Chuyên Đề Giải quyết tranh chấp chống bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản Việt Nam và bài học kinh nghiệm ch

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Khái niệm bán phá giá (BPG) trong thương mại quốc tế có lịch sử lâu đời từ
    những cuộc tranh luận của Mỹ năm 1791. Đạo luật Chống bán phá giá (CBPG)
    cũng đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Cùng với quá trình mở rộng hợp tác quốc tế
    thì BPG cũng như CBPG được sử dụng ngày càng nhiều.
    Tuy nhiên đến những năm gần đây khi Việt Nam mở cửa kinh tế thì chúng ta mới bắt đầu phải
    làm quen với các vụ kiện CBPG. Đặc biệt với vụ kiện CBPG cá tra, cá basa vào thị trường
    Mỹ năm 2002 và liền sau đó là vụ kiện CBPG tôm cũng vào thị trường này thì BPG và CBPG
    đã trở thành những cụm từ quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam. Gần đây, các phương
    tiện thông tin đại chúng lại tiếp tục xôn xao về việc 33 sản phẩm giày mũ da của 60 doanh
    nghiệp Việt Nam bị Liên minh Châu Âu (EC) quyết định điều tra chống bán phá giá. Liên tiếp
    các vụ kiện chống bán phá giá xảy ra đối với Việt Nam gây ra nhiều thiệt hại. Nguy cơ trở
    thành bị đơn trong những vụ kiện chống bán phá giá luôn lơ lửng trên đầu các doanh nghiệp
    Việt Nam.
    Việc mới làm quen với các biện pháp CBPG gây nhiều khó khăn cho Việt Nam trong việc
    giải quyết các tranh chấp bán phá giá.
    Đứng trước hiện trạng và nguy cơ trên, việc rút kinh nghiệm từ nhũng vụ kiện CBPG trước
    của Việt Nam là rất cần thiết. Song song với việc rút kinh nghiệm dĩ nhiên cần phải thực hiện
    ứng dụng bài học kinh nghiệm đó vào thực tiễn.
    Đó là lý do vấn đề này trở thành đề tài nghiên cứu khoa học: “ Giải quyết tranh chấp chống
    bán phá giá đối với mặt hàng thuỷ sản Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho các doanh
    nghiệp xuất khẩu da giày
    ” .
    Đề tài phân tích về những vấn đề nổi cộm của BPG và CBPG trên thế giới, nêu ra những vấn
    đề cơ bản của luật CBPG, bản chất và sự phức tạp cũng như những thay đổi gần đây của luật
    này, tác động của BPG đồng thời với xu hướng của việc thực thi áp dụng thuế CBPG trên thế
    giới. Trên cơ sở lý luận đó đề tài đi sâu vào vụ kiện CBPG cá tra, cá basa và tôm của Việt
    Nam trên thị trường Mỹ, những khó khăn mà Việt Nam gặp phải khi giải quyết tranh chấp
    này, thực trạng xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam sau khi có quyết định áp thuế
    CBPG để thấy được ảnh hưởng của thuế CBPG đối với Việt Nam và rút ra bài học kinh
    nghiệm. Bài học kinh nghiệm này được áp dụng vào ngành xuất khẩu da giày của Việt Nam
    để thấy những điều đã làm được, những điều cần tiếp tục hoàn thiện, và rút ra hướng đi mới
    để phát triển bền vững.



    Chương I: TỔNG QUAN VỀ BPG và CBPG
    I. Khái niệm BPG và CBPG
    Khái niệm “BPG” trong thương mại quốc tế có lịch sử lâu đời. Trong những
    cuộc tranh luận tại Mỹ năm 1791. Alexande Halinton đã cảnh báo về các thủ
    pháp của các đối thủ cạnh tranh bán hạ giá tại các nước khác nhằm mục tiêu
    chiếm lĩnh thị trường. Với nỗ lực của ngành luật pháp nhằm đối phó với các
    hành vi BPG, đến đầu thế kỷ 20, Đạo luật CBPG cụ thể được ban hành đầu tiên
    ở Canada vào năm 1904. Nước Mỹ ban hành luật này từ năm 1914.
    Năm 1948 hệ thống thương mại đa biên được thiết lập với sự ra đời của Hiệp
    định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), trong đó có những quy định
    cụ thể về BPG và CBPG trong chương VI. Trải qua gần một nửa thế kỷ, những
    qui định của GATT về thương mại đa biên, trong đó có qui định về chống bán
    phá giá (Điều VI) tỏ ra chưa chặt chẽ. Cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định
    Chống bán phá giá đã có những qui định chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với
    Điều VI của GATT.
    Theo quy định của WTO:
    * Một sản phẩm được coi là bị bán phá giá khi giá xuất khẩu sản phẩm đó
    thấp hơn:
    - giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại thông thường ("giá trị thông
    thường")
    - giá của sản phẩm tương tự khi tiêu thụ ở thị trường nước xuất khẩu
    * Thuế CBPG là loại thuế mà nước nhập khẩu đánh vào các mặt hàng nhập khẩu được
    BPG, với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc BPG đó để tránh gây thiệt hại cho ngành
    sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.
    * Nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi
    - Hàng nhập khẩu bị bán phá giá;
    - Gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất trong nước; và
    - Cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục.
    * Sản phẩm tương tự (SPTT): là sản phẩm giống hệt hoặc có các đặc tính gần giống với
    sản phẩm là đối tượng điều tra.
    * Cách tính giá trị tương tự (GTTT):
    Trường hợp không có giá nội địa của SPTT ở nước xuất khẩu do:
    - SPTT không được bán nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường; hoặc
    - Có bán ở nước xuất khẩu nhưng trong điều kiện đặc biệt; hoặc





    - Số lượng bán ra không đáng kể (< 5% số lượng SPTT bán ở nước nhập khẩu thì:
    GTTT = giá xuất khẩu SPTT sang nước thứ ba ; hoặc
    GTTT = giá thành sản xuất + chi phí (hành chính, bán hàng, quản lý chung ) + lợi
    nhuận
    Trường hợp SPTT được xuất khẩu từ một nước có nền kinh tế phi thị trường (giá bán
    hàng và giá nguyên liệu đầu vào do chính phủ ấn định) thì các qui tắc trên không được áp
    dụng để xác định GTTT.
    * Cách tính giá xuất khẩu (GXK):
    GXK = giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán SPTT cho nhà nhập khẩu đầu tiên.
    Trường hợp giá bán SPTT không tin cậy được do:
    - Giao dịch xuất khẩu được thực hiện trong nội bộ công ty; hoặc
    - Theo một thỏa thuận đền bù nào đó thì:
    GXK = giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lần đầu tiên cho một người mua độc lập ở
    nước nhập khẩu.
    * So sánh GTTT và GXK
    Để so sánh một cách công bằng GTTT và GXK, Hiệp định qui định nguyên tắc so sánh
    như sau:
    - So sánh hai giá này trong cùng điều kiện thương mại (cùng xuất xưởng/bán buôn/bán
    lẻ), thường lấy giá ở khâu xuất xưởng;
    - Tại cùng một thời điểm hoặc thời điểm càng gần nhau càng tốt.
    GXK = (GXK+) - (lợi nhuận) - (các loại thuế + chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đến
    khâu bán hàng)
    * Nguyên tắc xác định phá giá:
    Biên độ phá giá (BĐPG) = GTTT - GXK
    Nếu BĐPG > 0 là có phá giá
    BĐPG có thể tính bằng trị giá tuyệt đối hoặc theo phần trăm theo công thức:
    BĐPG = (GTTT-GXK)/GXK
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...