới thiệu trong “Giới
    thiệu về cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế” đăng trên Cổng thông tin
    pháp luật của Bộ Công Thương1, nhưng mới chỉ nêu ra những nội dung mang tính
    tổng quan nhất về ICSID. Nội dung bài nghiên cứu “Giải quyết tranh chấp giữa nhà
    đầu tư với quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định đầu tư toàn diện
    ASEAN” đăng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp2 cũng chỉ tập trung vào
    xem xét giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ở phạm vi khu vực ASEAN. Ngoài ra,
    ThS. Lê Thị Thúy Hương trong bài viết “Về cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua
    con đường trọng tài trong hiệp định thương mại Việt - Mỹ” đăng trên tạp chí Khoa
    học Pháp lý số 6/2002 cũng mới đề cập đến giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư
    nước ngoài và Nhà nước nhận đầu tư ở một phạm vi hẹp, trong đó giới hạn phương
    thức giải quyết tranh chấp là bằng trọng tài. Điểm khác biệt căn bản của nghiên cứu
    này so với các công trình đã có trước đây là xem xét và đánh giá tổng thể thực trạng
    giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư
    nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, đồng thời, dựa trên thực tiễn
    ở Việt Nam để đề xuất giải pháp cụ thể áp dụng những bài học kinh nghiệm này.
    3. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu
    tư quốc tế giữa các nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư trên thế
    giới và tại một số quốc gia điển hình được lựa chọn để từ đó rút ra các bài học kinh
    nghiệm cụ thể cho Việt Nam để giải quyết có hiệu quả các tranh chấp có liên quan.
    Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
    - Rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn giải quyết tranh
    chấp đầu tư quốc tế trên thế giới.
    - Đưa ra các giải pháp để áp dụng bài học kinh nghiệm nói trên nhằm nâng cao
    năng lực và hiệu quả giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước
    1 Liên kết http://legal.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9&news_id=621 truy
    cập ngày 19/11/2011
    2 Liên kết http://vbqppl.moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/thongtinkhac/view_detail.aspx?ItemID=3857 truy cập ngày
    19/11/2011




    3
    ngoài và Nhà nước Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung như tổng hợp, phân tích,
    thống kê. Đề tài còn sử dụng một số phương pháp thường được áp dụng trong lĩnh
    vực nghiên cứu luật học như: so sánh luật học (so sánh các điều ước quốc tế về đầu
    tư) và phân tích, bình luận án lệ.
    Ngoài ra, do thiếu các tài liệu nghiên cứu đã có về vấn đề nghiên cứu và để tạo
    cơ sở thực tiễn cho việc rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp áp dụng bài
    học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học
    với đối tượng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
    và các luật sư hành nghề trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế
    (xem Phương án điều tra và Báo cáo kết quả điều tra tại Phụ lục 02 và Phụ lục 03
    của đề tài).
    5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: thực tiễn giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa
    nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư trên thế giới hiện nay và các
    kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn này.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Khi nghiên cứu về thực tiễn giải quyết
    tranh chấp trên thế giới, một số nước được nhóm nghiên cứu chọn lựa để nghiên
    cứu sâu: Hàn Quốc, Thái Lan, Pê-ru và Hoa Kỳ.
    Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: từ năm 1990 đến năm 2011.
    6. Kết cấu của đề tài
    Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và các Phụ lục, đề tài được kết cấu thành ba
    chương:
    Chương 1: Khái quát chung về giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà
    đầu tư nước ngoài và Nhà nước tiếp nhận đầu tư
    Chương 2: Thực trạng giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư
    nước ngoài và nhà nước tiếp nhận đầu tư trên thế giới và kinh nghiệm của một số
    quốc gia
    Chương 3: Một số giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm của các nước cho
    Việt Nam để giải quyết hiệu quả các tranh chấp đầu tư quốc tế.




    4
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...